Mề đay ở trẻ em và liệu pháp thảo dược dứt điểm sau 1 liệu trình 

Kỳ 2: Nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc đặc trị mề đay từ phương thuốc Nam bí truyền của người Mường

Kỳ 3: Hoàn thiện bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang thế hệ 2 đặc trị mề đay toàn diện, ngăn tái phát

VTV2 ghi nhận hiệu quả điều trị mề đay tại TT Thuốc dân tộc qua phản hồi bệnh nhân

Các bài thuốc nam trị ngứa toàn thân hiệu quả dễ kiếm

Trung tâm Thuốc dân tộc đồng hành cũng VTV2 trong điều trị mề đay, mẩn ngứa

Nguyên nhân và cách chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

Bệnh nổi mề đay ở trẻ em và cách chữa trị lành tính hiệu quả

Nổi mẩn ngứa khắp người không rõ nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh mề đay trong đông y và các bài thuốc điều trị hiệu quả nhất

Mề đay cholinergic – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mề đay cholinergic là một biến thể của bệnh mề đay mẩn ngứa. Căn bệnh này có những triệu chứng tương tự mề đay thông thường, nhưng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể quá nóng. Bệnh có thể kéo dài và tái phát liên tục, gây ra biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị mề đay cholinergic hiệu quả, an toàn từ thảo dược thiên nhiên.

Mề đay cholinergic
Mề đay cholinergic nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng.

Mề đay cholinergic là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc): Mề đay cholinergic là một bệnh phát ban ngoài da thường được gọi là bệnh nổi mề đay cấp tiết cholin. Bệnh xảy ra do da phản ứng với acetylcholin, một chất trung gian có vai trò dẫn truyền thần kinh để kiểm soát sự co giãn của mạch máu và làm chậm nhịp tim. Quá trình phản ứng kích thích các tế bào mast tăng tiết histamin gây ra các triệu chứng mề đay.  Bệnh thường xảy ra ở những người có nhiệt độ cơ thể quá nóng hoặc đổ nhiều mồ hôi.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Mề đay cholinergic sẽ tự biến mất ngay sau đó mà không cần tiến hành điều trị hoặc có thể kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục biến chứng thành mề đay cholinergic mãn tính. 

Phân loại mề đay cholinergic

Cholinergic là từ dùng để chỉ một phần của hệ thống dây thần kinh giúp kiểm soát sự co giãn của mạch máu và làm chậm nhịp tim. Dựa vào phản ứng của đặc điểm của mề đay cholinergic mà bệnh được chia thành 4 loại chính sau:

  • Mề đay cholinergic do dị ứng với mồ hôi
  • Mề đay cholinergic do tắc lỗ chân lông
  • Mề đay cholinergic do tự phát
  • Mề đay cholinergic do có giảm tiết mồ hôi

Biến chứng của bệnh mề đay cholinergic

Mề đay cholinergic thông thường không gây nguy hiểm, đa số có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục. Nếu không được điều trị kịp thời bằng biện pháp phù hợp có thể dẫn tới biến chứng, gây dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ đe dọa tính mạng.

Ngoài ra, căn bệnh này thường gây ra nhiều bất tiện, khó khăn với những người tập luyện thể thao, bởi cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Do đó, khi phát hiện những triệu chứng của căn bệnh này bệnh nhân nên đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và an toàn nhất.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay cholinergic

Hiện nay chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến căn bệnh mề đay cholinergic. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố tác động gây nổi mề đay cholinergic như:

  • Mồ hôi: Là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh mề đay cholinergic. Một số tình huống sau có thể khiến người bệnh đổ mồ hôi và dẫn tới mề đay cholinergic: tắm bồn nước nóng, tập thể dục, ngồi trong phòng có nhiệt độ cao, xông hơi hoặc tắm bể sục, sốt cao, nổi nóng, ăn nhiều đồ cay…
  • Nhiệt độ: Truyền nhiệt trực tiếp từ cơ thể ra môi trường hoặc bài tiết và bốc mồ hôi là hai hình thức thoát nhiệt chính của cơ thể. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ bên ngoài và bên trong có sự thay đổi, quá trình thoát nhiệt sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến hiện tượng hình thành mề đay cholinergic.
  • Thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc chống viêm, kháng sinh có thể là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay cholinergic.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng như sán, giun,… chúng sẽ theo đường máu và di chuyển vào nội tạng cũng như một số vị trí khác trong cơ thể. Khi đó, cơ thể sẽ phát hiện kháng nguyên lạ và sinh ra hoạt chất bảo vệ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến dị ứng da và hình thành mề đay cholinergic.
 Nguyên nhân gây nổi mề đay cholinergic
Nổi mề đay cholinergic thường là do vận động thể thao ra nhiều mồ hôi

Đối tượng dễ mắc bệnh mề đay cholinergic

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mề đay cholinergic cao như

  • Người bị viêm da cơ địa, hen suyễn hoặc bị viêm mũi dị ứng
  • Bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc aspirin
  • Người gia đình có tiền sử bị mề đay cholinergic
  • Bệnh nhân bị suy giảm chức năng thần kinh – tuyến mồ hôi
  • Người thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc làm việc ở những nơi có nhiệt độ cao.

Triệu chứng mề đay cholinergic

Bệnh mề đay cholinergic thường có xu hướng bộc phát nhanh, ngay sau khi bạn bị đổ mồ hôi hoặc cơ thể quá nóng. Thông thường, phát ban có thể xảy ra bất cứ đâu trên cơ thể nhưng ở một số người, chúng xuất hiện nhiều ở cánh tay và thân.

Một số dấu hiệu mề đay cholinergic điển hình sau:

  • Khi bệnh mới khởi phát, người bệnh có cảm giác ngứa như muỗi chích. Sau đó, ngứa lan rộng ra các vùng xung quanh.
  • Da nổi những nốt ban đỏ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau và xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay cholinergic đều không nghiêm trọng và các nốt phát ban sẽ tự biến mất sau đó vài giờ. Tuy nhiên, ở một số người có phản ứng nghiêm trọng có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Đánh trống ngực
  • Co thắt dạ dày

Chẩn đoán bệnh mề đay cholinergic

Các bác sĩ thường chẩn đoán tình trạng bệnh thông qua các triệu chứng mô tả. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác, họ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện các thử nghiệm sau:

  • Tập thể dục: Chuyên viên y tế sẽ yêu cầu bệnh nhân tập một số động tác thể dục. Sau đó, họ sẽ theo dõi và tìm dấu hiệu của bệnh mề đay cholinergic trên cơ thể người bệnh.
  • Thử nghiệm làm ấm thụ động: Trong khi người bệnh ngồi trong phòng làm ấm hoặc nước ấm thì bác sĩ sẽ giúp kiểm tra xem có triệu chứng mề đay cholinergic xuất hiện hay không.
  • Thử nghiệm thuốc methacholine trên da: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào da và xem mề đay cholinergic có phát triển hay không.

Bệnh mề đay cholinergic có chữa được không? Phương pháp điều trị nào hiệu quả?

Ở nhiều trường hợp, mề đay cholinergic có thể tự biến mất sau khoảng vài giờ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm trong ngày thì người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm, tránh tâm lý chủ quan khiến bệnh nặng hơn và dẫn tới biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, căn bệnh này cần được điều trị sớm và kịp thời bằng các phương pháp phù hợp. Những cách chữa mề đay cholinergic phổ biến nhất hiện nay như:

Cách chữa mề đay cholinergic tại nhà

Các mẹo dân gian chữa mề đay cholinergic tại nhà được khá nhiều người tin tưởng sử dụng. Mặc dù các phương pháp này rất đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí, tuy nhiên chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Nếu nổi mề đay cholinergic nghiêm trọng, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị bằng phương pháp chính thống mới có thể đẩy lùi được bệnh. Ngoài ra, khi áp dụng mẹo dân gian cần chú ý đảm bảo khâu vệ sinh để tránh nhiễm trùng da dẫn tới biến chứng nguy hại.

Một số cách chữa mề đay cholinergic tại nhà phổ biến như:

  • Chữa mề đay cholinergic bằng lá khế: Lấy một nắm lá khế chua, rửa sạch đun sôi với 1 lít nước dùng uống trong ngày.
  • Chữa mề đay cholinergic bằng đu đủ: Chuẩn 100g đu đủ già nhưng chưa chín, 1 nhánh gừng nhỏ và 100ml giấm gạo. Đem đun đu đủ với giấm gạo và gừng khi gần cạn thì tắt bếp, lấy đu đủ ra ăn trong ngày.
  • Chữa mề đay cholinergic bằng tía tô: Dùng khoảng 50g lá tía tô đem rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy nước cốt uống. Phần bã lá tía tô chà xát lên vùng da bị bệnh.

cách chữa mề đay cholinergic tại nhà bằng lá tía tô

Cách chữa bệnh mề đay cholinergic bằng thuốc Tây y

Dựa vào kết quả chẩn đoán cũng như thể tạng của từng người, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Một số loại thuốc có thể được chỉ định cho bệnh nhân dùng để giảm ngứa và giảm phản ứng dị ứng. 

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng làm giảm những kích thích ở da, xoa dịu triệu chứng ngứa. Một số loại thuốc thuộc nhóm hydroxyzin, ranitidin, cetirizin, loratadin,… thường được sử dụng để kiểm soát nổi mề đay cholinergic.
  • Thuốc tiêm trong da: Bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 0,05 mL methachlin 0.02% hoặc 0.05mL carbamylcholin 0.002% với mục đích làm giảm triệu chứng của bệnh mề đay cholinergic.
  • Thuốc kháng cholinergic
  • Danazol
  • Một số loại thuốc khác: Oral scopolamine butylbromide hoặc enzoyl scopolamine

Bên cạnh đó, bác sĩ đề nghị bệnh nhân sử dụng các loại kem bôi như kem chống dị ứng, lotion dưỡng ẩm và moisturizing Creams,… nhằm cung cấp độ ẩm cho da và giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, nổi ban đỏ.

Thuốc chữa bệnh mề đay cholinergic
Chữa bệnh mề đay cholinergic bằng thuốc

Khi sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị mề đay cholinergic, bệnh nhân cần hết sức thận trọng và tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm. Bên cạnh đó, những loại thuốc này được khuyến cáo không sử dụng trong thời gian dài để tránh gây hại cho cơ thể và tạo phản ứng “nhờn thuốc” khiến bệnh khó chữa hơn và tái phát nhiều lần.

Cách chữa mề đay cholinergic bằng phương pháp Đông y

Đông y chỉ ra rằng mề đay cholinergic sinh ra do 2 nhóm nguyên nhân sau:

  • Nguyên nhân bên trong: Do cơ thể suy nhược, thể trạng kém, khí hư sinh phong, ngoài ra còn do chức năng các tạng can, thận yếu khiến các yếu tố ngoại tà dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
  • Nguyên nhân bên ngoài: Do các yếu tố ngoại tà tấn công, chủ yếu là phong nhiệt, vi khuẩn, virus…

Từ những nguyên nhân này, Đông y đề ra nguyên tắc điều trị bao gồm: tiêu độc, giải nhiệt, trừ tà, chống dị ứng, kháng viêm, an thần. Đồng thời bồi bổ, phục hồi chức năng tạng can, thận để ổn định hoạt động cơ thể, giúp tăng thể trạng để chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại.

Nắm vững nguyên tắc điều trị mề đay cholinergic của Đông y, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã tiến hành nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Tiêu ban giải độc thang, đặc trị mề đay mẩn ngứa.

Tiêu ban giải độc thang – Bài thuốc Nam trị mề đay cholinergic tận gốc

Tiêu ban giải độc thang ra đời dựa trên kết quả đề tài nghiên cứu chuyên sâu “Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị các bệnh mề đay mẩn ngứa” của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc trong 5 năm với sự tham gia của đội ngũ y bác sĩ đầu ngành y học cổ truyền. Bài thuốc gồm 2 chế phẩm chính: Giải độc hoàn, Bình can hoàn. Theo lý luận biện chứng của Đông y, sự kết hợp của 2 bài thuốc này sẽ tạo nên công dụng gấp đôi, điều trị tận gốc mề đay cholinergic và ngăn chặn tái phát trở lại.

Tiêu ban Giải độc thang chữa mề đay hiệu quả, an toàn
Tiêu ban Giải độc thang chữa mề đay hiệu quả, an toàn

Tiêu ban giải độc thang có thành phần gồm nhiều vị thuốc quý, trong đó nổi bật là:

  • Kim ngân: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc chủ trị các căn bệnh mẩn ngứa, dị ứng, phát ban, mụn nhọt…
  • Bồ công anh: Công dụng thanh nhiệt, giải độc, tán sưng, tiêu viêm.
  • Thương nhĩ tử: Công dụng sát trùng, chủ trị mẩn ngứa, mụn nhọt.
  • Đơn đỏ: Công dụng thanh nhiệt, giảm đau, rất hiệu quả trong điều trị mẩn ngứa, phát ban, nổi mụn.
  • Phòng phong: Công dụng điều hòa nhiệt độ, kháng khuẩn, khu phong…

Sự kết hợp hoàn hảo của các vị thuốc quý theo công thức bí truyền được tính toán kỹ lưỡng và kiểm định lâm sàng gắt gao đã mang lại hiệu quả cao cho bài thuốc Tiêu ban giải độc thang.

Bài thuốc giúp giải độc, ứ hóa, thanh nhiệt, tiêu viêm để loại bỏ hết các nốt sần mề đay. Đồng thời tăng cường chức năng gan, thận, thông mật, hoạt huyết để kích thích đào thải độc tố khỏi cơ thể. Nâng cao vệ khí, cải thiện cơ địa, nhờ đó tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, phòng ngừa tái phát mề đay cholinergic.

Khảo sát trên các bệnh nhân mắc mề đay cholinergic điều trị bằng bài thuốc Tiêu ban giải độc thang cho thấy, có trên 95% bệnh nhân hết hẳn triệu chứng bệnh ngay sau một liệu trình điều trị. Đặc biệt, tỉ lệ tái phát bệnh trở lại rất thấp, dưới 5%. Các trường hợp tái phát chủ yếu do người bệnh không điều trị đủ liệu trình được tư vấn và dừng thuốc đột ngột ngay khi thấy bệnh thuyên giảm.

Tiêu ban Giải độc thang điều trị hiệu quả mọi thể mề đay
Tiêu ban Giải độc thang điều trị hiệu quả mọi thể mề đay

Tiêu ban giải độc thang được bào chế từ 100% thảo dược sạch tự nhiên, trải qua các bước chọn lọc và kiểm định khắt khe nhất, đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO mới được đưa vào bào chế. Nhờ đó bài thuốc luôn đạt chất lượng cao về tỉ lệ dược chất và hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà các bác sĩ có thể linh hoạt gia giảm thành phần của bài thuốc cho phù hợp. 

Chính sự khắt khe ngay từ khâu chọn lọc nguyên liệu đến khi bào chế đã giúp bài thuốc đảm bảo sự an toàn tuyệt đối với sức khỏe bệnh nhân. Kể từ khi bài thuốc được chính thức đưa vào phác đồ điều trị các căn bệnh mề đay mẩn ngứa tại Trung tâm Thuốc dân tộc, chưa từng ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng phụ.

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang và liệu pháp thảo dược của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn là giải pháp toàn diện đưa tin trong phóng sự công tác điều trị mề đay bằng Đông y.

Bạn đọc xem chi tiết phóng sự VTV2 TẠI ĐÂY hoặc xem qua video sau:

Ngoài ra, khi tới điều trị bệnh mề đay cholinergic tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bệnh nhân sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ hàng đầu về Y học cổ truyền, với hàng chục năm kinh nghiệm công tác tại những bệnh viện lớn trên cả nước. Tiêu biểu như:

  • Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện YHCT Trung ương.
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên với hơn 20 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang.
  • Bác sĩ Vi Văn Thái, nguyên Giám đốc Bệnh viện Y Dược cổ truyền Quảng Ninh…
Phác đồ điều trị mề đay tại Trung tâm Thuốc dân tộc
Phác đồ điều trị mề đay tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Đến với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, bệnh nhân luôn nhận được đón tiếp tận tình, thăm khám bệnh kỹ lưỡng và tư vấn chuẩn xác về tình trạng bệnh, cùng phác đồ điều trị phù hợp nhất. Luôn cố gắng hết mình vì sức khỏe của người bệnh, Trung tâm Thuốc dân tộc nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để tìm ra những phương thuốc công hiệu nhất. Những đóng góp ấy đã được ghi nhận bởi nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý.

Hàng ngàn bệnh nhân mề đay đã tìm được lối thoát khỏi, không còn bị ám ảnh bởi các triệu chứng bệnh. Dưới đây là 1 số phản hồi của người bệnh.

Diễn viên Phùng Khánh Linh được biết đến trong bộ phim Về nhà đi con bị mề đay mãn tính. Sau 2 tháng sử dụng thuốc Tiêu ban Giải độc thang chị đã không còn biểu hiện bệnh mề đay nữa.

Xem chi tiết chia sẻ của diễn viên Khánh Linh:

Bị mề đay mẩn ngứa, sản ngứa, nhà văn Trần Thị Tuyết Trinh (bút danh Hạc Xanh đã khỏi hẳn bệnh gần 1 năm chưa tái phát nhờ sử dụng bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. 

[Bạn đọc vui lòng xem video kinh nghiệm khỏi phong ngứa sau sinh của nhà văn Hạc Xanh]

Chị Đỗ Thị Ngọc bị nổi mề đay mẩn ngứa mỗi khi thời tiết thay đổi. Nhờ biết đến bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang mà chị đã khỏi hẳn bệnh 4 năm nay không có dấu hiệu tái phát.

[Xem chi tiết chia sẻ của chị Ngọc về hiệu quả bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang]

Bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi – Hà Nội) khỏi bệnh mề đay nhờ bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang:

Xem ngay:Chuyên gia và người bệnh đánh giá về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Phòng ngừa bệnh mề đay cholinergic

Một trong những cách phòng ngừa bệnh đơn giản nhất là bệnh nhân nên tránh xa các bài tập gây nóng và đổ nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamine để ngăn ngừa phản ứng dị ứng. 

Đồng thời, để hạn chế phản ứng thái quá của cơ thể với yếu tố kích hoạt, bệnh nhân có thể lựa chọn thuốc chẹn beta, ức chế miễn dịch hoặc thuốc giảm mồ hôi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, luôn tạo tâm lý thoải mái để phòng ngừa bệnh mề đay cholinergic hiệu quả.

Bệnh mề đay cholinergic khi mới khởi phát tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển nặng và gây biến chứng nặng nề. Vì vậy, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị ngay từ khi bản thân xuất hiện những triệu chứng bệnh đầu tiên. Có như vậy mới giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần.

Ngoài ra, ngay khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc mề đay cholinergic, bệnh nhân nên theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể và thăm khám sớm để điều trị kịp thời.

Để nhận tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh cũng như phác đồ điều trị mề đay cholinergic phù hợp nhất từ các chuyên gia, bệnh nhân nên đến trực tiếp các cơ sở của Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc trên toàn quốc.

Bài đọc thêm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Chức năng thận suy giảm khiến độc tố tích tụ trong cơ thể cũng có thể gây ngứa toàn thân.

Ngứa toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Những cơn ngứa toàn thân không chỉ gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh mà còn là dấu…

Lá Đơn Đỏ Chữa Mề Đay - Bật Mí 7 Cách Dùng Hay Nhất

Lá Đơn Đỏ Chữa Mề Đay – Bật Mí 7 Cách Dùng Hay Nhất

Lá đơn đỏ chữa mề đay là mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu…

Da bị đỏ mẩn ngứa và tróc vẩy sần sùi là bị gì?

Tình trạng da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy thuộc về dạng rối loạn da. Dưới đây là một số nguyên…

Lá trầu không chữa bệnh mề đay có thực sự hiệu quả?

Hướng dẫn dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay đúng cách

Nhiều người lựa chọn lá trầu không chữa bệnh mề đay không chỉ vì dược liệu có nguồn gốc tự…

Nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa với triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, thẩm mỹ và sức…

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn Hoàng Diệp AnhNguyễn Hoàng Diệp Anh says: Trả lời

    Dạo này em tự dưng bị triệu chứng là hoạt động mạnh làm cơ thể nóng lên thì cơ thể em bắt đầu nổi lên những đốm đỏ to nhỏ khắp mặt tay người và vùng cổ nhưng khi vào chỗ mát thì sẽ hết. Nếu mà khi nổi lên như thế một lúc mà ko vào chỗ mát thì nó bắt đầu nổi lên những cái mụn giống như mề đay cholinergic. Cho em hỏi bệnh này là bệnh gì và làm cách nào để chấm dứt nó

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *