Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Một giấc ngủ thường xuyên và đầy đặn có thể hạn chế được bệnh tật, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hoạt động trao đổi chất. Tuy nhiên sẽ ra sao nếu không ngủ và mất ngủ có chết không, bài viết sẽ thông tin cụ thể về vấn đề này đến bạn đọc.

Nên đọc: Nghệ sĩ Hương Dung CHIA SẺ cách chữa khỏi mất ngủ kinh niên tìm lại giấc ngủ ngon từ thảo dược

Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?
Rất nhiều thay đổi xảy ra trên cơ thể nếu bạn không ngủ liên tục trong thời gian dài

Giấc ngủ bao lâu là đủ?

Thông thường chúng ta dành rất nhiều thời gian cho việc ngủ, trong mỗi giai đoạn của cuộc đời, mỗi người sẽ có những chuyển biến thay đổi về giấc ngủ khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh, thời gian ngủ cần đáp ứng đủ 17 giờ mỗi ngày, với trẻ em trong độ tuổi đang phát triển phải ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày. Người trưởng thành sẽ ngủ khoảng 7 giờ mỗi đêm.

Đây là mức thời gian ngủ tiêu chuẩn đảm bảo sức khỏe được bảo vệ tối ưu. Trong từng độ tuổi, từng tình trạng cơ thể khỏe hay bệnh tật mà nhu cầu giấc ngủ của cơ thể sẽ thay đổi. Một số người có thể cần ít nhất 9 giờ ngủ mỗi đêm mới nhận thấy sự tỉnh táo khi làm việc, ngược lại những người khác chỉ cần ngủ khoảng 7 giờ đã đáp ứng phù hợp với họ. 

Cơ thể sẽ ra sao nếu không ngủ?

Duy trì giấc ngủ đủ đối với từng cơ thể sẽ giúp các hoạt động trong cơ thể diễn ra tốt nhất. Để cơ thể thiếu ngủ sẽ phát sinh nhiều hậu quả nghiêm trọng, người mắc chứng bệnh mất ngủ kinh niên có thể đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật và đột quỵ hơn. Cơ thể chúng ta có những thay đổi nhất định khi bị thiếu ngủ trong từng khoảng thời gian. Cụ thể các chuyên gia đưa ra những thay đổi như sau:

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]
  • Mất ngủ trong 24h: Bạn có thể cảm nhận được sự mệt mỏi, tinh thần lờ đờ, giảm sự chú ý và thường không tập trung khi làm việc.
  • Mất ngủ trong 48h: Não bộ của bạn sẽ bị trì trệ hoạt động nghiêm trọng, tình trạng đau mỏi cơ xảy ra thường xuyên, kèm theo đó là bạn không đủ tỉnh tá để ghi nhớ mọi việc. 
  • Mất ngủ trong 60h – 72h: Cơ thể mất sức và suy nhược tồi tệ hơn, bạn cũng sẽ cảm nhận các cơ buồn nôn bất chợt, giọng nói sền sệt cùng sự mất kiểm soát các hoạt động các chi.
  • Mất ngủ sau 4 ngày: Hơn 60% người bị mất ngủ trên 4 ngày xuất hiện những triệu chứng cáu bẳn, biểu hiện rối loạn tinh thần nhẹ và ảo giác.
  • Mất ngủ trong 1 tuần: Biểu hiện rõ nhất là tình trạng run rẩy ở các đầu chi, đồng thời bạn cũng có thể có biểu hiện rối loạn trí nhớ, khả năng ghi nhớ ngắn hạn bị suy giảm, mức độ hoang tưởng cũng nghiêm trọng hơn
  • Mất ngủ trong 9 – 11 ngày: Đây là mức thời gian mất ngủ lâu nhất được ghi nhận trên thế giới hiện nay. Các nghiên cứu đã chứng minh mất ngủ trong thời gian này sẽ gây ra sự đứt quãng trong suy nghĩ và tình trạng mất trí nhớ nặng hơn.
Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?
Ngủ đủ giấc là điều kiện cơ bản giúp não bộ hoạt động chi phối các vận động trong cơ thể

Ngoài ra cũng có những trường hợp mắc bệnh mất ngủ lâu năm chưa được lý giải. Nhìn chung việc thiếu ngủ quá lâu có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng. Những ảnh hưởng có thể không xuất hiện sớm nhưng khả năng tổn thương sẽ đến từ từ sau đó. Một số bằng chứng cho thấy, tình trạng mất ngủ triền miên là một dấu hiệu của hội chứng Fatal Familial Insomnia. Người mắc hội chứng này sẽ đối mặt với tình trạng mất ngủ trong triệu chứng nói trên trong một vài tháng. Nếu không điều trị sớm, bệnh nhân có khả năng bị tâm thần phân liệt, tính tình thay đổi và ảnh hưởng lớn đến tính mạng.

Tác hại của việc ngủ không đủ giấc

Thiếu ngủ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những người thiếu ngủ lâu năm. Trong đó những nguy cơ mà người bệnh phải đối mặt gồm có:

Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Ung thư là một trong những căn bệnh nan y đáng sợ nhất hiện nay. Mất ngủ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh bởi khi mất ngủ, hệ miễn dịch suy yếu và các tế bào tự do có nhiều cơ hội được sản sinh ra hơn. Các nghiên cứu đã chứng minh những người có triệu chứng mất ngủ kinh niên thường có tỷ lệ ung thư đại tràng và ung thư vú cao hơn so với người có giấc ngủ đầy đủ.

 Nguyên nhân gây gây lão hóa da 

Thiếu ngủ khiến cơ thể suy yếu và làm chậm đi quá trình tái tạo của cơ tể. D đó chi cần tình trạng mất ngủ xảy ra trong 2 – 3 ngày, bạn sẽ nhận thấy làn da tái nhạt, khô và kém sắc. Theo các nhà khoa học, tình trạng thiếu ngủ cũng là xúc tác gây ra các bệnh về da mạn tính,  các vấn đề dị ứng cũng có khả năng xảy ra cao hơn. Đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, thường diễn ra quá trình thay da trong vòng 4 – 5 ngày, lúc này các tế bào da chết và sần sùi được loại bỏ. Tuy nhiên nếu như bạn không ngủ đủ giấc thì thời gian này có thể kéo dài sau hơn 1 tuần. 

XEM NGAY: VTV2 ĐƯA TIN đã có bài thuốc điều trị mất ngủ hiệu quả và an toàn

Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?
Mất ngủ là tác nhân chính khiến làn da thâm sạm kém thẩm mỹ

Bệnh béo phì

Tình trạng béo phì xuất phát từ nhiều nguyên nhân, không chỉ liên quan đến ăn uống mà những người bị thiếu ngủ, mất ngủ lâu ngày cũng có nguy cơ đối mặt với chứng béo phì. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, các chất dinh dưỡng không được chuyển hóa tốt dẫn đến hiện tượng tích trữ năng lượng. Mất ngủ gây ra sự mất cân bằng hormone, điều này có thể dẫn đến sự thèm ăn – nguyên nhân xúc tác chính gây béo phì. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa tình trạng thiếu ngủ và tăng cân, đồng thời việc ngủ đủ giấc hàng ngày cũng cũng là một trong những yếu tố giúp giảm cân hiệu quả.  

Ảnh hưởng đến giao tiếp

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở những người thiếu ngủ lâu ngày sẽ bắt đầu có dấu hiệu chậm chạp và phản ứng kém nhạy bén hơn trong các hoạt động giao tiếp xã hội. Đây là dấu hiệu stress thời kỳ sớm, khi họ luôn cảm thấy tâm trạng tồi tệ và sợ hãi các mối quan hệ bắt buộc phải giao tiếp.  Khi stress, não bộ bắt đầu làm việc căng thẳng và các dây thần kinh phải vận động năng suất,  tình trạng này tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến người bệnh mất ngủ kéo dài và tinh thần trì trệ. Các chuyên gia cũng nhận định những người trưởng thành mất ngủ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi nhớ lại từ vựng và sắp xếp câu từ.

Các triệu chứng tương tự Hội chứng Alzheimer

Hội chứng Alzheimer là một căn bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Người mắc phải hội chứng này thường không kiểm soát được các hành động, bao gồm cử động các chi, tiểu tiện, dễ nổi nóng, hoặc nghiêm trọng hơn là mất trí nhớ. Các bác sĩ tâm thần học đã nghiên cứu ở những người thiếu ngủ nghiêm trọng có thể xuất hiện các triệu chứng tương tự với Hội chứng Alzheimer. Bởi thiếu ngủ làm tăng lượng Beta-Amyloid trong máu, đây là một loại protein có quan hệ mật thiết với bệnh Alzheimer.

Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao

Thiếu ngủ cũng là xúc tác chính gây ra tình trạng mệt mỏi, tăng huyết áp cùng các vấn đề về tim mạch. Mất ngủ chóng mặt, đau đầu cũng là biểu hiện cho thấy lưu lượng máu không được vận chuyển đồng đều khắp các khu vực chính ở não, điều này sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn lưu thông máu, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của não và tim mạch. Lưu lượng máu lưu thông quá nhanh hay quá chậm đều tác động đến hoạt động của các cơ quan. Đặc biệt là khả năng mắc bệnh tim, nhồi máu cơ tim cũng có nguy cơ cao hơn ở những người bị thiếu ngủ lâu năm.

Não vận hành kém

Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?
Các hoạt động cần đến sự tập trung sẽ bị trì trệ khi bạn mất ngủ

Não bộ là cơ quan chi phối tất cả các hoạt động của cơ thể, thời gian ngủ là lúc não bộ nghỉ ngơi và nhận oxy để duy trì hoạt động. Dù là mất ngủ ngắn hạn hay ngủ ít, đây đều là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não, tốc độ nhận thức và phản ứng sẽ chậm chạp, trì trệ thấy rõ. Thiếu ngủ cũng khiến não hoạt động quá sức, các dây thần kinh dễ bị căng thẳng và thiếu oxy. Những hoạt động của não bộ trì trệ cũng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy tinh thần sa sút, các chi hoạt động chậm chạp và kém linh hoạt hơn.

Tính cách cáu kỉnh

Ở những người bị bệnh mất ngủ lâu năm, tính cách sẽ dễ trở nên cáu kỉnh và dễ nổi nóng hơn hẳn. Thiếu ngủ đã được chứng minh ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng, các thử nghiệm quét MRI não ở những người không ngủ đủ giấc có sự giảm kết nối giữa các thùy của não. Từ đó mà những cảm xúc, phản ứng, khả năng chi phối vận động cũng bị ảnh hưởng.

Vấn đề về thị lực và ảo giác

Các nghiên cứu cũng thống kê số người mắc hội chứng mất ngủ có khả năng nhìn kém, người bệnh cũng dễ mắc chứng song thị và mờ mắt. Ngoài ra do não bộ không được nghỉ ngơi nên tình trạng ảo giác cũng dễ dàng xảy ra. Vì thế mà mất ngủ càng nghiêm trọng thì bạn càng dễ mắc phải chứng hoang tưởng và ảo giác.

Hệ miễn dịch suy giảm

Một trong những hệ lụy của việc thiếu ngủ là tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, điều này sẽ xảy ra ngay trong 2 – 3 ngày bạn mất ngủ. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh ở những người thiếu ngủ sẽ dễ mắc chứng cảm lạnh nhiều hơn gấp ba lần so với những người có giấc ngủ bình thường. Ngoài ra tình trạng mất ngủ cũng làm rối loạn đến những hoạt động trao đổi chất của cơ chế của cơ thể, từ đó dần dẫn đến sự kháng insulin và gây ra chứng đái tháo đường tuýp 2.

Giảm ham muốn tình dục

Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?
Nm giới mắc bệnh mất ngủ thường bị rối loạn chức năng tình dục

Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến vấn đề sinh lý, thực tế các chuyên gia đã nhận định tình trạng thiếu ngủ hoặc mất ngủ nhiều hơn 2 ngày có thể làm thay đổi hormone ở cả nam lẫn nữ. Giấc ngủ có tác dụng giúp bổ sung lượng testosterone ở cả hai giới. Đồng thời cũng là nguyên nhân làm giảm ham muốn, gây ra những rối loạn nhất định về chức năng tình dục. Ngoài ra một số trường hợp mất ngủ gây ngưng thở khi ngủ trong thời gian ngắn đe dọa tính mạng của người bệnh.  

Đau nhức cơ bắp

Bạn có thể cảm nhận sự thay đổi trên cơ thể khi thiếu ngủ liên tục trong thời gian dài. Một trong số đó là biểu hiện đau nhức cơ bắp, chuột rút đột ngột tại các cơ. Những tổn thương cơ bắp do sinh hoạt và luyện tập đồng thời cũng trở nên khó lành hơn. Ngoài ra theo một số nghiên cứu, khi ngủ cũng là lúc các hormone tăng trưởng nên việc thiếu ngủ cũng làm cơ bắp, xương khớp nhanh lão hóa. 

Mất ngủ có chết không?

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh việc mất ngủ dẫn đến tử vong. Ngược lại một số nghiên cứu cho thấy cơ thể con người có sức chịu đựng rất lớn, nhiều trường hợp thức đến hơn một tuần và vẫn không có nguy cơ tử vong sớm. Tuy nhiên, nếu như tình trạng thiếu ngủ diễn ra thường xuyên thì điều này có thể đưa bạn đến gần với các căn bệnh làm giảm tuổi thọ.

 Ngủ ít hơn 5 tiếng một đêm làm tăng 15% nguy cơ tử vong, đồng thời gây giảm sức đề kháng của cơ thể. Một nghiên cứu tại Anh đối với 1000 người, trong đó những người ngủ từ 5 tiếng trở xuống vào ban đêm sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người còn lại. Trong đó nguyên nhân gây tử vong cao nhất là do các căn bệnh liên quan đến tim mạch. Ngoài ra,  các vấn đề về viêm đường ruột, hoặc hội chứng đau dạ dày, viêm dạ dày hay ung thư đường tiêu hóa , trầm cảm và rất nhiều bệnh nghiêm trọng khác có thể phát sinh do chứng thiếu ngủ. Đây đều là những yếu tố xúc tác de dọa tính mạng của người bệnh.

Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?
Sức khỏe nhanh chóng suy yếu khi cơ thể bạn thiếu ngủ lâu ngày

Ban đầu tình trạng mất ngủ thường chỉ có những biểu hiện không đáng kể, như sự mệt mỏi và buồn bã, người bệnh mất khả năng điều phối. Sau đó là sự ảnh hưởng lan rộng đến từng giác quan, kể cả khứu giác. Giai đoạn nghiêm trọng hơn khi người bệnh bị ảo giác, các hoạt động của não bộ bắt đầu rối loạn nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã nhận định rằng, khi cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất ngủ nhiều ngày thì nhiều phần của não bộ đã thay phiên nhau ngủ, các dây thần kinh chi phối cũng dừng hoạt động.

 Mất ngủ có thể đến từ các vấn đề tác động từ môi trường, nhưng đồng thời cũng có thể là do bệnh lý. Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu mất ngủ kèm đau đầu, chóng mặt, qua nhiều cách chữa trị vẫn không khỏi… Đây có thể là biểu hiện của bệnh thần kinh, tâm thần, trong đó có khoảng 50% bệnh nhân bị mất ngủ có liên quan đến yếu tố tâm lý. Nhiều bệnh nhân mất ngủ do lạm dụng thuốc, đây cũng là một dấu hiệu nguy hiểm. Đặc biệt là những người mắc bệnh mất ngủ và trầm cảm cùng lúc, nếu như không chữa trị kịp thời, bệnh nhân mắc vấn đề tâm lý nghiêm trọng thì người bệnh có thể tìm đến tự sát.

XEM THÊM: Bài thuốc bí truyền CHẤM DỨT mất ngủ kinh niên không nhờn thuốc, không nghiện thuốc [Bí quyết ngủ ngon tới sáng]

Những điều cần lưu ý để có giấc ngủ ngon

Bởi vì giấc ngủ có mối liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, vì vậy đầu tiên để có một sức khỏe tốt là bạn cần ngủ đủ giấc. Chứng khó ngủ hay mất ngủ thường đến từ các vấn đề về tâm lý, cụ thể những nguyên tắc sau sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon:

Rèn luyện thói quen vận động

Vận động điều độ sẽ giúp kích thích các dây thần kinh và mạch máu vận hành tốt. Đồng thời bạn cũng nên ngồi thiền thư giãn trước khi ngủ khoảng 30 phút. Mỗi ngày bạn nên dành ra 30 – 45 phút để thực hiện các bài tập vận động để cơ bắp thư giãn, đồng thời cũng giúp giải phóng năng lượng cho cơ thể. Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, tập aerobic có thể hỗ trợ giải tỏa căng thẳng rất tốt. , tâm trí thoải mái và thư giãn. 

Tập yoga cũng là bộ môn hiệu quả để duy trì giấc ngủ ngon, bạn nên thực hiện các động tác duỗi người và thở chậm. Chẳng hạn như động tác Yoga cây cầu hoặc động tác gác chân lên tường, đây là những tư thế khá dễ thực hiện tại nhà. Các chuyên gia cũng khẳng định việc đảo ngược cơ thể kích thích mở rộng vùng phổi, giúp kéo dài cột sống, tăng cường hoạt động lưu thông máu.

Tắm sớm và tắm nước ấm

Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?
Tắm nước ấm trước khi ngủ tối thiểu 2 giờ sẽ giúp bạn có thể ngon giấc hơn

Khi tắm nước ấm sẽ giúp máu lưu thông tốt, điều này sẽ giúp cơ thể được thư giãn. Tắm sớm trước 19h với nước ấm được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích, đây cũng là bí quyết giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng, các triệu chứng căng cơ, đau nhức khớp hay chuột rút cũng được cải thiện. Đối với những người bị trầm cảm, stress gây mất ngủ thì tắm nước ấm là cách đơn giản để tinh thần được thoải mái, sau đó bạn mới dễ dàng chìm vào giấc ngủ. 

Ngủ đúng giờ

Đối với những người trẻ tuổi, đa phần đều làm việc hoặc sinh hoạt đến khi cơ thể thấm mệt mới ngủ. Điều này gây ra tình trạng quá giấc, trong khi cơ thể đang mệt mỏi nhưng không được nghỉ ngơi thì sau đó bạn sẽ rất khó ngủ lại được. Vì thế việc đi ngủ đúng giờ hàng ngày được các chuyên gia khuyến khích là việc nên làm. Đồng thời đối với giấc ngủ trưa bạn cũng cần phải thiết lập thời gian nghỉ ngơi phù hợp. Để giữ cho tinh thần không bị uể oải và mệt mỏi vào sáng hôm sau, bạn nên ngủ sớm trong khoảng thời gian từ 21h – 22h, tránh thức quá khuya sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể.

THAM KHẢO: Tôi đã ngủ ngon giấc 7 tiếng mỗi 1 đêm khi biết đến cách này!

 Phòng ngủ cần đảm bảo thoáng mát

Rất nhiều người vì không chú ý dọn dẹp phòng ngủ nên căn phòng bừa bộn, có mùi ẩm mốc, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bạn không nên sử dụng giường ngủ cho việc ăn uống, làm việc và cả xem phim. Tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi, tốt hơn bạn nên bố trí phòng ngủ là một nơi thoáng mát và yên tĩnh để bạn thoải mái. nghỉ ngơi.

Duy trì những thói quen tốt

Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?
Một ly sữa ấm trước khi ngủ có thể khiến tinh thần của bạn được thư giãn hiệu quả

Nếu như bạn là người nhạy cảm thì những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài có thể khiến bạn trở nên khó ngủ hơn. Sau đây là những thói quen bạn nên tuân thủ nếu muốn có giấc ngủ ngon. 

  • Trước khi ngủ bạn không nên vận động quá sức sẽ giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon.
  • Duy trì khoảng thời gian đi ngủ và thời gian thức dậy nhất định, kể cả trong những ngày cuối tuần.
  • Nếu bạn đang sử dụng thuốc, hãy kiểm tra thành phần hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để tránh các thành phần gây mất ngủ.
  • Bạn không nên ngủ trưa quá nhiều, thời gian ngủ trưa từ 20 – 40 phút là phù hợp nhất với nhịp đồng hồ sinh học của cơ thể.
  • Tuyệt đối không sử dụng cafein và rượu, nicotine vì thành phần chất kích thích sẽ gây mất ngủ.
  • Bạn cũng không nên ăn quá no trước khi ngủ, một ly sữa nóng sẽ giúp bạn dễ bị hơn.
  • Trước khi đi ngủ bạn có thể trò chuyện, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ sẽ giúp tinh thần bạn dễ chịu hơn.

LƯU Ý: Các biện pháp trên đây chỉ có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ khi bị mất ngủ nhẹ và trong thời gian ngắn. Nếu bị mất ngủ kéo dài và mức độ nghiêm trọng, người bệnh cần áp dụng phương pháp điều trị bài bản hơn.

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang CHẤM DỨT mất ngủ, ngủ ngon giấc TỰ NHIÊN, phục hồi cơ thể

Định tâm An thần thang là bài thuốc điều trị mất ngủ theo nguyên tắc Y học cổ truyền được nghiên cứu và ứng dụng ĐỘC QUYỀN bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc chắt lọc tinh hoa Y học cổ truyền và được hoàn thiện bài bản trong đề tài nghiên cứu khoa học “ứng dụng Y học cổ truyền điều trị mất ngủ”.

Bài thuốc Định tâm An thần thang kế thừa và phát triển từ bí mật cốt thuốc và cây thuốc ngủ của người Tày – Bắc Kạn cùng với hàng chục bài thuốc cổ phương. Vận dụng nguyên tắc Y học cổ truyền, Y pháp Hải Thượng Lãn Ông, kiến thức Y học hiện đại, đội ngũ bác sĩ đầu ngành Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện bài thuốc Định tâm An thần thang phù hợp nhất với người bệnh hiện nay.

Định tâm An thần thang là bài thuốc đặc trị mất ngủ được nghiên cứu chuyên sâu, hoàn thiện bài bản

Với cơ chế điều trị ĐA VÒNG mang lại tác động ĐA CHIỀU, tuân thủ quy luật giấc ngủ sinh lý, bài thuốc Định tâm An thần thang điều trị mất ngủ hiệu quả, người bệnh ngủ ngon tự nhiên, cơ thể phục hồi toàn diện nhờ công thức kết hợp 2 nhóm thuốc TRỪ TÀ và PHỤC CHÍNH. Sự kết hợp này giúp bài thuốc mang lại công dụng sau:

  • Khu phong, trừ tà, giải uất, loại bỏ các yếu tố gây nhiễu loạn hệ thần kinh, cản trở giấc ngủ, điều trị mất ngủ từ căn nguyên gây bệnh.
  • Dưỡng tâm, an thần, định chí, bảo hộ tim mạch điều hòa huyết áp, xoa dịu căng thẳng, làm lành các tổn thương thần kinh. Loại bỏ tình trạng căng thẳng, lo âu, hồi hộp, tim đập nhanh… giúp người bệnh dễ ngủ, ngủ ngon giấc.
  • Bổ huyết, dưỡng huyết, hoạt huyết, hành khí, dưỡng não, tăng cường tuần hoàn máu não, phục hồi chức năng tạng phủ, tăng cường thể trạng, người bệnh ngủ ngon và sâu giấc tự nhiên, hạn chế giật mình tỉnh giấc.
  • Kiện tỳ, kích thích tiêu hóa giúp người bệnh ăn ngon, ngủ ngon, bổ thận khắc phục các chứng tiểu đêm, đau lưng, mỏi gối để có được giấc ngủ trọn vẹn mỗi đêm.

XEM NGAY: Bài thuốc trị mất ngủ Định tâm An thần thang liệu pháp vàng cho giấc ngủ ngon

Bài thuốc chữa mất ngủ Định tâm An thần thang
Bài thuốc chữa mất ngủ Định tâm An thần thang

Bài thuốc Định tâm An thần thang phối chế hơn 30 vị thuốc dưỡng tâm, an thần tốt bậc nhất. Một số vị thuốc quyết định hiệu quả bài thuốc là các cây thuốc ngủ của người Tày bản địa cùng các vị thuốc như: Củ bình vôi, Dạ giao đằng, Viễn chí, Phục thần, Lạc tiên, Liên nhục, Long nhãn, Đại táo, Toan táo nhân… 

Tiên phong phát triển dược liệu sạch và ứng dụng vào điều trị bệnh, Trung tâm Thuốc dân tộc CAM KẾT mang đến người bệnh những thang thuốc có chất lượng dược tính cao, an toàn, không tác dụng phụ từ nguồn dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO. Trong đó, 80% dược liệu được cung ứng bởi Vietfarm – đơn vị dược liệu trực thuộc Thuốc dân tộc, 20% dược liệu là cây thuốc bí truyền được khai thác từ rừng tự nhiên.

Trung tâm Thuốc dân tộc tự chủ nguồn dược liệu, đảm bảo sạch chuẩn 100%
Trung tâm Thuốc dân tộc tự chủ nguồn dược liệu, đảm bảo sạch chuẩn 100%

Được đưa vào ứng dụng từ năm 2016 cho đến nay, bài thuốc Định tâm An thần thang đã giúp hàng triệu người Việt ngon giấc mỗi đêm. 95% tổng số bệnh nhân ngủ ngon giấc tự nhiên sau 1-3 tháng dùng thuốc, 5% còn lại cần nhiều thời gian hơn, 100% không gặp tác dụng phụ. Rất nhiều người bệnh phản hồi tích cực về hiệu quả bài thuốc Định tâm An thần thang.

XEM CHI TIẾT: Định tâm An thần thang trị mất ngủ được chuyên gia đánh giá cao, người bệnh tin dùng

Hàng triệu bệnh nhân đã điều trị mất ngủ thành công tại Trung tâm Thuốc dân tộc
Hàng triệu bệnh nhân đã điều trị mất ngủ thành công tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Trong chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt mới đây, bài thuốc Định tâm An thần thang được đưa tin là giải pháp hoàn chỉnh cho bệnh mất ngủ.

Bạn đọc xem chi tiết chương trình qua video sau:

Bài thuốc Định tâm An thần thang hiện được kê đơn và bốc thang DUY NHẤT bởi các bác sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Là đơn vị được Bộ y tế lựa chọn là mô hình kiểu mẫu, hơn 1 thập kỷ nỗ lực nâng tầm Y học dân tộc và chăm sóc sức khỏe nhân dân, dịch vụ y tế chất lượng cao, Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ tin cậy của đông đảo người bệnh.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên, bạn đọc sẽ biết được tình trạng cơ thể sẽ ra sao nếu không ngủ, cũng như giải đáp được thắc mắc mất ngủ có chết không. Mất ngủ không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong, tuy nhiên những hậu quả để lại của tình trạng mất ngủ lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế để phòng tránh những rủi ro xảy ra, tốt nhất bạn cần duy trì giấc ngủ đủ sẽ giúp cơ thể duy trì trạng thái tốt nhất.

LIÊN HỆ NGAY VỚI BÁC SĨ CHUYÊN KHOA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ HIỆU QUẢ NHẤT

Bài viết liên quan:

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 00:54 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:11 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Thiếu ngủ không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em Bé khó ngủ thiếu chất gì? Những điều mẹ cần biết

Khó ngủ không chỉ là tình trạng thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể…

Bà bầu bị mất ngủ nên ăn gì? 5 món ăn giúp mẹ bầu ngon giấc

Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ trong thai…

Căng thẳng thần kinh mất ngủ và cách khắc phục

Căng thẳng thần kinh gây mất ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Nếu tiếp tục để tình…

Mất ngủ 3 tháng cuối thường khiến mẹ khó sinh hơn Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối phải làm sao?

Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay trằn trọc khó chịu, người mệt mỏi kéo dài là tình…

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nơi giúp người bệnh mất ngủ tìm lại giấc ngủ ngon trọn vẹn

Trung tâm Thuốc dân tộc tự hào là đơn vị Y học cổ truyền (YHCT) hàng đầu hiện nay với…

Bình luận (1)

  1. Hà Huệ
    Hà Huệ says: Trả lời

    Bác sĩ ơi cháu mất ngủ ba ngày liên tiếp r cháu lo quá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua