Mất ngủ chóng mặt là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Mất ngủ chóng mặt là tình trạng phổ biến gây ảnh hướng xấu cho sức khỏe. Đặc biệt nó thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý. Cần chú ý theo dõi và sớm thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có cách can thiệp đúng đắn.

mất ngủ chóng mặt
Tình trạng mất ngủ chóng mặt kéo dài có thể là hệ quả của nhiều vấn đề sức khỏe bất thường

Mất ngủ chóng mặt là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Mất ngủ chóng mặt là hiện tượng có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Số liệu thống kê ghi nhận, người cao tuổi là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này nhất. Bởi lão hóa khiến cho họ trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố tác động bên ngoài.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng mắt ngủ kèm theo chóng mặt cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ tuổi. Đặc biệt là khi họ phải làm việc với cường độ cao, không được nghỉ ngơi đầy đủ hay làm việc nhiều giờ liền với máy tính.

Các chuyên gia cho biết, chóng mặt, đau đầy kèm theo mất ngủ kéo dài còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe bất thường. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp:

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]

1. Rối loạn tuần hoàn máu não

Rối loạn tuần hoàn máu não còn được gọi là thiếu máu lên não. Tình trạng này khiến cho não bị thiếu oxy cũng như dưỡng chất. Từ đó dẫn đến hệ thần kinh bị suy yếu.

Thiếu máu lên não chính là tiền đề của rất nhiều triệu chứng bất thường. Điển hình như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, mất ngủ, da mặt xanh xao…

Hội chứng này thường diễn ra tương đối phổ biến ở những người cao tuổi. Nguyên nhân thường do chức năng tuần hoàn máu kém. Ngoài ra nhân viên văn phòng cũng rất dễ mắc phải. Vì họ thường xuyên phải ngồi làm việc 1 chỗ với máy tính, ít được vận động. Chính điều này cũng sẽ làm giảm chức năng tuần hoàn máu.

2. Đau đầu vận mạch

Đau đầu vận mạch hay còn được gọi bằng thuật ngữ đau nửa đầu Migraine. Thuật ngữ này đề cập đến những cơn đau đầu mạnh thường xuất hiện ở 1 bên. Chứng bệnh này khá phổ biến ở lứa tuổi học sinh và những người trẻ tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh đau đầu vận mạch đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, kết quả của nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của gen cũng như các yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất nhiều đến chứng đau nửa đầu Migraine.

nguyên nhân gây mất ngủ chóng mặt
Mất ngủ chóng mặt trong nhiều trường hợp là do hội chứng đau đầu vận mạch gây ra

Các nhà khoa học đã nhận thấy có sự mất cân bằng của một số chất hóa học trong não. Đặc biệt là chất serotonin. Điều này dẫn đến giảm nồng độ serotonin trong cơn đau. Từ đó kích thích các dây thần kinh sinh ba và dẫn tới phát sinh các cơn đau đầu 1 bên.

Trước, trong hay sau cơn đau, người bệnh có thể gặp các triệu chứng mất ngủ chóng mặt, đau đầu. Ngay cả khi nghỉ ngơi thì cơn đau cũng không dừng. Đi kèm với đó là ít nhất 1 trong các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, sợ tiếng động, sợ ánh sáng. Và cơn đau thường có xu hướng tăng lên khi vận động.

3. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết đề cập đến tình trạng lượng đường trong máu (nguồn năng lượng chính của cơ thể) thấp bất thường. Tình trạng này thường liên quan tới bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra nó, ví dụ như sốt.

Ngoài ra, lượng đường trong máu thấp cũng có thể do cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cần thiết. Các triệu chứng của hạ đường huyết có thể là nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh…

Trong một số trường hợp, đường huyết đột ngột giảm xuống quá thấp khiến cho não không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết. Từ đó gây ra nhiều tác động, có thể khiến người bệnh bị rối loạn thị giác, lo lắng, mất ngủ…

4. Viêm dây thần kinh tiền đình

Đây là bệnh lý viêm dây thần kinh ở tai trong khiến cho dây thần kinh tiền đình bị thâm nhiễm. Từ đó gây tổn thương cảm giác nhận cảm thăng bằng. Do vậy mà chứng bệnh này sẽ gây ra nhiều rối loạn về thăng bằng đặc trưng của tiểu não. Kèm theo đó là các triệu chứng về tai.

Viêm dây thần kinh tiền đình có thể là do nhiễm xoắn khuẩn giang mai, viêm màng não, virus, các chất độc hại… Các triệu chứng thường gặp bao gồm: mất thăng bằng, buồn nôn, chóng mặt dữ dội, khó tập trung, khó ngủ, mất ngủ…

Mất ngủ chóng mặt là bệnh gì
Mất ngủ chóng mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm dây thần kinh tiền đình

5. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân nêu trên thì tình trạng mất ngủ chóng mặt cũng có thể liên quan đến một số vấn đề khác:

  • Ảnh hưởng của bệnh Parkinson
  • Ảnh hưởng bệnh giang mai thần kinh
  • Căng thẳng, stress kéo dài
  • Duy trì chế độ ăn uống không phù hợp
  • Làm việc quá sức
  • Thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính quá lâu

Mất ngủ chóng mặt có nguy hiểm không?

Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt mất ngủ kéo dài sẽ khiến cho sức khỏe giảm sút. Cơ thể của bạn có thể luôn trọng trạng thái mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và mất tập trung… Tình trạng này kéo dài còn dẫn tới kiệt sức, thường xuyên bị chóng mặt.

Mất ngủ chóng mặt không được khắc phục sẽ khiến cho hoạt động của não bộ bị suy giảm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ từ 30 – 50 tuổi thường xuyên thức đêm hay bị mất ngủ chóng mặt sẽ có tỷ lệ suy giảm trí nhớ nhiều hơn gấp 5 lần so với người thường. Và đây cũng chính là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc chứng ung thư vú cao hơn những người khác.

Các chuyên gia cho biết, những người chỉ ngủ ít hơn 5 tiếng/ đêm sẽ dễ mắc bệnh tim mạch hơn 40% so với người ngủ đủ 8 tiếng/ đêm. Mất ngủ, chóng mặt còn là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi.

Đặc biệt, đa phần các trường hợp bị mất ngủ, chóng mặt kéo dài đều liên quan đến các vấn đề sức khỏe bất thường. Không nắm rõ nguyên nhân và điều trị đúng cách thì sức khỏe sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Cách xử lý khi thường xuyên bị mất ngủ chóng mặt

Như đã đề cập, thường xuyên bị mất ngủ chóng mặt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể. Đặc biệt là khi không có các giải pháp điều trị đúng đắn và phù hợp.

Khi gặp phải tình trạng này, cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

1. Thăm khám bác sĩ

Tình trạng mất ngủ chóng mặt có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đặc biệt có liên quan tới các vấn đề bệnh lý. Việc điều trị cần căn cứ vào các vấn đề căn nguyên.

Lời khuyên dành cho bạn là tốt nhất nên thăm khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán căn nguyên của triệu chứng. Từ đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

mất ngủ chóng mặt phải làm sao
Khi bị mất ngủ chóng mặt kéo dài nên chủ động thăm khám bác sĩ

2. Điều trị các bệnh lý nguyên nhân

Việc điều trị cần bắt nguồn từ các vấn đề bệnh lý nguyên nhân. Đối với từng bệnh lý sẽ có phác đồ điều trị riêng. Do đó vấn đề của bạn là cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc trị mất ngủ khi chưa có chỉ định. Việc dùng thuốc không đúng cách có thể khiến cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe như khác thuốc, đau dạ dày, cơ thể mệt mỏi.

3. Các giải pháp chăm sóc tại nhà

Một số giải pháp tại nhà có thể giúp ích khi bạn thường xuyên bị mất ngủ chóng mặt. Bao gồm:

– Massage:

Rất nhiều trường hợp, bị mất ngủ chóng mặt là do thiếu máu lên não. Lúc này giải pháp massage sẽ rất hữu ích. Massage giúp thư giãn hệ thống gân cơ, giải phóng mạch máu và rễ dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó giúp máu lưu thông lên não hiệu quả hơn.

Bạn chỉ cần dùng ngón tay giữa ấn vào điểm cuối của chân mày. Sau đó di chuyển nhẹ nhàng theo chuyển động tròn khoảng 1 phút và đổi chiều xoay ngược lại. Nên thực hiện động tác này hằng ngày trước khi đi ngủ hay khi nằm thư giãn để thấy thoải mái hơn.

– Ăn uống lành mạnh:

Việc ăn uống lành mạnh không chỉ hữu ích với sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ. Thường xuyên gặp phải triệu chứng này thì bạn nên bổ sung các thực phẩm bổ máu vào khẩu phần ăn.

Nên ăn nhiều rau lá xanh, thịt bò, hải sản… Cùng với đó là kết hợp với các loại trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất. Chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho tuần hoàn máu trong cơ thể. Từ đó giúp bạn không còn chóng mặt và chăm sóc tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ.

– Uống trà thảo mộc:

Uống trà thảo mộc là một trong những cách trị mất ngủ có thể thực hiện ngay tại nhà. Có rất nhiều loại trà giúp thanh tâm, an thần và gây ngủ. Đặc biệt, trà thảo mộc thường có độ an toàn cao, rất dễ sử dụng và hương vị còn rất thơm ngon.

khắc phục tình trạng mất ngủ chóng mặt
Uống trà thảo mộc có thể giúp kiểm soát căng thẳng và chăm sóc tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ

Ngoài giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ thì uống trà thảo mộc còn có thể giúp an thần, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Đồng thời làm giảm áp lực lên não bộ. Bạn có thể dùng trà tim sen, trà hoa hòe, trà lạc tiên, trà hoa cúc, trà hương thảo…

– Kiểm soát căng thẳng:

Căng thẳng, stress cũng là vấn đề ảnh hưởng rất nhiều đến tuần hoàn máu và hoạt động của não bộ. Muốn khắc phục tình trạng mất ngủ chóng mặt thì bạn nên chú ý kiểm soát tốt căng thẳng.

Tốt nhất nên dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi. Tuyệt đối không được làm việc quá sức, đặc biệt là vào buổi tối. Có thể áp dụng các giải pháp ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc… để giải tỏa căng thẳng. Trường hợp căng thẳng kéo dài thì nên tìm đến bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ.

– Dành thời gian cho hoạt động thể chất:

Để duy trì một sức khỏe tốt thì việc dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày là rất cần thiết. Đặc biệt với những người thường xuyên bị mất ngủ chóng mặt thì càng phải chú ý đến vấn đề này.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể sản sinh ra hormone melatonin giúp chăm sóc tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ. Hơn nữa còn giúp ức chế được hormone cortisol gây chóng mặt.

Ngoài ra, tập luyện các bài tập thể dục phù hợp có thể giúp giải tỏa căng thẳng, thúc đẩy tuần hoàn máu não. Hơn nữa còn nâng cao sức khỏe thể trạng để chống lại các bệnh lý nguy cơ. Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi ngày bạn nên dành tối thiểu 30 phút cho các hoạt động thể chất.

Bài viết đã phân tích rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ thường xuyên. Tốt nhất bạn nên thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp. Cùng với đó nên kết hợp với các giải pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 11:11 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:53 - 11/04/2023
Chia sẻ:
Hiệu quả điều trị mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Click xem chi tiết]
Cách chữa mất ngủ bằng hạt sen – Hướng dẫn A-Z

Mẹo chữa mất ngủ bằng hạt sen có thể làm giảm tình trạng trằn trọc khi ngủ, ngủ không sâu…

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nơi giúp người bệnh mất ngủ tìm lại giấc ngủ ngon trọn vẹn

Trung tâm Thuốc dân tộc tự hào là đơn vị Y học cổ truyền (YHCT) hàng đầu hiện nay với…

Mất ngủ có phải sắp sinh không? Mất ngủ có phải sắp sinh không? Dấu hiệu mẹ cần biết

Mất ngủ là một hiện tượng phổ biến mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải ít nhất một lần…

thực phẩm giúp dễ ngủ Danh sách thực phẩm giúp dễ ngủ, ngủ ngon mỗi ngày

Mất ngủ, ngủ ít, ngủ không ngon giấc đều là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.…

Yoga chữa mất ngủ – 5 bài tập đơn giản, hiệu quả

Thực hiện các bài tập Yoga chữa mất ngủ có thể giảm căng thẳng lên hệ thần kinh trung ương,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua