Sâu Răng Nên Ăn Gì và Nên Kiêng Gì Giúp Cải Thiện Bệnh?

Sâu răng và chế độ ăn uống có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy sâu răng nên ăn gì và kiêng ăn gì để giảm bớt các triệu chứng đau nhức, ê buốt? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Người bị sâu răng cần bổ sung chất gì?

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến mà bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Bệnh đặc trưng với những cơn đau nhức răng, ê buốt khó chịu, răng xỉn màu, có lỗ sâu gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng chức năng ăn nhai của người bệnh. Trong rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến sâu răng thì chế độ ăn uống không khoa học là luôn là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất. 

Sâu răng nên ăn gì và kiêng gì?
Hoạt động ăn uống diễn ra hàng ngày với đa dạng các loại thực phẩm khiến răng bị ảnh hưởng và hình thành sâu răng

Việc thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm chứa đường, tinh bột – món ăn ưa thích của vi khuẩn Streptococcus Mutans, giúp chúng ngày càng sinh sôi phát triển nhiều hơn trong khoang miệng. Kết hợp với những mảng bám trên răng do không vệ sinh đúng cách sẽ được lên men, tạo ea acid và bào mòn các chất vô cơ ở men răng, ngà răng, từ đó dẫn đến sâu răng. 

Chính vì vậy, để tăng cường sức khỏe răng miệng, đẩy lùi triệu chứng và ngăn ngừa sâu răng, bạn cần tăng cường bổ sung các chất sau đây:

  • Canxi: Canxi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển chắc khỏe của xương khớp và răng. Chất này được tìm thấy nhiều trong các sản phẩm làm từ sữa, sữa chua, pho mát… Lưu ý nên chọn sữa ít béo để hạn chế nguy cơ phát triển sâu răng.
  • Vitamin B và sắt: Bổ sung đầy đủ vitamin B và sắt sẽ giúp tăng cường sức khỏe răng, xương cho cả người lớn và trẻ em. Một vài loại thực phẩm giàu 2 chất này như ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám, mì ống, gạo lứt… 
  • Chất xơ: Đây là chất không thể thiếu trong thực đơn ăn uống của người bị sâu răng. Chất xơ có khả năng loại bỏ các mảng bám cứng đầu và axit trên răng, duy trì tăng tiết nước bọt và độ ẩm cho khoang miệng. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau cải xanh, rau mầm, đậu hà lan, chuối, đậu, cà rốt,… 
  • Protein: Các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, phô mai… có khả năng thay thế các carbohydrate gây sâu răng, giảm tính hòa tan của men và giúp răng chắc khỏe hơn. 
  • Chất béo: Một số loại chất béo từ các loại thực phẩm lành mạnh như cá, đậu, ngũ cốc… khi kết hợp với vitamin D có tác dụng cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. 
  • Ngoài ra, một số chất như đường xylitol, sorbitol có trong rượu không lên men cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng, cải thiện sâu răng khá tốt. 

Sâu răng nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất?

Có thể thấy, một chế độ dinh dưỡng “nghèo nàn” và không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh về răng miệng, trong đó có sâu răng. Chính vì vậy, nếu đang bị sâu răng bạn cần điều chỉnh lại thực đơn ăn uống, loại bỏ những thực phẩm xấu và thay thế bằng những thực phẩm tốt cho răng. 

Thực phẩm nên ăn khi bị sâu răng

Để hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển sâu răng, người bệnh cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, dựa theo lời khuyên của chuyên gia:

1. Rau, củ, quả

Bổ sung đa dạng các loại rau xanh, củ quả, trái cây trong thực đơn ăn uống là giải pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng sâu răng. Đây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất xơ cần thiết cơ thể. Có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại và làm sạch khoang miệng, tăng tiết nước bọt chống khô miệng. Không những vậy, một số nhóm rau củ quả khác còn giúp nuôi dưỡng nướu, răng chắc khỏe dài lâu.

Sâu răng nên ăn gì và kiêng gì?
Ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, củ quả giúp làm sạch khoang miệng, trung hòa axit và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn sâu răng

Do đó, hãy ăn nhiều loại rau xanh, trái cây, củ quả bằng các cách khác nhau như chế biến thành món ăn, luộc, xào, hấp, salad hoặc xay sinh tố, ép lấy nước uống hàng ngày. 

2. Sữa, sữa chua, phô mai

Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… có chứa nguồn canxi dồi dào giúp phục hồi các tổn thương trên bề mặt răng, trung hòa axit và bảo vệ men răng khỏi sự bào mòn. Không những vậy, một số khoáng chất khác trong nhóm thực phẩm này còn giúp kích thích sản xuất nước bọt làm sạch răng, bổ sung khoáng chất bảo vệ răng khỏe mạnh. 

3. Các loại trái cây có nhiều nước

Các loại trái cây có nhiều nước tốt cho người bị sâu răng vì chúng chứa hàm lượng cao các loại vitamin, khoáng chất. Điển hình như ăn táo, cam… sau bữa ăn chính sẽ giúp làm trôi sạch các mảng bám thức ăn thừa trên răng, giảm nguy cơ hình thành lỗ sâu. 

Sâu răng nên ăn gì và kiêng gì?
Ăn 1 quả táo sau bữa ăn giúp làm sạch mảng bám thức ăn thừa, giúp răng chắc khỏe

Bên cạnh đó, cam còn là nguồn bổ sung vitamin C, D cao giúp trung hòa axit khoang miệng, tăng tiết nước bọt giúp răng khỏe mạnh. Lưu ý sau khi sử dụng các loại trái cây này người bệnh cần vệ sinh răng miệng kỹ bằng cách đánh răng hoặc súc miệng. 

4. Thịt, cá xay

Các loại thịt, cá như các loại thịt đỏ, thịt gà, cá, hải sản… rất giàu vitamin B2 và B12. Những chất này giúp trung hòa axit phytic pH từ các loại trái cây và tạo ra môi trường kiềm cho khoang miệng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa sâu răng. 

5. Món ăn mềm, lỏng

Những món ăn được chế biến mềm, lỏng như súp, canh hầm, cháo… và được nấu từ các loại rau củ, thịt xay nhuyễn… nên được tăng cường trong thực đơn ăn uống của người bị sâu răng. Điều này giúp hạn chế cử động nhai, ít tác động sẽ hạn chế đau nhức răng sâu mà vẫn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

6. Kẹo cao su không đường

Những người bị sâu răng được các chuyên gia khuyến khích nên nhai kẹo cao su không đường vì có tác dụng trung hòa axit và bảo vệ men răng. Cử động nhai kẹo làm tăng tiết nước bọt và làm sạch khoang miệng tốt hơn, ngăn ngừa sâu răng. 

Sâu răng nên ăn gì và kiêng gì?
Nhai kẹo cao su không đường giúp tăng tiết nước bọt làm sạch khoang miệng và bổ sung chất ngừa sâu răng

7. Nước

Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho thể hàng ngày giúp duy trì độ ẩm khoang miệng, tránh gây khô miệng. Nước còn giúp rửa sạch mảng bám thức ăn, làm sạch khoang miệng và tăng cường chức năng men răng, khử hôi miệng hiệu quả. 

Sâu răng nên kiêng ăn gì?

Khi bị sâu răng, nhất là khi sâu răng hàm khiến cấu trúc răng trở nên yếu và nhạy cảm, dễ bị đau nhức, ê buốt khi dùng các loại thực phẩm không phù hợp. Vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại thực phẩm sau đây:

1. Thực phẩm chứa nhiều đường

Đường chính là một trong những tác nhân gây hại hình thành sâu răng. Chính vì vậy, tốt nhất hãy loại bỏ những món ăn ngọt ưa thích ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày. Một số loại đồ ngọt như bánh kẹo, bánh kem, kem lạnh, đồ ăn vặt, hoa quả sấy khô… là những cái tên quen thuộc trong danh sách thực phẩm cần kiêng ở người bị sâu răng.

Đặc biệt tuyệt đối không nên ăn đồ ngọt trước giờ đi ngủ vì đây là “thời điểm vàng” khiến tình trạng sâu răng ngày càng nặng hơn. 

2. Thực phẩm giàu tinh bột

Theo các nghiên cứu, tinh bột có khả năng làm tăng nồng độ axit từ các loại vi khuẩn trong khoang miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn làm mòn men răng. Đặc biệt, những món tinh bột càng được chế biến kỹ, nấu lâu lại càng có nguy cơ bị sâu răng cao hơn. Chẳng hạn như gạo, bánh mì, mì ống, khoai tây… Tuy nhiên, người bệnh có thể thay thế bằng một số loại thực phẩm có chứa tinh bột thô từ rau củ quả tốt cho răng và sức khỏe toàn diện. 

Sâu răng nên ăn gì và kiêng gì?
Các loại thực phẩm giàu tinh bột làm tăng nồng độ axit khoang miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng phát triển

3. Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều gia vị

Một số loại thực phẩm chế biến sẵn như sandwich, khoai tây chiên, gà rán, bánh quy… cũng là nguồn thực phẩm gây sâu răng hàng đầu không kém so với đồ ngọt. Những thực phẩm này sau khi vào trong cơ thể sẽ tạo ra sản phẩm phụ là các axit, chúng bám trên bề mặt răng và theo thời gian làm mòn, phá hủy men răng và khiến lỗ sâu răng ngày càng lớn hơn. 

4. Đồ ăn cứng, dai

Những loại thực phẩm quá cứng hoặc dẻo, dai hoàn toàn không phù hợp với những người đang bị sâu răng. Các món ăn này đòi hỏi một lực nhai mạnh để nghiền nát thức ăn. Tuy nhiên các lỗ sâu trên bề mặt răng làm suy giảm chức năng này và nếu bạn cố gắng nhai có thể khiến răng đau nhức do thức ăn chèn chạm vào tủy. Thậm chí có thể làm gãy và mất răng vĩnh viễn. 

5. Thức ăn nóng, lạnh, chua, cay

Khi ổ sâu đã ăn vào tủy răng sẽ khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức, đặc biệt dễ bị kích ứng trước những loại thực phẩm có vị chua cay hoặc quá nóng, quá lạnh. Do đó, tốt nhất nên tránh xa những món ăn này để hạn chế các triệu chứng và khiến sâu răng ngày càng nặng hơn. 

6. Thực phẩm có tính axit

Nhóm này chủ yếu xuất phát từ các loại thực phẩm được muối chua len men. Vì chứa lượng axit tự nhiên quá cao dễ làm mài mòn lớp men răng bên ngoài và khiến răng trở nên nhạy cảm. Vì vậy, người bị sâu răng tốt nhất nên tránh sử dụng nhóm thực phẩm này để hạn chế các triệu chứng bệnh. 

Sâu răng nên ăn gì và kiêng gì?
Các loại thực phẩm được lên men, muối chua chứa nhiều axit không tốt cho người bị sâu răng

7. Nước ngọt có gas, cà phê, trà

Đây đều là những loại thức uống chứa chất kích thích hoàn toàn không tốt cho những người bị sâu răng. Vì trong cà phê, trà và nước gọt có gas có chứa hàm lượng axit cao, tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, lâu ngày dẫn đến suy yếu chức năng lớp men bao bọc bên ngoài. Ngoài ra, việc dùng nhiều các loại thức uống này còn khiến cho răng dễ bị xỉn màu, ố vàng mất thẩm mỹ. 

Cách xử lý và chăm sóc khi bị sâu răng do ăn uống

Hoạt động ăn uống được diễn ra hằng ngày nên bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị sâu răng dù ít hay nhiều. Tùy vào mức độ sâu răng của từng người mà cách xử lý sẽ khác nhau. 

Cách điều trị răng sâu

Sự phát triển của y học hiện đại giúp việc điều trị sâu răng trở nên đơn giản hơn bằng các công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại và hạn chế đau nhức. 

  • Trám răng sâu: Phương pháp này thường được chỉ định khi vết sâu răng nhỏ. Dùng vật liệu trám bít lỗ sâu, tuy nhiên trước đó phải được nạo bỏ sạch tổ chức sâu. 
  • Bọc răng sứ: Khi ổ sâu đã vào tủy do phát hiện muộn thì bắt buộc phải chữa tủy và bọc răng sứ để phục hồi hình dạng và đảm bảo chức năng ăn nhai cho răng. 

Cách chăm sóc răng sâu

Ngoài việc điều chỉnh thực đơn ăn uống, người bệnh cũng cần kết hợp thực hiện những thói quen chăm sóc phù hợp để cải thiện tình trạng sâu răng:

Sâu răng nên ăn gì và kiêng gì?
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau khi ăn là cách tốt nhất để phòng ngừa sâu răng
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng đều đặn 2 lần/ ngày, chải nhẹ nhàng, kỹ lưỡng các bề mặt răng bằng các loại bàn chải lông mềm.
  • Sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng. 
  • Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý để làm sạch các mảng bám, vi khuẩn còn sót lại. 
  • Định kỳ 3 – 6 tháng/ lần đi lấy cao răng và thăm khám nha khoa định kỳ 2 năm/ lần để tầm soát các vấn đề về răng miệng và có hướng xử lý kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng gây hại cho sức khỏe. 

Trên đây là những thông tin về chế độ ăn uống, gợi ý về các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng cho người bị sâu răng. Việc điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày một cách khoa học sẽ góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các triệu chứng và phòng ngừa sâu răng tái phát, giúp bạn có một sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 10:35 - 18/05/2023 - Cập nhật lúc: 13:25 - 19/05/2023
Chia sẻ:
Sâu răng nên ăn gì và kiêng gì? Sâu Răng Nên Ăn Gì và Nên Kiêng Gì Giúp Cải Thiện Bệnh?

Sâu răng và chế độ ăn uống có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy sâu răng nên ăn…

Top 10 Thuốc Đặc Trị Sâu Răng Cho Bà Bầu Tốt Mà An Toàn

Trên thị trường có nhiều loại thuốc đặc trị sâu răng cho bà bầu có hiệu quả tốt và an…

Sâu răng số 7: Nguyên nhân và giải pháp điều trị, phòng ngừa sâu răng Sâu răng số 7: Nguyên nhân và giải pháp điều trị, phòng ngừa sâu răng

Tình trạng sâu răng vô cùng phổ biến hiện nay, gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt mỗi người.…

Trẻ bị sâu răng cần được điều trị đúng cách Cách Chữa Sâu Răng Ở Trẻ Em An Toàn Mà Hiệu Quả Cao

Sâu răng là tình trạng thường gặp ở trẻ em, có khoảng 80% trẻ trong độ tuổi từ 4 -…

Sâu răng có mủ: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả Sâu răng có mủ: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Sâu răng có mủ là hiện tượng xảy ra khi hại khuẩn đã xâm nhập vào bên trong ngà răng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua