Bé khó ngủ thiếu chất gì? Những điều mẹ cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Khó ngủ không chỉ là tình trạng thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể gặp khó khăn khi đi ngủ. Tuy nhiên, đa phần các nguyên nhân gây khó ngủ ở bé là do thiếu hụt chất dinh dưỡng? Vậy bé khó ngủ thiếu chất gì, làm sao để giúp bé có giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn? Những thông tin trong bài viết sẽ giúp giải đáp thắc mắc này của mẹ?

Thiếu ngủ không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em
Thiếu ngủ không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em

Bé khó ngủ thiếu chất gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ ở bé như thay đổi về giấc ngủ, không quen ngủ xa mẹ, do ngủ không đủ giấc, không có thói quen trước giờ đi ngủ hoặc do thiếu hụt chất dinh dưỡng. Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên, trưởng khoa da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc lý giải bé khó ngủ thiếu chất gì như sau: Tình trạng khó ngủ ở bé thường do cơ thể trẻ thiếu hụt các dưỡng chất sau đây:

1. Thiếu canxi

Thiếu canxi là tình trạng thường gặp ở các trẻ ít sử dụng các thực phẩm chứa canxi. Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp từ đó khiến bé gặp phải hiện tượng nhức mỏi cơ, mỏi xương khớp, hay trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và thường hay giật mình. 

Bé thiếu canxi thường có các biểu hiện như:

  • Chậm mọc răng
  • Rụng tóc hình vành khăn
  • Còi xương, hay bị chuột rút
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc

Khi bé có các biểu hiện này, mẹ nên bổ sung canxi cho bé qua các thực phẩm như rau lá xanh, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, sữa chua, pho mát, sữa giàu canxi và đặc biệt là các loại tôm, cua, ghẹ… 

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]

2. Thiếu magie

Thực phẩm giàu magie
Nhóm thực phẩm giàu magie

Magie là nguyên tố vi lượng giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Không chỉ vậy, nó còn đóng vai trò quan trọng trong sự hoàn thiện chức năng não, đảm bảo cho hệ tim mạch luôn khỏe mạnh. Từ đó giúp con người thư giãn tinh thần, dễ đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu hơn. 

Magie có tác dụng tăng sản xuất melatonin, hormone giúp tinh thần thư giãn, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. Không chỉ vậy, nó còn giúp tăng nồng độ GABA, chất dẫn truyền thần kinh hóa học trong não giúp làm dịu thần kinh. Nếu thiếu hụt magie thì chắc chắn trẻ sẽ gặp phải tình trạng mất ngủ.

Biểu hiện thiếu magie ở trẻ:

  • Mất ngủ khó ngủ
  • Hay buồn chán, bé lười chơi, uể oải 
  • Co giật mí mắt, chuột rút chân
  • Nhịp tim bất thường
  • Bị các bệnh về da
  • Với các trẻ lớn có thể đau nửa đầu, đau thắt lưng…

Để bổ sung magie cho bé, nên thêm các thực phẩm sau đây vào bữa ăn hàng ngày bao gồm rau lá xanh như rau bina, gạo lứt, quả hạch, ngũ cốc, cá, thịt, thực phẩm từ sữa… 

3. Thiếu protein

Protein chứa các acid amin, là thành phần cơ bản tạo nên các tế bào đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong cơ thể. Protein có hai loại là protein từ thực vật và từ động vật. Trong đó, protein động vật chứa đầy đủ các acid amin cần thiết, dễ hấp thu và tạo thành các thành phần cơ bản của tế bào. 

Các acid amin này có vai trò hình thành chất truyền dẫn thần kinh hóa học trong não như GABA, endorphin, serotonin. Từ đó giúp cho tinh thần được sảng khoái, thoải mái, dễ dàng bình tĩnh và có giấc ngủ sâu hơn khi thần kinh được xoa dịu. Nếu trẻ bỗng nhiên trằn trọc, khó ngủ, không ngủ được thì rất có thể do thiếu hụt protein.

Biểu hiện thiếu protein ở trẻ: 

  • Khó ngủ, ngủ không sâu, hay bị giật mình thức giấc
  • Trẻ phản ứng chậm, kém tập trung, kém minh mẫn
  • Dễ bị gãy xương khi có các va chạm nhẹ do cơ thể không hấp thụ được canxi
  • Rụng tóc, móng tay có dải trắng và đốm nâu ở trên
  • Liên tục thèm ăn, đau mỏi khớp, người uể oải khó chịu.

Để cải thiện tình trạng mất ngủ do thiếu protein ở bé, cần bổ sung các thực phẩm giàu protein vào khẩu phần ăn mỗi ngày như yến mạch, bông cải xanh, hạnh nhân, trứng, thịt gà, cá, thịt bò, sữa…

4. Thiếu chất béo

Nhóm thực phẩm giàu chất nên được bổ sung theo tỷ lệ phù hợp cho bé
Nhóm thực phẩm giàu chất nên được bổ sung theo tỷ lệ phù hợp cho bé

Cũng như protein, chất béo là thành phần quan trọng trong dinh dưỡng, đóng nhiều vai trò khác nhau trong đó có hỗ trợ hấp thụ vitamin A, E và một số vitamin khác. Chất béo đặc biệt là omega 3 có vai trò giúp ổn định tâm trạng, giữ cân bằng hormone và ổn định hoạt động của não. Thiếu chất béo sẽ khiến cơ thể dễ mệt mỏi, khó chịu, khó đi vào giấc ngủ.

Biểu hiện thiếu chất béo ở trẻ:

  • Hay cảm thấy đói bụng, thèm ăn
  • Tinh thần uể oải, chán nản, phản ứng chậm
  • Da khô xỉn, thường xuyên cảm thấy lạnh
  • Cơ thể liên tục đau nhức nhất là xương khớp

Có thể bổ sung chất béo qua các thực phẩm sau:

  • Chất béo động vật như thịt nạc, thịt mỡ… chứa nhiều acid béo bão hòa, giàu năng lượng, cần dùng với lượng cần thiết để tránh gây hại cho tim mạch
  • Thực phẩm giàu acid arachidonic, vitamin A, D như cá hồi, mỡ gan can, dầu cá, mỡ các động vật biển…
  • Chất béo chưa bão hòa như váng sữa, phô mai, dầu thực vật, bơ, sữa, trứng gà, các loại hạt… có thể giúp loại bỏ các cholesterol xấu, tốt cho sức khỏe.
  • Cân bằng lượng chất béo động vật với thực vật trong khẩu phần ăn của trẻ theo tỷ lệ 7:3. 

5. Thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 cũng là một nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ. Ngoài ra, khi thiếu hụt loại vitamin này, bé cũng dễ bị tiêu chảy kéo dài, viêm kết mạc, giác mạc, chốc mép dẫn đến lười ăn, chậm phát triển.

Biểu hiện thiếu vitamin ở trẻ:

  • Bé nhảy cảm ánh sáng
  • Khóe miệng nứt nẻ hoặc loét
  • Khó ngủ, mắt có vệt đỏ, táo bón, kém ăn
  • Cổ họng và lưỡi sưng viêm
  • Phản ứng chậm, cựa quậy vô ý thức với đầu và thân mình

Mẹ có thể bổ sung vitamin b12 cho bé qua các thực phẩm như gan, thận, tim động vật; cá, sữa, nấm, pho mát, thịt nạc, trứng, sữa…

6. Thiếu vitamin D

bé khó ngủ thiếu chất gì
Bé khó ngủ có thể do thiếu vitamin D

Trẻ thiếu vitamin D thường ngủ không sâu hay giật mình, chậm biết đi và mọc răng, rụng tóc, dễ quấy khóc… Các biểu hiện thiếu vitamin D ở trẻ khá tương tự như thiếu canxi do vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu canxi. 

Để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ, mẹ nên cho bé tắm nắng sớm và bổ sung các thực phẩm như cá, sữa, lòng đỏ trứng… vào bữa ăn hàng ngày của bé.

7. Thiếu vitamin C

 Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra collagen, một protein quan trọng giúp nâng đỡ mạch máu, xương, sụn, mô dưới da. Đồng thời vitamin C còn tham gia chuyển hóa acid folic và tăng hấp thu sắt. Mất ngủ cũng là một biểu hiện của thiếu hụt vitamin C thường gặp ở trẻ.

Biểu hiện thiếu vitamin C ở trẻ:

  • Da dễ bị bầm, người mệt mỏi
  • Vết thương lâu lành, dễ chảy máu, sún răng, vàng răng
  • Nướu sưng đỏ, bé hay kêu mỏi người

Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho trẻ bằng cách thêm vào khẩu phần ăn các thực phẩm như cam, chanh, cà chua, dâu tây, kiwi, ớt xanh, bông cải xanh, măng tây, cải bắp, khoai lang…

8. Thiếu sắt

bé khó ngủ thiếu chất gì
Thực phẩm giàu sắt cũng rất cần thiết cho giấc ngủ của bé

Một câu trả lời khác cho thắc mắc bé khó ngủ thiếu chất gì chính là thiếu sắt. Đây là một chất không thể bỏ qua, cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Thiếu hụt sắt có thể gây ra nhiều vấn đề về não bộ khiến trẻ thường xuyên lo lắng sợ hãi, suy giảm nhận thức. Do sợ hãi, căng thẳng nên trẻ dễ mệt mỏi và mất ngủ.

 Biểu hiện thiếu sắt ở trẻ:

  • Người xanh xao nhất là bàn tay bàn chân
  • Kết mạc mắt nhợt nhạt
  • Trẻ chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung
  • Hay buồn ngủ, ngủ nhiều vào ban ngày và mất ngủ về đêm
  • Sút cân, rối loạn tiêu hóa, khó thở hoa mắt khi gắng sức 

Mẹ có thể cho trẻ uống các muối sắt và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt gà, cá, trứng, súp lơ, đậu nành, bơ…

9. Thiếu kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, đảm bảo cho quá trình trao đổi chất của cơ thể được diễn ra bình thường. Góp phần đảm bảo các tế bào tăng trưởng và hồi phục tốt nhất đồng thời góp phần vào hệ miễn dịch của cơ thể. Không chỉ vậy, kẽm còn giúp tăng cường giấc ngủ của bé, nhất là các trẻ hay thức đêm, khóc đêm. Theo thống kê, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em nước ta hiện nay là từ 25 – 40%.

Biểu hiện thiếu kẽm của trẻ:

  • Trẻ kém ăn, ăn không ngon, vị giác bất thường
  • Rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, chậm phát triển
  • Có dấu hiệu rối loạn tinh thần, hay khóc nhè, nổi cáu, ngủ không yên giấc
  • Về lâu dài, trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, thấp còi

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm tốt nhất là từ sữa mẹ. Do đó, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu kẽm như gan lợn, thịt bò, tôm đồng, lươn, hàu, sò, sữa… Với trẻ trên 6 tháng tuổi, nên tăng cường hấp thụ kẽm cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin D qua các trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi. Với trẻ từ 0 – 4 tuổi, không dùng quá 150mg kẽm mỗi ngày. Với trẻ lớn hơn nên tăng cường cho bé sử dụng các thực phẩm như cua, hàu, trái bơ, ngũ cốc, các loại hạt, hải sản… 

Làm gì để bé ngủ ngon hơn?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ ở độ tuổi từ 1 – 5 thường rất biến ăn và chỉ thích uống sữa trừ cơm. Đây cũng là nguyên nhân khiến các bậc cha mẹ đau đầu vì trẻ thiếu các dưỡng chất cần thiết ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Để bé ngủ ngon hơn, cha mẹ cần:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp bé hấp thu dưỡng chất tốt hơn
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp bé hấp thu dưỡng chất tốt hơn

Sữa rất tốt cho bé nhưng trong sữa không chứa hết các dưỡng chất cần thiết. Do đó khi nắm được bé khó ngủ thiếu chất gì, mẹ cần cho trẻ ăn uống thật đầy đủ nhất qua các thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm, chất béo, vitamin, protein, carbohydrate.

Nếu trẻ lười ăn, ăn ít thì nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Ngoài 3 bữa chính vào khung giờ nhất định và thêm từ 1 – 2 bữa phụ để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Nên đa dạng thực phẩm, tránh sử dụng lặp đi lặp lại một cách chế biến, một loại thức ăn khiến trẻ dễ chán.

Tạo thói quen trước khi đi ngủ

Thói quen trước khi đi ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với trẻ đặc biệt là trẻ mới biết đi. Bố mẹ nên tạo cho trẻ một thời gian biểu hợp lý, tập thói quen giờ giấc đi ngủ cố định, đến giờ bé sẽ tự buồn ngủ. Không nên cho trẻ ngủ ngày quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Khi bé không chịu ngủ, không nên bực bội la mắng, cần vỗ về, ru ngủ hoặc kể chuyện, đung đưa giúp bé được thả lỏng và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Xây dựng không gian ngủ

Không gian ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ
Không gian ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ

Với những trẻ khó ngủ, bố mẹ cần:

  • Giữ cho môi trường mát mẻ, yên tĩnh như vậy trẻ sẽ dễ ngủ hơn
  • Tắt các thiết bị điện tử điện biệt là tivi, máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ 2 tiếng sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.
  • Trẻ em có trí tưởng tượng vô cùng phong phú, để trẻ bớt sợ hãi, nên nằm cạnh bé một lúc hoặc cho bé ôm thú bông khi ngủ. 

Bài thuốc thảo dược đặc trị mất ngủ cho con một giấc ngủ trọn vẹn

Cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết kết hợp vệ sinh giấc ngủ có tác dụng cải thiện giấc ngủ cho bé. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp hỗ trợ trong trường hợp mất ngủ dạng nhẹ. Trường hợp bé bị mất ngủ nhiều ngày, thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, cha mẹ cần phải có giải pháp điều trị hiệu quả hơn. 

Hầu như thuốc Tây gây ngủ đều chống chỉ định với trẻ nhỏ bởi những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó các bài thuốc chiết xuất từ thảo dược là lựa chọn sáng suốt của các bậc phụ huynh.

Hiện bài thuốc thảo dược đặc trị mất ngủ Định tâm An thần thang được nghiên cứu và bào chế độc quyền bởi Trung tâm Thuốc dân tộc đang là lựa chọn của nhiều cha mẹ. 

Được chính thức đưa vào chữa bệnh từ năm 2016, đến nay bài thuốc đã giúp hàng triệu người thoát khỏi mất ngủ đeo bám và một số bệnh lý liên quan. Công thức thuốc đặc biệt khi hội tụ 2 phép trị quan trọng trong Đông y là “Trừ tà” và ” Phục chính”. Điều này tạo cơ chế kép vừa đặc trị triệu chứng vừa phục hồi thể trạng. Định tâm An thần thang với công dụng dưỡng tâm, bổ huyết, an thần, ổn định cơ địa, điều hòa ngũ tạng, làm lành vùng tổn thương hệ thần kinh.

Hai bài thuốc kết hợp song song điều trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát cho con giấc ngủ trọn vẹn
Hai bài thuốc kết hợp song song điều trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát cho con giấc ngủ trọn vẹn

Định tâm An thần thang hội tụ gần 30 thảo dược sạch đạt chuẩn chất lượng GACP – WHO như: Toan táo nhân, Dạ giao đằng, Phục thần, Long nhãn, Liên nhục, Lạc tiên, Viễn chí,… Thành phần thuốc gia giảm linh hoạt theo độ tuổi, cân nặng, thể bệnh của mỗi người do đó TUYỆT ĐỐI AN TOÀN cho bé. Ngoài ra bài thuốc còn sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời bao gồm:

🍀Là bài thuốc Đông y trị mất ngủ đầu tiên được nghiên cứu bài bản, kỹ lưỡng bởi đội ngũ chuyên gia bác sĩ đầu ngành. 

🍀Cơ chế hoạt động mang tới giấc ngủ tự nhiên trên cơ chế sinh học của bé. Từ đó bé hoàn toàn tỉnh táo, vui chơi bình thường sau khi thức giấc. 

🍀Cha mẹ có thể thấy được sự phục hồi của con trẻ sau 7 – 10 ngày sử dụng. Tình trạng mất ngủ, khó ngủ khỏi hẳn sau 1-3 tháng tùy theo thể trạng của mỗi bé.

🍀Các vị thuốc được gia giảm theo nguyên tắc “quân – thần – tá – sứ” mang lại hiệu quả cao nhất với tùy theo trường hợp mất ngủ ở mỗi trẻ.

🍀Dược chất thẩm thấu từ từ, bồi bổ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ. Ngoài ra bác sĩ có thể gia giảm thêm thành phần giúp trẻ dễ uống hơn. Bác sĩ đồng hành trong suốt thời gian điều trị, tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với trẻ.

🍀 Bào chế tiện lợi dễ sử dụng dưới dạng cao tinh chất hoặc thuốc sắc sẵn, cha mẹ không cần mất thời gian đun sắc. 

Bài thuốc Định tâm An thần thang đặc trị mất ngủ từ gốc được chương trình Vì sức khỏe người Việt VTV2 đưa tin là liệu pháp hoàn chỉnh giúp lấy lại giấc ngủ tự nhiên. Bài thuốc là cứu tinh giúp NS Hương Dung thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên suốt 7 năm. 

Trường hợp bé Mạch Kim Anh (16 tuổi, Hồ Chí Minh) bị mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc rụng tóc. Mặc dù đã được mẹ đưa đi thăm khám và sử dụng thuốc nhiều nơi nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Biết và sử dụng bài thuốc chữa mất ngủ của Trung tâm Thuốc dân tộc bệnh tình của bé đã được cải thiện. Không còn bị mất ngủ, đồng thời cũng chữa được bệnh rụng tóc hoàn toàn. 

Gửi bạn đọc hành trình thoát khỏi chứng mất ngủ của bé Mạch Kim Anh

Trên đây là một số thông tin giúp mẹ biết được bé khó ngủ thiếu chất gì. Nếu sau khi bổ sung những dưỡng chất cần thiết, thực hiện theo hướng dẫn mà bé vẫn khó ngủ mất ngủ thì nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân. Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng chữa mất ngủ. 

Có thể bạn quan tâm

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 08:11 - 21/11/2022 - Cập nhật lúc: 11:53 - 11/04/2023
Chia sẻ:
Hiệu quả điều trị mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Click xem chi tiết]
Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì, có trị được không?

Tình trạng ngáy khi ngủ không quá phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, đôi khi trẻ em ngủ ngáy…

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Cảnh giác các bệnh lý nguy hiểm

Mất ngủ là tình trạng người bệnh bị mất ngủ trong vài ngày hoặc vài tuần. Tình trạng này có…

Bệnh mất ngủ Bệnh mất ngủ do đâu? Các giải pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Mất ngủ là căn bệnh đặc biệt phổ biến, chiếm tới 15% dân số thế giới. Mất ngủ mãn tính…

Ngủ ngáy và nghiến răng – Nỗi ám ảnh của người thân

Ngủ ngáy và nghiến răng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn và cả người…

Bệnh ngủ nhiều – Hại nhiều hơn lợi & đây là cách chữa

Bệnh ngủ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm, thiếu kết nối với…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua