Mất ngủ dẫn đến trầm cảm, tâm thần? Điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Mối quan hệ giữa mất ngủ và trầm cảm có sự tương quan sâu sắc với nhau. Đặc biệt là đối với những người mắc bệnh mất ngủ lâu năm, tâm lý cũng như tinh thần sẽ có những bất ổn nhất định. Cụ thể mất ngủ dẫn đến trầm cảm hay ngược lại, người bị trầm cảm bị mất ngủ. Bài viết sẽ thông tin cụ thể về vấn đề này.

Mất ngủ dẫn đến trầm cảm, tâm thần?
Mất ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời

Mất ngủ là gì? Vì sao mất ngủ 

Mất ngủ là một trong những biểu hiện hết sức bình thường của con người. Thực tế, hầu hết tất cả chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác khó ngủ, mất ngủ. Tuy nhiên chỉ những trường hợp mất ngủ lâu năm, mất ngủ kéo dài mới nghiêm trọng và cần được chữa trị. Chứng mất ngủ hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ là một biểu hiện của rối loạn tinh thần không phổ biến. Bệnh có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Tình trạng mất ngủ do bệnh, rối loạn giấc ngủ được xác định khi thời gian ngủ của bạn không nhiều hơn 3 đêm/tuần. Tình trạng này cũng diễn ra trong vòng nhiều tuần, hoặc lâu hơn là nhiều tháng. Mất ngủ cũng có thể là triệu chứng của các bệnh thường gặp như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu,..

Theo các nghiên cứu, ước tính có khoảng 10% người trưởng thành từng bị mất ngủ trong vòng nhiều tuần liền. Trong đó khoảng 20% nam và nữ giới trong độ tuổi 30 – 50 bị mất ngủ nhiều hơn 2 – 3 tháng. Đôi khi họ vẫn có thể ngủ nhưng thời gian ngủ ít hơn thời gian không ngủ, việc lạm dụng thuốc ngủ cũng bị lạm dụng để có được giấc ngủ trọn vẹn. Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên phổ biến hơn ở những người làm việc văn phòng và lạm dụng thuốc an thần.

Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến não bộ?

Mất ngủ dẫn đến trầm cảm, tâm thần?
Chức năng của não bộ bị ảnh hưởng lớn nhất khi cơ thể khoog được ngủ đủ giấc

Mất ngủ có thể là do người bệnh gặp khó khăn khi ngủ do căng thẳng, chất kích thích, hoặc khó ngủ do bệnh. Đây là một trong những biểu hiện bất thường của não bộ, và gặp phải ở 1/3 người trưởng thành ở những thời điểm nhất định trong đời.

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]

Ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp cho não bộ của bạn luôn sinh ra adenosine – đây là một chất sinh ra trong não và có thể giúp giữ đầu óc luôn tỉnh táo. Khi bạn không đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi tốt, bạn sẽ nhận thấy bản thân kém tập trung và năng suất làm việc cũng sụt giảm.

Não bộ hoạt động gần như liên tục, ngay cả khi bạn ngủ thì não và các dây thần cũng sẽ làm việc ở chế độ chậm chạp hơn. Trong lúc ngủ, các đợt sóng não sẽ đưa thông tin từ vùng đồi hải mã – được xem là “kho lưu trữ” ngắn hạn đến vỏ não – “kho lưu trữ” ký ức dài hạn.  Mặt khác, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc ngủ ít hơn một giờ mỗi ngày có nguy cơ làm giảm 40% khả năng học tập của bạn. Do đó, nếu muốn vượt qua bài kiểm tra, thay vì thức đêm học bài, bạn nên học từ trước và đảm bảo mình ngủ đủ giấc.

Các chuyên gia đã khẳng định, khi thời gian ngủ ngắn hoặc giấc ngủ bị gián đoạn với tần suất cao thì khả năng mắc các bệnh về tâm lý – thần kinh càng có nguy cơ lớn hơn. Phổ biến nhất là chứng trầm cảm, bệnh Alzheimer hay thậm chí là tâm thần phân liệt. Ngủ đủ giấc cũng giúp các hạch hạnh nhân – điều kiện chi phối các phản ứng cảm xúc mạnh hoạt động tốt hơn.

Mất ngủ dẫn đến trầm cảm, tâm thần?
Mất ngủ liên tục có liên quan đến tình trạng mất trí nhớ tạm thời

Từ đó có thể khẳng định rằng việc ngủ đủ giấc sẽ giúp não bộ bạn hoạt động tốt nhất, duy trì trạng thái tinh thần tốt nhất. Đây cũng là nguyên nhân vì sao những người thiếu ngủ thường không tập trung, dễ tức giận và dễ mắc bệnh trầm cảm hơn.

Có phải mất ngủ dẫn đến trầm cảm?

Khi cơ thể chúng ta trải qua giấc ngủ sâu thì các chức năng và cấu trúc của não bộ cũng sẽ được vận hành tốt. Liều lượng oxy lên não chủ yếu được bổ sung trong thời gian cơ thể nghỉ ngơi, do đó khi bạn ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp phòng tránh thoái hóa những khu vực khác nhau trong não bộ. Các chuyên gia cũng nhận định, khi thiếu ngủ lâu ngày có thể làm một số mô trong não bộ biến mất. 

Mất ngủ dẫn đến trầm cảm, ban đầu bạn sẽ nhận thấy những biểu hiện thông thường như lo âu hoặc dễ dàng nóng giận với mọi việc. Điều này xảy ra với đa số người trường thành không ngủ được nhiều hơn 6 tiếng trong ngày. Sự liên quan giữa mất ngủ và trầm cảm đã được khoa học chứng minh. Đa phần chúng ta đều nghĩ mất ngủ là dấu hiệu của chứng trầm cảm, nhưng ngược lại nếu như bạn mất ngủ trong thời gian dài, đây cũng là nguyên nhân khiến não bộ bị kiệt sức và gây ra chứng trầm cảm. 

Mất ngủ dẫn đến trầm cảm, tâm thần?
Lạm dụng các loại thuốc ngủ vầ trầm cảm sẽ khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn

Mối quan hệ của bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh và trầm cảm là mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, mất ngủ là yếu tố khiến cho chứng trầm cảm tái phát và tiến triển nghiêm trọng hơn. Theo các nhà khoa học, mất ngủ và trầm cảm là hai triệu chứng chồng chéo lẫn nhau. Trầm cảm được phân vào nhóm bệnh lý liên quan đến thần kinh, bệnh có thể gây ra những tổn thương trong não bộ. Ngoài ra chu kỳ của giấc ngủ cũng sẽ thay đổi, và nghiêm trọng hơn là rối loạn đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể dẫn đến nhiều vấn đề khác. Có đến hơn 50% những người bị mất ngủ triền miên có những dấu hiệu của trầm cảm và đe dọa trầm cảm.

Trầm cảm cũng làm nguy cơ tái phát chứng mất ngủ xảy ra cao hơn. Ban đầu nếu bạn không ngủ đủ giấc, thiếu ngủ trong nhiều ngày liền sẽ là yếu tố khởi phát gây ra chứng stress và căng thẳng kéo dài gây ra trầm cảm. Mối liên hệ chồng chéo này tạo ra một vòng luẩn quẩn bệnh lý khiến người bệnh bị suy yếu sức khỏe nghiêm trọng nếu như không có phương pháp điều trị phù hợp.

Mất ngủ ảnh hưởng gì đối với sức khỏe?

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, cũng như tinh thần. Thực tế, khi thiếu ngủ thì tinh thần và não bộ của bạn là những khu vực chịu ảnh hưởng đầu tiên. Hệ lụy tiếp theo, cơ thể thiếu ngủ dần bị ảnh hưởng đến hoạt động của những cơ quan, gây rối loạn trao đổi chất, sụt cân, giảm sức miễn dịch trước bệnh tật. 

Mất ngủ không chỉ gây trầm cảm, mà còn làm tăng nguy cơ đau tim, gây ra chứng rối loạn đường huyết – đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nếu như bạn đang mắc phải bất kỳ bệnh lý nào thì nguy cơ bệnh tiến triển xấu, điều trị không đạt hiệu quả sẽ xảy ra. Nhìn chung thiếu ngủ và mất ngủ ảnh hưởng toàn diện đến sức khỏe, tuy nhiên vẫn chưa có kết quả ghi nhận về những trường hợp mất ngủ dẫn tới tử vong.

Nam và nữ giới đều có nguy cơ khó sinh nếu mắc chứng mất ngủ lâu năm. So với những người ngủ đủ giấc, nam giới bị rối loạn giấc ngủ thường có tinh hoàn nhỏ hơn và hormone sinh dục nam – testosterone cũng hoạt động yếu hơn. Tương tự ở nữ giới, mất ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm, đây là yếu tố tác động đến hormone estrone – nội tiết tố quyết định khả năng sinh sản của phụ nữ.

Thiếu ngủ hoặc mất ngủ đồng thời cũng cản trở hoạt động sản sinh những tế bào mới. Đặc biệt là tế bào NK – đây là một dạng bạch cầu nằm trong hệ miễn dịch giúp phát hiện và tiêu diệt kịp thời các tế bào ung thư. Do đó nếu như thiếu ngủ lâu năm, cơ thể bạn không có sức đề kháng trước sự sinh ra của những tế bào ác tính. Đồng thời tạo cơ hội cho các khối u phát triển tại các cơ quan trong cơ thể. 

Cách chữa bệnh mất ngủ gây trầm cảm?

Mất ngủ dẫn đến trầm cảm, tâm thần?
Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên có thể hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ

Mất ngủ được xem là một trong những biểu hiện của tình trạng căng thẳng hệ thần kinh, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra trầm cảm cùng nhiều hệ lụy khác. Do đó nếu như bạn bị mất ngủ kéo dài trong nhiều tuần liền, cần can thiệp sớm để phòng tránh các vấn đề tồi tệ hơn. Khi giấc ngủ được cải thiện, ngay lập tức bạn sẽ nhận thấy những triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi, biểu hiện của trầm cảm sẽ dần thuyên giảm. 

Người gặp những vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ hay giật mình, rối loạn giấc ngủ có thể chữa trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Tiến hành chữa bệnh mất ngủ ngay từ ban đầu là rất quan trọng, bởi mất ngủ có liên quan chặt chẽ với những căn bệnh tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn tâm thần, ảo giác, đau mạn tính, hay thậm chí là ung thư. Phần lớn là điều trị theo hướng phục hồi thể chất và tinh thần bảo tồn, bệnh nhân không cần phải thực hiện những can thiệp y tế, bao gồm cả sử dụng thuốc nếu không cần thiết.  

Thông thường những loại thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân mất ngủ lâu năm, mất ngủ kinh niên là thuốc chống trầm cảm lẫn thuốc ngủ. Tuy nhiên trước khi điều trị bằng những loại thuốc này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyến khích tập luyện hoặc trị liệu tinh thần. Phương pháp này thường mang lại kết quả tốt và an toàn hơn đối so với việc lạm dụng thuốc chống trầm cảm.  Tinh thần được giải tỏa sẽ giúp bệnh nhân yên tâm ngủ ngon hơn. Đồng thời các triệu chứng của trầm cảm cũng được phòng tránh hiệu quả hơn.

Thuốc chữa mất ngủ – trầm cảm

  • Một số loại thuốc chống mất ngủ và có tác dụng chữa trị mất ngủ thường có thành phần SSRI. Đây là một chất ức chế tái hấp thu serotonin, từ đó người bệnh sẽ đi vào giấc ngủ hơn Thuốc chống trầm cảm có thành phần SSRI thường được sử dụng gồm có: Sertraline, Fluoxetine… Thông thường sau khi sử dụng thuốc, từ 2 – 3 tuần sau đó tác dụng của thuốc mới phát huy thấy rõ.
  • Những loại thuốc ngủ có tác dụng tức thời như Tricyclics cũng có hiệu quả chống trầm cảm. Ngoài ra còn có thuốc chỉ định theo toa như Amitriptyline, imipramin, nortriptylin… chỉ được sử dụng khi cần thiết do một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ thần kinh. 
  • Thuốc Mirtazapine thường chỉ định cho những bệnh nhân bị trầm cảm và mất ngủ cùng lúc. Ngoài ra, Trazodone cũng là loại thuốc chữa trầm cảm – mất ngủ không được sử dụng rộng rãi mà chỉ dùng kết hợp với các thuốc chống trầm cảm khác cho bệnh nhân mất ngủ kinh niên.

Liệu pháp ánh sáng

Phương pháp trị liệu bằng ánh sáng hiện nay được áp dụng phổ biến trong điều trị mất ngủ. Liệu pháp này mang lại hiệu quả đáng kể trong chữa trị chứng mất ngủ do stress, mất ngủ trầm cảm. Đây là phương pháp chữa trị không đau, không tổn thương đến cơ thể. Bệnh nhân được ngồi trước hộp đèn có cường độ ánh sáng tương tự như ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Bằng cách này sẽ giúp não cùng các dây thần kinh được thư giãn. Bệnh nhân có thể thực hiện buổi sáng hoặc buổi tối ngay tại nhà hoặc tại các trung tâm y tế để khắc phục chứng mất ngủ.

Trị liệu theo phương pháp CPAP 

Đây là cách chữa bệnh mất ngủ và trầm cảm bằng cách sử dụng máy thở tạo ra khí áp lực dương. Hình thức điều trị này cũng được chỉ định cho những bệnh nhân mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ. Kết hợp trị liệu CPAP với các hình thức điều trị bảo tồn khác sẽ mang đến hiệu quả điều trị tích cực sau vài tháng đến 1 năm.

Trị liệu thể chất

Rèn luyện thể thao là điều kiện bắt buộc để người mắc bệnh mất ngủ có thể cải thiện bệnh trạng. Vận động giúp cơ thể đổ nhiều mồ hôi, hoạt động trao đổi chất được cải thiện, não bộ cũng như mạng lưới dây thần kinh dẫn truyền tốt hơn. Những bài tập thư giãn như yoga, đi bộ hoặc chạy bộ vào buổi sáng có thể giúp bạn rút ngắn thời gian ru ngủ, phòng tránh trước nguy cơ mất ngủ dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên nếu luyện tập quá sức trước giờ đi ngủ sẽ mang hiệu quả ngược lại. Nếu được áp dụng tốt, phương pháp này sẽ khắc phục hiệu quả tình trạng mất ngủ của bạn thay thế điều trị bằng thuốc. 

Tình trạng mất ngủ dẫn đến trầm cảm có mối quan hệ qua lại với nhau. Tuy nhiên cần hiểu rằng giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, nếu như thiếu ngủ liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về giấc ngủ, cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để phòng tránh những nguy cơ tồi tệ hơn xảy ra.

Bài viết liên quan:

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 07:27 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:11 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi và cách chữa trị

Hiện tượng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thường xảy ra do ảnh hưởng của quá trình lão…

10+ cách trị ngủ ngáy tại nhà hiệu quả – Dân gian áp dụng

Ngáy ngủ thường liên quan đến rối loạn giấc ngủ, tắc nghẽn hoặc chứng ngưng thở khi ngủ. Đôi khi…

Mất ngủ uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa mất ngủ tốt nhất

Mất ngủ là tình trạng xảy ra rất phổ biến hiện nay do áp lực của công việc, học tập,…

thực phẩm giúp dễ ngủ Danh sách thực phẩm giúp dễ ngủ, ngủ ngon mỗi ngày

Mất ngủ, ngủ ít, ngủ không ngon giấc đều là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.…

Mất ngủ có phải sắp sinh không? Mất ngủ có phải sắp sinh không? Dấu hiệu mẹ cần biết

Mất ngủ là một hiện tượng phổ biến mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải ít nhất một lần…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua