Cách Chữa Mề Đay Bằng Gừng với 7 Mẹo Hay Dân Gian

Chữa mề đay bằng gừng là mẹo dân gian được áp dụng rộng rãi vì dễ thực hiện, có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả tốt. Bên cạnh tác dụng cải thiện tổn thương da do mề đay gây ra, các mẹo chữa từ gừng còn phù hợp với người nổi mẩn do dị ứng thời tiết, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa,… Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ.

Mề đay là bệnh ngoài da ảnh hưởng nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, bệnh lý có thể xuất hiện ít nhất một lần trong đời do nhiều yếu tố khác nhau. Mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định nhưng nổi mề đay có liên quan đến phản ứng của cơ thể đối với các chất gây dị ứng.
Cụ thể, khi bị côn trùng đốt, da khô do thay đổi thời tiết, tắm qua lâu, tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, dùng một số thực phẩm chứa hàm lượng protein cao,… có thể kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamin (chất trung gian trong phản ứng dị ứng).
Từ đó, hình thành các mẩn đỏ có kích thước đa dạng, nổi thành từng mảng hoặc riêng lẻ gây ngứa ngáy, khó chịu. Lúc này, mề đay sẽ xuất hiện. Trường hợp mề đay xuất hiện không rõ tác nhân còn được gọi là mề đay vô căn.
Thông thường, biểu hiện mề đay mẩn ngứa xuất hiện đột ngột nhưng sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khởi phát thường xuyên nếu bạn vô tình tiếp xúc với dị nguyên. Để kiểm soát bệnh lý, bạn cần tìm ra nguyên nhân và tránh xa chúng, đồng thời kết hợp các biện pháp chăm sóc, mẹo chữa tại nhà và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp cần thiết.
Có nên chữa mề đay bằng gừng không?
Tuy không quá nghiêm trọng nhưng các biểu hiện mề đay khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát, sưng đỏ da,… Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, chức năng thẩm mỹ. Một số trường hợp cào gãi mạnh gây tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm da.
Để giảm nhẹ cơn ngứa ngáy, khó chịu cũng như hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương. Nhiều người bệnh tìm đến các mẹo dân gian từ các thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính và có thể áp dụng trong thời gian dài. Trong đó, chữa mề đay bằng gừng là được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian và được phản hồi tích cực.
Theo tài liệu y học cổ truyền, gừng (sinh khương) là vị thuốc được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Thảo dược có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, quy vào kinh Tỳ, Vị và Phế, công dụng chỉ thống, sát khuẩn, giải độc, tán hàn,… Nên được dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, răng miệng và bệnh ngoài da, trong đó mề đay mẩn ngứa.

Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy tác dụng chữa mề đay mẩn ngứa của gừng nhờ vào hoạt chất Zingerol và Gingerol giúp sát khuẩn, chống viêm, làm dịu vùng da bị tổn thương và rút ngắn thời gian điều bệnh hiệu quả.
Có thể nhận thấy, gừng tươi có tác dụng trong việc điều trị mề đay mẩn ngứa nói riêng và các bệnh da liễu nói chung. Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp nổi mề đay do những nguyên nhân thông thường và tổn thương ở mức độ nhẹ. Trường hợp nặng nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả tốt nhất.
Tham khảo thêm: Top 6 Cách Chữa Bệnh Nổi Mề Đay Tại Nhà Bằng Dân Gian Hiệu Quả
Hướng dẫn 7 cách chữa mề đay bằng gừng được áp dụng rộng rãi
Trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa nổi mề đay bằng gừng. Theo đó, bạn có thể sử dụng gừng đơn lẻ hoặc kết hợp với các thảo dược khác để tăng tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung gừng vào chế độ ăn thường xuyên để hỗ trợ điều trị bệnh từ bên trong.
Dưới đây là một số cách chữa mề đay bằng ngứa bằng gừng đơn giản, dễ thực hiện:
1. Tắm với gừng giảm nổi mề đay
Tổn thương da do mề đay gây ra có thể ảnh hưởng đến một vùng da hoặc nhiều vị trí trên cơ thể. Để giảm ngứa ngáy, khó chịu và giúp các mẩn đỏ biến mất nhanh chóng, bạn có thể dùng gừng nấu nước để tắm đều đặn mỗi ngày.
Thành phần hoạt chất có trong thảo dược sẽ giúp làm dịu vùng da nóng đỏ, ngứa ngáy, sát khuẩn, chống viêm, hạn chế các tác nhân gây bệnh tấn công và gây ra các bệnh về da. Tắm nước gừng thường xuyên còn giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, tăng tuần hoàn máu, cải thiện miễn dịch và phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi lớn, cạo vỏ, rửa sạch rồi để ráo
- Đập dập củ gừng hoặc thái lát mỏng rồi cho vào nồi cùng với 2 lít đun sôi
- Đun khoảng 10 phút để tinh chất dược liệu hòa với nước thì tắt bếp
- Sau đó cho thêm 2 muỗng muối vào và khuấy đều
- Dùng nước này pha với nước mát để có nhiệt độ phù hợp và dùng để tắm
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày đến khi mề đay thuyên giảm hẳn
2. Chữa nổi mề đay bằng rượu gừng
Thực tế, rượu không có tác dụng chữa mề đay mẩn ngứa, các bệnh viêm da. Tuy nhiên, khi ngâm cùng với gừng sẽ mang lại công dụng kiểm soát mẩn ngứa, đau rát hiệu quả. Lúc này, rượu được xem như là chất xúc tác để các hoạt chất có trong thảo dược phát huy công dụng tốt nhất, đồng thời giúp bảo quản trong thời gian dài, không gây hư hỏng.

Do đó, để tiết kiệm được thời gian cũng như đạt được hiệu quả chữa mề đay mẩn ngứa tốt nhất, bạn có thể sử dụng rượu gừng. Một số trường hợp nhận thấy tác dụng chữa bệnh của rượu gừng tốt hơn so với tắm nước gừng mỗi ngày.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1kg gừng tươi, cạo vỏ và rửa sạch
- Sau đó thái từng lát mỏng và để ráo
- Cho tất cả vào hũ thủy tinh và đổ rượu trắng ngậm dược liệu
- Đậy kín nắp, để ở nơi khô ráo thoáng mát
- Ngâm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng
- Mỗi lần lấy một ít rượu gừng thoa đều lên vùng da bị mề đay
- Ngày thoa 2 lần để đạt được kết quả tốt nhất
3. Gừng tươi kết hợp lá trầu không chữa mề đay hiệu quả
Lá trầu không là thảo dược có dược tính và công năng đa dạng nên được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Vị thuốc có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, thúc đẩy phục hồi vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.
Việc kết hợp gừng tươi và lá trầu không sẽ tăng tác dụng chữa mề đay mẩn ngứa, giảm ngứa ngáy, nóng rát nhanh chóng. Ngoài ra, mẹo chữa này còn mang lại hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, dị ứng thời tiết,….
Hướng dẫn thực hiện:
- Chọn 1 củ gừng tươi, rửa sạch và đập dập
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, ngâm rửa sạch với nước sinh lý thì để ráo
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho tất cả vào đun thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp
- Để nước bớt nóng thì pha với nước mát để có nhiệt độ phù hợp
- Dùng nước này ngâm rửa hoặc tắm, có thể tận dụng phần bã chà xát nhẹ nhàng để cải thiện cơn ngứa ngáy
4. Công thức gừng tươi và mật ong giảm nổi mề đay
Như đã đề cập, mề đay mẩn đỏ có thể xuất hiện khi dùng các thực phẩm gây dị ứng, kích ứng. Thông thường là những thực phẩm giàu protein như tôm, cua, mực, ốc, sò, thịt bò, thịt gà, thịt bê,… Dị ứng thức ăn nổi mề đay có mức độ nguy hiểm cao, có thể gây sốc phản vệ trong một số trường hợp và cần được cấp cứu kịp thời để bảo toàn tính mạng.

Với những trường hợp này, bạn có thể uống trà gừng mật ong để cải thiện. Cách này không chỉ giúp giảm các biểu hiện trên da mà còn cải thiện các biểu hiện khác như lạnh bụng, buồn nôn, ói mửa, ho, đau đầu,… Tuy nhiên, không dùng mật ong nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cho vài lát gừng tươi vào cốc và hãm với 200ml nước sôi
- Sau 15 phút thì cho 1 muỗng mật ong nguyên chất vào
- Khuấy đều và uống khi còn ấm
5. Chữa mề đay mẩn ngứa bằng gừng tươi và lá trà xanh
Lá trà xanh không chỉ là thức uống được ưa chuộng tại nhiều quốc gia mà còn là vị thuốc quý với nhiều công dụng như thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, kháng khuẩn. Do đó, nhiều người tận dụng thảo dược này trong chữa các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm, nổi mề đay mẩn ngứa,…
Kết hợp gừng tươi và lá trà xanh sẽ tăng tác dụng chống viêm, sát khuẩn, làm dịu vùng da bị tổn thương, nổi mẩn đỏ và cải thiện cơn ngứa ngáy hiệu quả. Sau khi mề đay được kiểm soát, bạn có thể áp dụng mẹo chữa này thường xuyên để ngăn ngừa bệnh tái phát, đồng thời giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân gây hại.

Hướng dẫn thực hiện:
- Chọn lá trà xanh tươi, không sâu bệnh khoảng 1 nắm. Ngâm rửa rồi để ráo
- Gừng mang đi cạo vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ
- Đun sôi 1.5 – 2 lít nước rồi cho các dược liệu vào đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp
- Cho thêm 1 muỗng muối để tăng tác dụng chữa bệnh
- Đợi đến khi nước nguội thì dùng nước này để tắm, vệ sinh vùng da bị mề đay
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn
6. Gừng tươi kết hợp với lá khế giảm ngứa, nổi mề đay
Lá khế được biết đến là thảo dược tự nhiên lành tính, không chứa độc, được sử dụng trong bài thuốc chữa nổi mề đay mẩn ngứa cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Trong y học cổ truyền và y học hiện đại đều nhận thấy trong thảo dược này chứa thành phần, dược tính có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, giải độc, giảm ngứa ngáy,… mang lại tác dụng tốt trong chữa các bệnh viêm da nói chung và nổi mề đay mẩn ngứa nói riêng.
Vì vậy, người mắc phải bệnh lý này có thể kết hợp gừng tươi với lá khế để phục hồi da, giảm các biểu hiện lâm sàng khó chịu. Áp dụng đều đặn còn giúp phòng ngừa mề đay mẩn ngứa tái phát lâu dài cũng như tăng cường sức khỏe của làn da.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo vỏ rồi rửa sạch và đập dập
- Hái 1 nắm lá khế tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
- Cho các thảo dược vào nồi cùng với 2 lít và đun sôi
- Đến khi sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp và để nguội
- Dùng nước này để vệ sinh vùng nổi mày đay và tắm
- Có thể tận dụng phần bã chà xát nhẹ nhàng để giảm ngứa ngáy
7. Một số món ăn từ gừng hỗ trợ điều trị mề đay mẩn ngứa
Các nghiên cứu nhận thấy, người có hệ miễn dịch suy giảm thường dễ bị nổi mề đay mẩn ngứa hơn so với người bình thường. Không chỉ cải thiện tình trạng nổi mề đay do dị ứng thực phẩm, việc dùng các món ăn từ gừng còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện miễn dịch. Từ đó hỗ trợ điều trị và hạn chế bệnh tái đi tái lại thường xuyên.

Việc bổ sung gừng vào thực đơn còn giúp kích thích vị giác, bạn sẽ ăn ngon miệng hơn. Đồng thời làm giảm tình trạng lạnh bụng, đau bụng, khó tiêu khi ăn các món ăn lạ, khó tiêu. Theo đó, người bị mề đay mẩn ngứa có thể dùng mứt gừng, yến sào chưng gừng, canh gừng chay, thịt kho gừng,…
Lưu ý khi chữa mề đay bằng gừng
Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất khi áp dụng các cách chữa từ gừng, người bị nổi mề đay mẩn ngứa cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các cách chữa từ gừng chỉ phù hợp với những trường hợp bị nổi mề đay ở mức độ nhẹ, chưa xuất hiện lở loét, rỉ dịch,… Trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
- Trước khi thực hiện các mẹo chữa, bạn cần ngâm rửa sạch các dược liệu với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, hóa chất, nấm mốc,… tránh gây kích ứng khiến tình trạng tổn thương da tiến triển nặng nề.
- Do có tính nóng nên bạn chỉ nên sử dụng gừng với lượng vừa đủ. Nếu lạm dụng có thể gây nóng rát, bỏng da và khiến tổn thương do mề đay gây ra lan rộng, mất nhiều thời gian phục hồi và có thể là bị viêm da.
- Mề đay mẩn ngứa xảy ra do nhiều tác nhân khác nhau, nếu không xác định được dị nguyên sẽ khiến bệnh tái phát thường xuyên. Vì vậy, bên cạnh áp dụng các mẹo chữa từ gừng, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây nổi mề đay và cách ly chúng để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc da, vệ sinh cá nhân để bảo vệ, tăng cường hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân gây dị ứng, kích ứng.
Trên đây là các cách chữa mề đay bằng gừng cũng như một số lưu ý trong quá trình thực hiện. Các mẹo chữa từ thảo dược nói chung chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ. Bên cạnh đó, hiệu quả cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào cơ địa, do đó bạn nên cân nhắc khi áp dụng mẹo chữa này.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 cách chữa mề đay bằng lá tía tô đơn giản mà hay
- Chữa Mề Đay Bằng Lá Đinh Lăng qua 3 Cách hay dân gian
TIN BÀI NÊN ĐỌC


Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!