Bệnh mề đay mẩn ngứa với các nốt mẩn đỏ nổi khắp người, không ngừng lan rộng khi gãi, ngứa ngáy, khó chịu khiến nhiều người cảm thấy lo ngại khi tiếp xúc với người bệnh. “Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không”? Giải đáp của bác sĩ chuyên gia trong nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn có được câu trả lời chi tiết.
“Chào bác sĩ, tôi và chồng đều làm việc tại Hà Nội, công việc áp lực lại thêm con nhỏ nên hai vợ chồng phải thuê thêm người giúp việc đưa đón và đi chợ bữa tối. Mấy tháng nay, em chồng của tôi lên Hà Nội học, thời gian học tập năm nhất cũng không quá căng thẳng nên cô chủ động đưa đón cháu đi học giúp anh chị và lo cơm nước ở nhà. Em chồng khá nhanh nhẹn nên tôi cũng yên tâm và cho giúp việc nghỉ.
Khoảng hơn 1 tuần gần đây, tôi thấy cô ấy bị nổi mẩn đỏ khắp người. Ban đầu cứ nghĩ là dị ứng bình thường nên mua thuốc ở hiệu thuốc Tây về uống và bôi thôi. Nhưng về sau, các nốt mẩn đỏ ngày càng lan rộng, nổi từng cục trông rất đáng sợ. Đi khám thì kết quả là cô ấy bị bệnh mề đay cấp tính. Hiện tại, cô ấy đang điều trị theo đơn của bác sĩ, tôi lo lắng không biết bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không? Rất mong bác sĩ tư vấn cho tôi cách phòng tránh lây lan bệnh. Tôi chân thành cảm ơn”.
(Nguyễn Thị Mai, 30 tuổi, sống và làm việc tại Hà Nội)

Giải đáp bệnh nổi mề đay mẩn ngứa có lây không?
Chào chị Mai, để giải đáp cho câu hỏi của chị, chúng tôi đã kết nối với Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CK II Nguyễn Thị Vân Anh – Phó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, bệnh mề đay mẩn ngứa là một trong những căn bệnh rất phổ biến, nguyên nhân khởi phát bệnh có thể bắt nguồn từ bên trong cơ thể, cũng có thể do môi trường bên ngoài tác động. Bệnh có 2 dạng chính là mề đay cấp tính và mãn tính. Với trường hợp của em chồng chị Mai, cần được chữa trị kịp thời bằng các biện pháp y tế phù hợp, ngăn chặn mẩn ngứa lan rộng và phát triển thành mãn tính.
Về vấn đề bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không, chị Mai có thể hoàn toàn yên tâm là dạng bệnh này không có khả năng lây sang người khác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã xác định được bệnh mề đay có tính di truyền. Trong trường hợp bố hoặc mẹ bị bệnh mề đay mẩn ngứa, thì khả năng con cái mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.

Bên cạnh việc thực hiện nghiêm ngặt chỉ định điều trị bệnh của bác sĩ, chị Mai nên nhắc nhở em chồng có chế độ ăn uống, luyện tập thể thao hợp lý. Hạn chế đồ ăn có nguy cơ gây dị ứng, không uống các loại đồ uống chứa chất kích thích, có gas, cồn. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, B, C… Tránh mặc đồ quá chật hoặc thô cứng khiến da bị cọ xát mạnh. Đặc biệt, tuyệt đối không được gãi làm gia tăng kích thích trên da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Bệnh mề đay mẩn ngứa là căn bệnh khó chữa dứt điểm. Trong trường hợp sử dụng thuốc Tây không hiệu quả, bệnh tái phát, người bệnh có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc Đông y. Mặc dù khả năng giảm triệu chứng không nhanh bằng thuốc tân dược, nhưng độ an toàn và mức độ đẩy lùi, ngăn chặn bệnh tái phát lại được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, chị Mai và em chồng cũng nên tìm hiểu những địa chỉ khám chữa bệnh bằng Đông y uy tín để đảm bảo quá trình điều trị đúng quy trình, thuốc thảo dược đạt chuẩn… cho kết quả trị bệnh tối ưu.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giải đáp được những thắc mắc và trăn trở của chị Mai về căn bệnh mề đay mẩn ngứa. Chúc chị và gia đình sức khỏe, thành công. Hãy liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để được đội ngũ bác sĩ YHCT tư vấn và hướng dẫn điều trị mề đay, mẩn ngứa tốt nhất.
Xem thêm chi tiết:
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!