10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả Mà An Toàn

Fexofenadine, Hydroxyzine, Chlorpheniramine, Phenergan,… là những loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được bác sĩ chỉ định. Tùy vào mức độ tổn thương da và các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc bôi hoặc kết hợp với nhóm thuốc uống để đạt được kết quả tốt nhất.

Mề đay mẩn ngứa là bệnh ngoài da thường gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở người trưởng thành và cả trẻ nhỏ. Tình trạng nổi mẩn ngứa, mề đay thường sẽ thuyên giảm và biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp nổi mề đay cấp tính đi kèm các biểu hiện nghiêm trọng như sưng họng, khó thở,… Nếu không được cấp cứu sẽ dẫn đến sốc phản vệ và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Mề đay ở trẻ xảy ra khi trẻ tiếp xúc với dị nguyên (côn trùng cắn, phấn hoa, hóa chất, bụi bẩn, dùng các thực phẩm gây dị ứng,…). Lúc này hệ miễn dịch sẽ giải phóng histamin vào da và gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Tổn thương da do bệnh lý gây ra có thể tập trung tại một vùng da hoặc lan rộng khắp cơ thể.
Bệnh lý kéo dài hoặc tái phát liên tục sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ, rối loạn giấc ngủ, trẻ ăn uống kém, chậm phát triển. Hơn nữa, trường hợp trẻ cào gãi sẽ khiến da bị trầy xước, tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh viêm da khác.
Xem thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng là do bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Tổng hợp 9 loại thuốc trị mề đay cho trẻ em an toàn, hiệu quả theo Tây y
Có nhiều phương pháp điều trị mề đay ở trẻ nhỏ như tận dụng các thảo dược tự nhiên, áp dụng các bài thuốc Đông y và dùng thuốc Tây điều trị. Nhìn chung, việc sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa được nhiều ba mẹ lựa chọn trong điều trị mề đay ở trẻ.
Phương pháp này giúp kiểm soát cơn ngứa ngáy, tạo điều kiện phục hồi vùng da tổn thương nhanh chóng. Từ đó giúp bé trở lại sinh hoạt, ăn uống bình thường, cải thiện chất lượng giấc ngủ và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, tân dược điều trị bệnh lý cũng tồn tại một số hạn chế nên phụ huynh chỉ cho trẻ dùng thuốc khi đã được thăm khám.
Dưới đây là một số loại thuốc trị mề đay (uống + bôi) cho trẻ an toàn và hiệu quả:
Nhóm thuốc đường uống trị mề đay mẩn ngứa ở trẻ
Đối với những trường hợp trẻ nổi mề đay toàn thân, ở mức độ nặng gây ngứa ngáy dữ dội, bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc đường uống. Thuốc thường có tác dụng kháng histamin, ức chế hệ miễn dịch,… để kiểm soát các biểu hiện bệnh lý nhanh chóng.
1. Trị mề đay mẩn ngứa ở trẻ với thuốc Cetirizine
Thuốc Cetirizine thuộc nhóm thuốc kê đơn được chỉ định trong điều trị mề đay ở người trưởng thành và trẻ nhỏ, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm,… Thuốc có thành phần chính là Cetirizine Hydrochloride được đánh giá an toàn và không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng ở liều chỉ định.

Cetirizine Hydrochloride có trong thuốc hoạt động theo cơ chế kháng histamin – chất trung gian trong phản ứng dị ứng. Từ đó, cải thiện nhanh tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ cùng với một số biểu hiện đi kèm do bệnh lý gây ra. Tuy nhiên, loại thuốc này không phù hợp với người có tiền sử dị ứng với nhóm thuốc kháng histamin.
Liều dùng – Cách dùng:
Đối với trẻ trên 6 tuổi, cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh tác dụng ngoại ý, khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn.
Lưu ý:
- Thuốc Cetirizine dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi
- Không dùng thuốc nếu có tiền sử dị ứng với thành phần trong thuốc
- Trong thời gian sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn, khô miệng, đắng miệng,…
2. Chlorpheniramine – Thuốc trị mề đay cho trẻ em
Để kiểm soát các biểu hiện mề đay mẩn ngứa ở trẻ em, bác sĩ có thể chỉ định thuốc đường uống Chlorpheniramine – nhóm kháng histamin thế hệ 1. Ngoài tác dụng chữa mề đay, dược phẩm còn được dùng để điều trị dị ứng, mẫn cảm, viêm da, viêm kết mạc, viêm mũi dị ứng,…

Nhờ dẫn xuất alkylamine nên Chlorpheniramine giúp ngăn chặn các thụ thể H1, từ đó kiểm soát giải phóng histamin vào da và làm giảm các biểu hiện lâm sàng nhanh chóng. Mặc dù có độ an toàn cao nhưng thuốc không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Liều dùng tham khảo:
- Đối với trẻ từ 2 – 6 tuổi: Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 2mg, thời gian uống cách nhau 4 – 6 tiếng. Liều dùng tối đa 12g/ ngày
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Mỗi lần uống 4mg, thời gian uống cách nhau 4 – 6 tiếng. Liều dùng tối đa là 24g/ ngày
Lưu ý:
- Không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi, lên cơn hen cấp, glaucoma góc hẹp, tắc cổ bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt
- Chống chỉ định với trẻ có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc
- Chlorpheniramine có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như bần thần, mất tập trung, buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt, buồn nôn,…
3. Thuốc uống Fexofenadine
Tương tự với Cetirizine, Fexofenadine thuộc nhóm thuốc kháng histamin được dùng trong điều trị mề đay mẩn ngứa ở trẻ em. Thuốc được chỉ định trong trường hợp trẻ bị mề đay gây ra các biểu hiện phát ban, nổi mẩn đỏ, chảy nước mắt, nước mũi, ngứa mũi, ngứa mắt,…

Thuốc Fexofenadine được điều chế ở nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên ngậm, siro,… Ngoài tác dụng chữa mề đay thông thường, dược phẩm còn được chỉ định trong các trường hợp mề đay mãn tính vô căn. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi và người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
Liều dùng – Cách dùng:
- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi – 2 tuổi: 15mg/ 2 lần/ ngày
- Trẻ từ 2 – 11 tuổi: 30mg/ 2 lần/ ngày
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 60mg/ 2 lần/ ngày
- Tùy thuộc vào từng đối tượng, bác sĩ có thể tăng/ giảm liều dùng phù hợp
Lưu ý:
- Chỉ dùng nước đun sôi để nguội uống thuốc, tránh uống cùng sữa hoặc nước trái cây
- Trong thời gian sử dụng thuốc, trẻ có thể gặp phải một số biểu hiện như tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, cơ thể mệt mỏi,…
4. Thuốc Hydroxyzine
Tương tự như các loại thuốc kháng histamin khác, Hydroxyzine thường được bác sĩ sử dụng trong điều trị mề đay mẩn ngứa ở trẻ. Bên cạnh đó, thành phần trong thuốc còn mang lại hiệu quả kháng cholinergic nên còn được chỉ định điều trị mề đay cholinergic.

Việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ da nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhờ vào tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc còn giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thắt, góp phần làm dịu cơn buồn nôn, khó chịu và hỗ trợ an thần.
Liều dùng – Cách dùng:
- Trẻ từ 6 tháng tuổi – 6 tuổi: Mỗi lần uống từ 5 – 15mg. Nếu mề đay ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ tăng liều lượng thuốc
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống từ 15 – 25mg. Nếu mề đay ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ tăng liều lượng 50 – 100mg/ ngày và chia thành nhiều lần uống
Lưu ý:
- Không dùng thuốc cho trẻ quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với các thành phần trong thuốc
- Chống chỉ định Hydroxyzine với trẻ nổi mề đay dưới 6 tháng tuổi
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, nôn mửa,… Nghiêm trọng hơn có thể bị hạ huyết áp, chảy máu cam, trầm cảm, mất ngủ.
5. Loratadin – Thuốc trị mề đay cho trẻ em
Ngoài các loại thuốc trên, bác sĩ cũng có thể sử dụng Loratadin để kiểm soát mề đay mẩn ngứa ở trẻ em. Thuốc có thành phần chính là Loratadin cùng một số tá dược vừa đủ như Natri Benzoat, Talc,… Dược phẩm được điều chế ở dạng viên nén, mỗi viên 10mg.
Thành phần trong thuốc có tác dụng ngăn chặn phóng thích histamin, từ đó kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da và một số biểu hiện đi kèm như ngứa mắt, mũi, chảy nước mũi, nước mắt. Loratadin phù hợp với những trường hợp nổi mề đay do dị ứng thời tiết, côn trùng đốt, dị ứng thức ăn và nhiều nguyên nhân khác.

Liều dùng – Cách dùng:
- Trẻ nhỏ dưới 30kg: Mỗi ngày uống 5mg
- Trẻ nhỏ trên 30kg: Mỗi ngày uống 10mg
Lưu ý:
- Không dùng thuốc cho trẻ bị suy gan, tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần trong thuốc
- Mặc dù không gây buồn ngủ như các loại thuốc kháng histamin khác nhưng Loratadin có thể gây khô miệng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi,…
Các loại thuốc bôi trị nổi mề đay ở trẻ
Để kiểm soát các triệu chứng mề đay mẩn ngứa hiệu quả cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vùng da bị tổn thương phục hồi, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị tại chỗ đối với trẻ bị mề đay mẩn ngứa. Da của trẻ khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý dùng thuốc vì có thể gây ra rủi ro đáng tiếc.
Dưới đây là một số loại thuốc bôi thường được dùng cho trẻ bị mề đay mẩn ngứa:
6. Thuốc bôi Phenergan
Phenergan thuộc nhóm thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa tại chỗ thường được bác sĩ chỉ định. Thuốc có thành phần chính là Promethazin 0.2g – hoạt chất kháng histamin cùng với một số tá dược khác. Phenergan phù hợp với những trường hợp nổi mề đay do côn trùng cắn, dị ứng, kích ứng,…
Do được bào chế ở dạng kem bôi nên thuốc Phenergan phù hợp với trường hợp trẻ nổi sẩn khu trú, phạm vi nhỏ và những vùng da không nhạy cảm, dễ kích ứng. Tuy nhiên, dược phẩm không sử dụng cho vùng da có vết thương hở, bị nhiễm trùng,…

Việc bôi thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp khắc phục tình trạng ngứa ngáy hiệu quả, từ đó giúp trẻ ngủ ngon hơn, cải thiện chất lượng sinh hoạt, ăn uống ngon miệng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Vệ sinh sạch vùng da cần điều trị
- Sau đó lấy một lượng thuốc Phenergan vừa đủ thoa lớp mỏng lên da và miết đều
- Mỗi ngày bôi thuốc từ 3 – 4 lần để đạt được kết quả tốt nhất
Lưu ý:
- Không dùng thuốc bôi Phenergan cho trẻ dưới 2 tuổi
- Trẻ có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với các thành phần trong thuốc không được chỉ định
- Trong thời gian bôi thuốc, da của trẻ thường nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh nắng nên bạn cần che chắn cẩn thận cho trẻ
Giá bán tham khảo: Thuốc bôi Phenergan trị mề đay ở trẻ có giá bán khoảng 13.000đ/ tuýp 10g
7. Eumovate – Thuốc bôi cho trẻ bị nổi mề đay
Thuốc bôi Eumovate là một loại corticosteroid có thành phần chính là Clobetasone butyrate 0.05% cùng với một số tá dược khác. Dược phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2.

Ngoài tác dụng tại chỗ trong điều trị mề đay mẩn ngứa ở trẻ em, Eumovate còn được chỉ định trong trị một số bệnh ngoài da khác như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, nổi mẩn do côn trùng cắn, viêm tai ngoài, viêm da do tiếp xúc với ánh sáng,…
Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy kèm theo biểu hiện viêm, đỏ. Thông thường, sau vài lần sử dụng, người bệnh sẽ nhận thấy tác dụng của thuốc. Mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng Eumovate chỉ được sử dụng từ 7 – 14 ngày để tránh phát sinh tác dụng ngoại ý.
Hướng dẫn sử dụng:
- Sau khi vệ sinh vùng da cần điều trị thì lấy lượng thuốc vừa đủ thoa lớp mỏng lên da
- Mỗi ngày thoa thuốc 2 lần để đạt được kết quả tốt nhất
Lưu ý:
- Không sử dụng thuốc bôi Eumovate cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc
- Chống chỉ định cho vùng da bị nhiễm trùng, xuất hiện vết thương hở, mụn trứng cá
- Trường hợp lạm dụng thuốc có thể gây mỏng da, rạn da, viêm nang lông,…
Giá bán tham khảo: Thuốc Eumovate trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em có giá bán khoảng 24.000đ/ tuýp 5g.
8. Thuốc bôi Hydrocortisone Cream 1%
Thuốc bôi Hydrocortisone Cream 1% thuộc nhóm chống viêm steroid ở mức độ nhẹ và được chỉ định trong điều trị một số bệnh ngoài da thường gặp. Đối với trẻ bị mề đay mẩn ngứa, thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, nổi mẩn trên da. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng trong các trường hợp như chàm, viêm da dị ứng, bị côn trùng cắn,…

Thuốc có thành phần chính là hydrocortison cùng các tá dược như chlorocresol, Paraffin, sáp nhũ hóa cetomacrogol, nước tinh khiết,…
Hướng dẫn sử dụng:
- Vệ sinh sạch vùng da bị mề đay
- Lấy lượng thuốc vừa đủ thoa lớp mỏng tại vùng da bị tổn thương
- Mỗi ngày bôi thuốc từ 2 – 3 lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Chống chỉ định:
- Người bị dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần trong thuốc
- Da bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm nấm
- Không thoa thuốc lên vùng da nhạy cảm, có vết thương hở
Giá bán tham khảo: Thuốc bôi Hydrocortisone Cream 1% có giá bán khoảng 35.000đ/ tuýp 15g.
9. Trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ với thuốc Benadryl
Benadryl là một trong những loại thuốc được chỉ định trong điều trị mề đay mẩn ngứa. Thành phần trong thuốc có tác dụng kháng histamin, từ đó giúp kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban do bệnh lý gây ra. Do được bào chế ở dạng bôi ngoài da nên thuốc được đánh giá an toàn đối với trẻ nhỏ, hạn chế phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng.

Hướng dẫn sử dụng:
- Mỗi ngày thoa thuốc từ 3 – 4 lần
- Hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả tốt nhất
Lưu ý:
- Không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi, bị dị ứng hoặc quá mẫn với thành phần trong thuốc
- Trong một số trường hợp trẻ dùng thuốc bôi Benadryl gây ra các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, khô miệng,…
Giá bán tham khảo: Thuốc bôi Benadryl có giá bán khoảng 260.000đ/ 103ml.
Lưu ý khi dùng thuốc Tây y điều trị mề đay cho trẻ em
Để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau khi cho trẻ dùng thuốc trị mề đay:
- Chỉ cho trẻ sử dụng thuốc trị mề đay sau khi đã được thăm khám. Bên cạnh đó, cần dùng thuốc đúng liều lượng và tần suất để tránh phát sinh tác dụng ngoại ý, khiến quá trình điều trị gặp khó khăn hơn.
- Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây mề đay để phòng ngừa tái phát trở trẻ. Theo đó, chủ động cho trẻ cách ly với dị nguyên (phấn hoa, khói bụi, côn trùng, hóa chất, thức ăn có nguy cơ dị ứng, kích ứng,…)
- Để giảm ma sát khiến vùng da nổi mẩn kích ứng và tổn thương, ba mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút tốt. Đồng thời, tránh cho trẻ cào gãi khiến da bị tổn thương, trầy xước.
- Theo dõi các biểu hiện của trẻ trong quá trình sử dụng thuốc và kịp thời thông báo với bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường để được theo dõi và xử lý kịp thời.
- Song song với việc sử dụng thuốc điều trị mề đay, ba mẹ cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học và chăm sóc da đúng cách để kiểm soát tình trạng mề đay cho trẻ tốt nhất.
Về điều trị các chứng bệnh ngoài da ở trẻ em, bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Thuốc dân tộc lưu ý: “Trẻ em có làn da nhạy cảm nên đây là đối tượng thường gặp các bệnh ngoài da, đặc biệt là tình trạng nổi mẩn đỏ từng mảng do mề đay. Điều trị mề đay ở trẻ em khó khăn hơn rất nhiều so với người lớn và cần lựa chọn cách chữa phù hợp để bảo vệ làn da non nớt của trẻ. Đã có rất nhiều bậc phụ huynh gặp sai lầm trong điều trị mề đay khiến làn da của con bị tổn thương nghiêm trọng.”
Các loại thuốc điều trị mề đay bằng Tây y thường chứa kháng sinh và một lượng corticoid nhỏ. Trong nhiều trường hợp các loại hoạt chất này bị chống chỉ định với trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần cẩn thận khi dùng thuốc Tây cho bé.
Bài thuốc thảo dược tự nhiên điều trị hiệu quả mề đay ở trẻ em, an toàn, lành tính – Tiêu ban Giải độc thangKế thừa và phát triển từ hàng chục bài thuốc bí truyền, thông qua công trình nghiên cứu chuyên sâu “Ứng dụng thảo dược Đông y vào trị bệnh mề đay”, đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Bài thuốc được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp vàng điều trị các bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. >> CHI TIẾT: Tiêu ban Giải độc thang – Giải pháp “vàng” cho người bệnh mề đay mẩn ngứa Vì sao hàng triệu bậc cha mẹ tin tưởng lựa chọn Tiêu ban Giải độc thang để điều trị dứt điểm mề đay cho con? Tiêu ban Giải độc thang được phối chế từ hàng chục vị thuốc Nam quý như: Bồ công anh, Tang bạch bì, Ké đầu ngựa, Đơn đỏ, Kim ngân hoa, Cúc tần, Tinh chất nghệ, Xuyên khung… Tết cả thảo dược được thu hái từ hệ thống vườn dược liệu VietFarm hoặc nhập khẩu chính ngạch, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO. Vì thế bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với trẻ nhỏ. Công thức thuốc “2 trong 1” kết hợp 2 nhóm thuốc Bình can hoàn và Giải độc hoàn đem lại hiệu quả điều trị cao, không lo tái phát. Bài thuốc giúp tăng cường chức năng gan thận, khu phong, thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ thân thể, ổn định cơ địa. ![]() Bài thuốc được sắc sẵn dưới dạng cao tinh chất dễ uống. Căn cứ vào thể trạng từng bé, bác sĩ sẽ gia giảm vị thuốc và chỉ định liều lượng phù hợp. Cha mẹ chỉ cần pha loãng cao tinh chất vào nước và cho con uống. ĐỪNG BỎ LỠ: |
Bài viết đã tổng hợp các loại thuốc trị mề đay ở trẻ cũng như một số lưu ý trong quá trình cho trẻ sử dụng thuốc. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và chỉ định thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Mề đay ở trẻ em và liệu pháp thảo dược dứt điểm sau 1 liệu trình
- Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và những điều cần lưu ý
TIN BÀI NÊN ĐỌC

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!