Mất ngủ làm giảm trí nhớ, mất tập trung phải làm sao?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Vai trò của giấc ngủ rất quan trọng, khi cơ thể thiếu ngủ nhanh chóng sẽ nhận thấy những biểu hiện suy yếu về sức khỏe và ảnh hưởng đến não bộ. Nhiều thông tin xoay quanh vấn đề mất ngủ giảm trí nhớ và khiến chúng ta mất tập trung. Bài viết sẽ thông tin cụ thể về vấn đề này.

Mất ngủ làm giảm trí nhớ, mất tập trung phải làm sao?
Mất ngủ là một trong những nguyên nhân phổ biến làm giảm trí nhớ và mất tập trung

Mất ngủ hay thiếu ngủ là một thực trạng thường gặp hiện nay. Ở mọi độ tuổi đều có thể gặp phải những vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ, ngủ ít, ngủ nhiều hay ngủ bất chợt… Trong đó mất ngủ là phổ biến nhất, và ảnh hưởng ngay lập tức người bệnh có thể nhận thấy là tình trạng mệt mỏi và uể oải vào sáng hôm sau. 

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và trí nhớ

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của mỗi người . Việc thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc làm suy yếu khả năng miễn dịch và nhanh chóng gây ra tình trạng kiệt sức, rối loạn hormone, các vấn đề về tim mạch cũng như tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu như chúng ta không đảm bảo được giấc ngủ đủ, không chỉ xảy ra thay đổi trên cơ thể và ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến não bộ. 

Nếu như mất ngủ kéo dài sẽ khiến bạn tập trung kém, đồng thời giảm hiệu quả làm việc, cũng như hiện tượng lão hóa cũng xảy ra sớm. Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho biết, có khoảng 10% trường hợp mất trí nhớ ở độ tuổi 55 liên quan đến chứng mất ngủ. Trong số đó có căn bệnh Alzheimer – một bệnh lý về  trí nhớ phổ biến nhất hiện nay, khi người bệnh mất dần các chức năng nhận thức.

Mất ngủ làm giảm trí nhớ, mất tập trung phải làm sao?
Thiếu ngủ gây ra hàng loạt ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là não bộ

Não bộ quyết định những hoạt động thường trực của đồng hồ sinh học.Khi thiếu ngủ, não bộ cũng như các cơ quan khác phải vận hành “ngoài giờ”, từ đó dẫn đến hiện tượng kiệt sức ở các cơ quan. Hiện tượng suy giảm trí nhớ cũng là một biểu hiện khi cơ thể kiệt sức, cơ thể báo động về việc thiếu máu lên não và tình trạng này còn có thể cảnh báo trước nguy cơ nhồi máu não, đột quỵ. Bởi khi mất ngủ, các protein sẽ không được phân bố đều trong hệ thống thần kinh, từ đó gây ra hiện tượng gây tắc nghẽn mạch máu và nhiều hệ lụy khác.

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]

Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến não bộ?

Mất ngủ là một trong những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ. Thực tế, tình trạng này  không thường xảy ra với những người khỏe mạnh mà thường xảy ra hơn ở những người thường làm việc quá sức, mắc bệnh lý hoặc có vấn đề về thần kinh ( trầm cảm, stress, thần kinh yếu,… ). Tình trạng mất ngủ cũng có thể kèm theo những biểu hiện khác như hiện tượng ngưng thở khi ngủ, rối loạn hành vi giấc ngủ, rối loạn nhịp thở khi ngủ… Rối loạn giấc ngủ hay mất ngủ cũng là dấu hiệu sớm của căn bệnh Parkinson – một bệnh lý tổn thương mạch thần kinh gây thoái hóa thần kinh liên kết não bộ. 

Nhiều nghiên cứu được các nhà khoa học nhận định về hiện tượng suy giảm trí nhớ do chứng mất ngủ và rối loạn giấc ngủ gây ra. Thông thường ở những người mắc bệnh này sẽ có độ trễ giấc ngủ nhiều hơn, khi ngủ dễ bị gián đoạn, không đảm bảo yêu cầu về thời gian vầ chất lượng giấc ngủ. Sau khi tỉnh giấc người bệnh thậm chí còn cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn, họ thường sẽ ngủ bù nhiều hơn vào ban ngày, tính tình trở nên nóng nảy và mất kiên nhẫn. 

Hệ lụy từ việc người bệnh ngủ nhiều vào ban ngày quá mức sẽ gây ra tình trạng mất ngủ kinh niên. Tình trạng mất ngủ càng lâu năm sẽ tạo thành các mảng beta-amyloid trong não với tỷ lệ cao hơn so với người ngủ khỏe mạnh. Những mảng bám đặc trưng này sẽ cản trở hoạt động dẫn truyền của hệ thần kinh, và liên quan đến chứng mất trí nhớ khác.

Mất ngủ làm giảm trí nhớ, mất tập trung phải làm sao?
Mất ngủ ở người cao tuổi ảnh hưởng đến tâm lý và gây khó khăn khi ghi nhớ

Một số chuyên gia khác cũng cho rằng vấn đề về giấc ngủ cũng có thể gây ra những tổn thương trong não và dẫn đến chứng mất trí nhớ. Thiếu ngủ sẽ ngay lập tức gây cản trở quá trình trao đổi chất trong não – khi não bộ liên tục chuyển chất thải qua hệ thống glymphatic và bị ngưng trệ vì thiếu ngủ. Từ đó, có thể dẫn đến những tổn thương hoặc thiết sót các tế bào thần kinh. 

Mất ngủ có gây giảm trí nhớ ?

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh về việc thiếu ngủ lâu ngày có thể làm giảm trí nhớ. Điều này không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn phổ biến ở những người trẻ. Việc ngủ không đủ giấc, do căng thẳng mà khó ngủ, thậm chí mất ngủ hoàn toàn nhanh chóng gây tổn hại đến não bộ và hệ thần kinh. Mất trí nhớ và mất ngủ đã được khoa học khẳng định có mối quan hệ tương quan với nhau, đa số các trường hợp bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ lâu năm đều phát sinh thêm bệnh mất trí nhớ.

Bệnh mất ngủ giảm trí nhớ phổ biến hơn ở những người già, người cao tuổi nhận thức kém, do tuổi tác hoặc ảnh hưởng từ thuốc mà bị thoái hóa thần kinh. Trong đó có đến 40% đối tượng mắc bệnh được chẩn đoán các diễn biến có tiến triển nặng hơn khi triệu chứng liên quan đến giấc ngủ.

Ngủ đủ giấc là điều kiện để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Khi ngủ não bộ của bạn vẫn hoạt động, tuy nhiên đây là hoạt động mà sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin và chuyển thông tin đó đến vỏ não. Vì thế khi ngủ đủ giấc thì bạn cũng sẽ ghi nhớ tốt hơn ngược lại thiếu ngủ làm hạn chế các hoạt động của vỏ não và gây ra hiện tượng mất trí nhớ ngắn hạn và kém tập trung. 

Mất ngủ làm giảm trí nhớ, mất tập trung phải làm sao?
Mất ngủ kinh niên là nguyên nhân chính gây giảm trí nhớ ở mọi độ tuổi

Stress là yếu tố ảnh hưởng phần lớn đến giấc ngủ, thiếu ngủ có thể dẫn đến stress và ngược lại những người bị stress cũng thường mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ. Tình trạng mất trí nhớ và thiếu tập trung do mất ngủ xảy ra không chỉ ở người cao tuổi mà còn phổ biến ở những người trẻ. Do áp lực từ công việc, sinh hoạt trái buổi, lạm dụng chất kích thích mà người trẻ không chú trọng để giấc ngủ. Trung bình 20% đến 30% người trẻ Việt Nam đến khám về vấn đề trí nhớ, trong đó đa số bệnh nhân đề gặp chứng mất ngủ lâu ngày và là nhân viên văn phòng.

Các chuyên gia trong lĩnh vực thần kinh đã cảnh báo, có khoảng 50% số người bị suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ trong tương lai. Trong đó có khoảng 10% trường hợp suy giảm trí nhớ sẽ biến chứng thành bệnh Alzheimer- Một dạng thoái hóa toàn não bộ không hồi phục ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ghi nhớ và khiến cuộc sống người bệnh đảo lộn.

Các dấu hiệu mất trí nhớ do mất ngủ cần cảnh giác

Mất trí nhớ là một dấu hiệu tất yếu của quá trình lão hóa, điều này cũng xảy ra khi não bộ phải hoạt động quá mức mà không nghỉ ngơi đúng mức. Nguy hiểm hơn nếu đây là dấu hiệu của hội chứng Alzheimer’s, đây là căn bệnh suy yếu cấu trúc tế bào não phân thành nhiều cấp độ. Bệnh nhân bị Alzheimer’s cấp độ nặng nhất có thể dẫn đến tử vong. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh có thể nhận diện thông qua những biểu hiện sau:   

  • Không ghi nhớ về những thay đổi về khả năng lập kế hoạch và làm theo kế hoạch hoặc khi làm việc với số liệu. 
  • Bạn cũng có thể gặp rắc rối trong việc chế biến những món ăn quen thuộc và không thể tính toán các hóa đơn hàng tháng. 
  • Gặp khó khăn trong việc tư duy về vấn đề nào đó, khó tập trung và dành nhiều thời gian hơn mới có thể hoàn thành những công việc quen thuộc trước đây. 
  • Mất trí nhớ tạm thời do mất ngủ cũng gây ra những ảnh hưởng về thị giác, khó nhận diện sự khác nhau trên khuôn mặt từng người.
  • Bạn có thể gặp khó khăn khi đọc, không thể  phán đoán tính chất, màu sắc, thời gian của sự vật, sự việc một cách chính xác. 
  • Người bị mất ngủ và giảm trí nhớ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh đục thuỷ tinh thể, trục trặc trong việc sắp xếp từ ngữ khi nói hoặc viết  
  • Người bệnh cũng có thể gặp những khó khăn trong việc đưa ra phán đoán và quyết định. 
  • Người bệnh cũng có thể thường xuyên cảm thấy chán nản với công việc, các mối quan hệ xã hội và xuống dốc về tinh thần nghiêm trọng.
  • Người bệnh gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, thường bị bối rối, sợ hãi hay lo lắng trước những vấn đề nhỏ nhặt. 

Cách phòng ngừa mất ngủ gây suy giảm trí nhớ

Mất ngủ làm giảm trí nhớ, mất tập trung phải làm sao?
Để có giấc ngủ ngon, bạn nên tuân thủ nhịp thời gian của đồng hồ sinh học để các hoạt động trong cơ thể không bị đảo lộn

Tình trạng mất ngủ, stress không chỉ gây ra những ảnh hưởng đến não bộ mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sắc đẹp, khiến tinh thần xuống dốc và ảnh hưởng lâu dài đến sinh hoạt. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có hơn 40% bệnh nhân bị thiếu ngủ kinh niên có nguy cơ mắc bệnh tim, do các tế bào não tổn thương không thể phục hồi nên điều này gây ra nhiều hệ lụy. Chẳng hạn như hội chứng mất trí nhớ, làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường, hoặc u não….

  • Có những cách đơn giản giúp phòng ngừa tình trạng mất ngủ gây suy giảm trí nhớ xảy a. Sau đây là những cách giúp chất lượng giấc ngủ được đảm bảo tốt hơn:
  • Ngủ đúng giờ để duy trì đúng mức thời gian của đồng hồ sinh học, không nên ngủ trong thời gian quá dài hoặc quá ngắn
  • Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có mức thời gian ngủ khác nhau, trong độ tuổi 25 – 65 tuổi bạn nên ngủ từ 7 đến 9 giờ và trong giai đoạn cao niên nên ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm.
  • Để không bị mất ngủ vào ban đêm, bạn nên hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày và đồng thời cần hạn chế ngủ muộn sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích ít nhất 4h trước khi ngủ, ngoại trừ trường hợp bạn bắt buộc phải làm việc về đêm.
  • Trong trường hợp mất ngủ mà kèm theo hội chứng ngưng thở khi ngủ, bạn cần phải hãy điều trị ngay.
  • Trước khi ngủ bạn có thể ngồi thiền khoảng 5 – 10 phút, không nên xem các thể loại phim hoặc hình ảnh kinh dị.
  • Bạn cũng cần đảm bảo một lối sống lành mạnh, đảm bảo sức khỏe tốt sẽ giúp kiểm soát được các bệnh lý về mạch máu và duy trì tâm trạng cân bằng..

Phương pháp giúp tăng cường trí nhớ

Nếu như bạn mắc chứng mất ngủ giảm trí nhớ tạm thời thì không cần phải điều trị bằng thuốc. Thay vào đó bạn có thể áp dụng những phương pháp đơn giản giúp tăng cường trí nhớ như sau:

Tập thể dục

 Một trong những cách tốt nhất để tăng cường trí nhớ là tập thể dục. Ngoài ra tập thể dục cũng là cách đơn giản để bạn có giấc ngủ ngon hơn, các cơ quan hoạt động hiệu quả hơn. Chế độ ăn uống khoa học kết hợp cùng kế hoạch vận động, rèn luyện hợp lý sẽ điều chỉnh hài hòa những hoạt động ở não bộ. 

Vận động nhẹ bao gồm các bài tập yoga, đi bộ, chạy bộ, hoặc bơi bôi có thể làm giảm căng thẳng, tăng sức tập trung và cải thiện tâm trạng. Khi máu lưu thông tốt đến các cơ quan trên cơ thể, bao gồm cả não bộ và các dây thần kinh tại đây sẽ đảm bảo chức năng ghi nhớ được vận hành tốt. Do khi cơ thể vận động điều độ, tuyến hormone sẽ sản sinh athepsin B, đây là nguyên liệu chính đảm bảo quá trình trao đổi của các nơ ron thần kinh.

Tăng cường nhóm thực phẩm bổ não

Một số lọi thực phẩm bổ não có thể giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và hỗ trợ các hoạt động dẫn truyền của hệ thần kinh diễn ra tốt. Chẳng hạn như quả óc chó, hạt hạnh nhân – đây đều là những loại thực phẩm có tác dụng rất tốt cho não bộ, cũng như việc tăng cường trí nhớ. Trong thành phần chính của các loại hạt này có chứa thành phần chống oxy hóa , nhờ đó có thể làm chậm lại sự lão hóa các tế bào ở bộ não.

Mất ngủ làm giảm trí nhớ, mất tập trung phải làm sao?
Một số thực phẩm giàu omega 3 sẽ hỗ trợ hoạt động ghi nhớ của não bộ tốt hơn

 Ngoài ra quả bơ cũng được đánh giá là một thực phẩm thân thiện với sức khỏe, đặc biệt là bộ não. Do thành phần axit béo của quả bơ hỗ trợ tăng cường trí nhớ và giúp các tế bào trong hệ thần kinh hoạt động hiệu quả. Các chuyên gia khuyến khích người có trí nhớ kém nên ăn nhiều cá, thay vì thịt đỏ – cá biển được đánh giá là thực phẩm rất tốt cho bộ não nhờ thành phần axit béo omega-3, giúp các tế bào não luôn khỏe mạnh và chậm lão hóa hơn. 

Uống cà phê

Mặc dù uống cà phê có thể giúp tăng cường trí nhớ nhưng nếu bạn khó ngủ thì nên tránh sử dụng thức uống này. Nhiều nghiên cứu cho thấy caffeine hỗ trợ tăng cường quá trình củng cố trí nhớ.  Thành phần chất kích thích có trong cà phê còn giúp tinh thần tỉnh táo, giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cũng như hạn chế tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Dành thời gian cho những giấc ngủ ngắn

Đối với người làm việc văn phòng, để hạn chế những ảnh hưởng lên não bộ thì bạn nên có những giấc ngủ ngắn. Thời gian này có thể chỉ kéo dài 15 – 20ph chợp mắt để tinh thần và não bộ được thư giãn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hệ thần kinh tự chủ sẽ làm việc tốt hơn khi bệnh nhân có giấc ngủ ngắn. Đây là dây thần kinh tham gia vào hoạt động thở, tim đập và vận hành hệ tiêu hóa. Mỗi ngày bạn có thể dành ra 20 – 30 phút cho một giấc ngủ ngắn. Tuy nhiên không nên ngủ quá muộn cận kề với thời gian nghỉ ngơi chính thức về đêm. Trong khi làm việc, nghỉ ngơi giữa hai buổi có thể giúp bạn suy nghĩ linh hoạt hơn.

Dùng bữa đúng giờ

Mặc dù không có sự liên quan ban đầu, tuy nhiên một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Hoa Kỳ đã khẳng định thói quen ăn vào lúc tối muộn sẽ cản trở các hoạt động của não bộ, sự dẫn truyền ở dân thần kinh bị trì trệ và khiến bạn ghi nhớ kém hơn.  Các chuyên gia cũng cho rằng, thời gian dùng bữa lý tưởng nhất là trước khi bạn ngủ 2h đồng hồ. Nếu như dùng bữa quá muộn hoặc ăn quá no cũng dễ khiến bạn bị đầy bụng và khó chịu nên khó ngủ ngon giấc.

Hạn chế những áp lực

Mất ngủ làm giảm trí nhớ, mất tập trung phải làm sao?
Áp lực và căng thẳng sẽ khiến não bộ cũng như hệ thần kinh của bạn hoạt động quá sức và gây khó ngủ

Việc duy trì trạng thái tỉnh táo cũng có thể chịu chi phối từ tình trạng căng thẳng, áp lực mỗi người. Theo các nghiên cứu, tâm trạng tích cực có thể ảnh hưởng rất tốt đến trí nhớ. Vì thế nếu bạn duy trì tâm trạng thoải mái, cười nhiều sẽ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ ngắn hạn. 

Tập luyện Yoga

Thực tế những bài tập Yoga có tác dụng rất tốt đối với thể chất và tinh thần, đặc biệt đây cũng là một hình thức điều trị chứng mất trí nhớ rất hiệu quả. Các bài tập yoga được thực hiện đơn giản, chủ yếu là ngồi thiền để tinh thần được thư thái và các dây thần kinh thư giãn. Mỗi ngày bạn nên áp dụng bài tập yoga ít nhất 1 lần sẽ hỗ trợ ngăn ngừa suy giảm nhận thức. Yoga là bộ môn thể dục – thể thao lành mạnh, khi luyện tập yoga có thể làm bạn hạnh phúc hơn, đồng thời giúp tăng cường lưu lượng máu, và đồng thời giúp bạn ngủ ngon hơn.

Làm việc theo giờ sinh hoạt nhất định

Thực tế những người có trí nhớ kém thường không tuân thủ lịch làm việc theo giờ giấc nhất định. Chính vì thế mà họ thường sẽ mau quên và không ghi nhớ được những trình tự công việc mình phải làm. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định những người có thời khóa biểu nhất định cho từng công việc làm sẽ đảm bảo việc ghi nhớ chính xác hơn.  Khi đã quen với quy trình từng bước thì tốc độ xử lý thông tin của họ cũng sẽ đảm bảo nhanh hơn so với những người làm việc không theo bất kỳ nguyên tắc nào. 

Mất ngủ làm giảm trí nhớ, mất tập trung phải làm sao?
Ngồi thiền trước khi ngủ là phương pháp hỗ trợ điều trị giảm trí nhớ và giúp bạn ngủ ngon hơn

Mất ngủ giảm trí nhớ là một trong những triệu chứng nguy hiểm mà người bệnh nên cảnh giác. Thực tế, điều này cũng có thể chỉ xảy ra tạm thời khi não bộ phải làm việc quá sức. Nếu như các biện pháp nghỉ ngơi và điều trị thông thường không đạt hiệu quả, bạn nên thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 00:54 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:11 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Hiệu quả điều trị mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Click xem chi tiết]
Làm thế nào để dễ ngủ? Chuyên gia mách “cách ngủ nhanh”

Một số người có thể dễ ngủ, tuy nhiên, một số khác có thể bị khó ngủ hoặc gặp vấn…

Bà ngoại 63 tuổi thoát mất ngủ kinh niên chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh trên sóng VTV2

Mắc phải căn bệnh mất ngủ kinh niên, suốt 10 năm nay bác Hoàng Thị Đức (Hà Đông, Hà Nội)…

Mất ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây suy nhược thần kinh Mất ngủ về đêm, khó ngủ mệt mỏi – Nguyên nhân & cách trị

Mất ngủ về đêm, khó ngủ là hiện tượng thường gặp ở những người thường xuyên bị stress, lạm dụng…

Cách chữa ngủ ngáy bằng đông y giúp nhiều người khỏi bệnh

Thay vì sử dụng thuốc tây thì cách chữa ngủ ngáy bằng đông y cũng là một trong những cách…

Cách để ngủ sớm – Mẹo đơn giản, đã thử và thành công

Ngủ sớm không chỉ mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe tổng thể mà còn giúp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua