Nổi mề đay ở tay – Nguyên nhân và cách trị nhanh nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nổi mề đay ở tay thường khởi phát do dị ứng thực phẩm, tiếp xúc với côn trùng, căng thẳng thần kinh hoặc do các bệnh nhiễm trùng gây ra. Tình trạng này thường được chữa khỏi bằng thuốc và các thảo dược.

nổi mề đay ở lòng bàn tay
Nổi mề đay ở tay có thể khởi phát do dị ứng thực phẩm, côn trùng cắn, tác dụng phụ của thuốc,…

Các dấu hiệu nhận biết nổi mề đay ở tay

Nổi mề đay là một trong những dạng tổn thương da thường gặp. Tình trạng này đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm đỏ/ hồng, có kích thước đa dạng và thường gây ngứa, khó chịu. Triệu chứng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, cánh tay hoặc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Phần lớn các trường hợp nổi mề đay đều gây khó chịu, bứt rứt và ngứa ngáy dữ dội
Phần lớn các trường hợp nổi mề đay đều gây khó chịu, bứt rứt và ngứa ngáy dữ dội

Các dấu hiệu nhận biết nổi mề đay ở tay, bao gồm:

  • Xuất hiện các đốm đỏ nhỏ ở cánh tay và lòng bàn tay
  • Ngứa ngáy dữ dội
  • Một số trường hợp nổi mề đay có thể bị viêm sưng và phù mạch
  • Có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như sưng môi, đau họng và sưng mí mắt.

Nổi mề đay ở tay có nguy hiểm không?

Tình trạng phù mạch, viêm sưng nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống và công việc. Nhiễm trùng thường rất khó khắc phục và dễ để lại sẹo.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Bên cạnh đó, mề đay có thể lan rộng ra các vùng da khác hoặc xuất hiện tại đường thở. Nhiều trường hợp mề đay gây sốc phản vệ, nghẹt thở cần cấp cứu nhanh. Vì vậy, dù là mề đay ở tay, chân hay ở vị trí nào trên cơ thể cũng cần được khám chữa sớm bằng phương pháp an toàn.

Các nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay ở tay

Nổi mề đay ở tay được cho là phản ứng của cơ thể với các tác nhân kích thích. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, bao gồm:

Nổi mề đay do dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng nổi mề đay ở tay. Khi phản ứng dị ứng bị kích thích, cơ thể sẽ giải phóng các hoạt chất trung gian và làm phát sinh triệu chứng trên bề mặt da.

Với những trường hợp dị ứng nghiêm trọng, nổi mề đay ở tay có thể đi kèm với biểu hiện sưng mắt, sưng cổ họng, chảy nước mắt, nghẹt mũi,…

Dị ứng thực phẩm có thể kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamine và gây ra các triệu chứng trên da
Dị ứng thực phẩm có thể kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamine và gây ra các triệu chứng trên da

Một số nguyên nhân gây dị ứng thường gặp:

  • Tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm, côn trùng
  • Hít phải khói thuốc lá, phấn hoa và mạt bụi
  • Ma sát giữa da và quần áo
  • Dị ứng thực phẩm (hải sản, đậu phộng, mè đen,…)
  • Tiếp xúc với ánh nắng cường độ cao trong thời gian dài
  • Dị ứng nguồn nước, không khí,…

Căng thẳng thần kinh gây nổi mề đay ở tay

Phản ứng trên da cũng có thể là hệ quả do căng thẳng thần kinh gây ra. Stress gây áp lực lên hệ thần kinh trung ương và khiến hệ miễn dịch suy yếu. Đây là điều kiện thuận lợi khiến các tình trạng trên da bùng phát mạnh như mề đay – mẩn ngứa, chàm, bệnh vảy nến,…

Tổn thương trên da sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu bạn kiểm soát căng thẳng và giữ cho đầu óc thư giãn. Ngược lại căng thẳng kéo dài có thể khiến mề đay ở tay lan rộng ra vùng lưng, ngực và phần chi dưới.

Hệ quả của nhiễm trùng

Các bệnh nhiễm trùng cấp (sởi, sốt phát ban, viêm họng cấp,…) có thể khiến thân nhiệt tăng cao và làm phát sinh tình trạng nổi mề đay ở tay hoặc toàn bộ cơ thể.

nổi mề đay ở bàn tay
Viêm họng cấp, sởi, sốt phát ban,… có thể làm tăng thân nhiệt và gây nổi mề đay ở cánh tay, lưng, ngực,…

Tuy nhiên, tình trạng nổi mề đay do nhiễm trùng thường có dấu hiệu tự thuyên giảm khi bệnh lý được kiểm soát. Hơn nữa nổi mề đay do nguyên nhân này ít khi gây đau và ngứa ngáy.

Thay đổi thời tiết đột ngột

Thời tiết thay đổi ngột từ mùa lạnh sang mùa nóng có thể là nguyên nhân gây phát ban và nổi mề đay ở tay, chân. Nếu nổi mề đay do nguyên nhân này, bạn có thể nhận thấy triệu chứng trên da có xu hướng khởi phát ở từng thời điểm cụ thể trong năm và thuyên giảm khi thời tiết ổn định trở lại.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin,…), thuốc giảm đau gây nghiện (Oxycodon, Morphine,…), thuốc kháng sinh (Cephalosporin, Penicillin,…) có thể gây phát ban và nổi mề đay trên da.

Thông thường hiện tượng này chỉ xảy ra trong vài ngày đầu sử dụng thuốc và có xu hướng thuyên giảm sau 3 – 5 ngày tiếp theo.

nổi mề đay ở bàn tay
Sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau, chống viêm,… có thể khiến da nổi mề đay, phát ban,…

Tuy nhiên nếu tình trạng trên da khởi phát muộn và đi kèm với các biểu hiện nghiêm trọng, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra nổi mề đay ở lòng bàn tay và cánh tay có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như:

  • Bệnh Celiac (xảy ra khi đường ruột nhạy cảm với protein có trong lúa mì)
  • Bệnh tiểu đường type 1
  • Bệnh tuyến giáp
  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Hội chứng Sjogren
  • Không dung nạp rượu bia

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nổi mề đay là phản ứng da cấp tính và có xu hướng thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, nổi mề đay có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ.

nổi mề đay ở bàn tay
Cần tìm gặp bác sĩ khi nổi mề đay ở bàn tay đi kèm với dấu hiệu khó thở, sưng cổ họng, nôn mửa,…

Do đó bạn cần gọi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Khó thở
  • Nôn mửa
  • Buồn nôn
  • Sưng môi
  • Sưng cổ họng
  • Nhịp tim bất thường
  • Choáng váng
  • Chóng mặt
  • Mất thăng bằng

Các biện pháp điều trị nổi mề đay ở tay

Nổi mề đay có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, nổi mề đay có thể kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính, cần được điều trị.

Điều trị nổi mề đay nhẹ

Với trường hợp nổi mề đay khu trú ở cánh tay và bàn tay, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị sau:

nổi mề đay ở cánh tay
Với tình trạng nổi mề đay nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng cách chườm lạnh và sử dụng kem dưỡng ẩm
  • Sử dụng thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 có thể ức chế hoạt động giải phóng histamine và cải thiện các triệu chứng do dị ứng gây ra. Tuy nhiên khi sử dụng nhóm thuốc này, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn ngủ, giảm tập trung, chóng mặt,… Các loại thuốc kháng histamine H1 thường được sử dụng, bao gồm: Loratadine, Desloratadine, Fexofenadine, Cetirizine,…
  • Chườm lạnh hoặc tắm nước mát: Nhiệt độ lạnh có thể làm co mạch máu ở các mô da và làm giảm tình trạng nổi mề đay. Bên cạnh đó, chườm lạnh còn cải thiện tình trạng viêm sưng và hạn chế ngứa ngáy.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da tổn thương 2 lần/ ngày có thể làm dịu da và giảm hiện tượng nổi mề đay ở tay.
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung thực phẩm giàu loại vitamin này có thể ức chế quá trình giải phóng histamine và làm giảm tình trạng nổi mề đay trên da.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung 2 – 3 lít nước/ ngày có thể duy trì độ ẩm trong da, giảm ngứa và tình trạng viêm. Ngoài ra uống nhiều nước còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố trong cơ thể.

Xem thêm: 20 cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản, giúp hết ngứa nhanh nhất

Điều trị nổi mề đay nặng

Với những trường hợp nổi mề đay xuất hiện ở tay, ngực, lưng và có mức độ ngứa dữ dội, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Để làm giảm tình trạng trên da, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc sau:

  • Thuốc chống viêm chứa corticoid: Corticoid đường uống/ tiêm có thể được sử dụng nhằm giảm viêm, sưng đỏ và ngứa đối với những trường hợp mề đay gây phù mạch. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khi có yêu cầu từ bác sĩ.
  • Thuốc chống trầm cảm: Với trường hợp nổi mề đay ở tay kéo dài do trầm cảm, bác sĩ có thể kê toa nhóm thuốc này để cải thiện. Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt,…
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Trong trường hợp nổi mề đay tiếp tục phát triển, bạn có thể sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (Tacrolimus và Cyclosporine) để ngăn chặn quá trình giải phóng histamine và giảm các triệu chứng trên da.

*Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ. Mề đay ở trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và sau sinh thường chống chỉ định với thuốc.

Điều trị mề đay nặng – nhẹ hiệu quả bằng thảo dược Đông y

Thay vì lựa chọn thuốc Tây, người bệnh có xu hướng sử dụng các bài thuốc thảo dược được nghiên cứu kỹ lưỡng. Các bài thuốc này vừa đem lại hiệu quả điều trị toàn diện, vừa đảm bảo tính an toàn do tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc Đông y. Trong đó, bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là bài thuốc đặc trị mề đay trứ danh hiện nay.

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được phóng sự về công tác khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y đăng tải trên VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin. Theo đó, phóng sự VTV2 giới thiệu Tiêu ban Giải độc thang là giải pháp hoàn chỉnh nhất hiện nay.

Xem chi tiết phóng sự VTV2 qua video sau:

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc có những ưu điểm và sự khác biệt sau:

  • Được nghiên cứu và hoàn thiện dựa trên nền tảng tinh hoa YHCT, kế thừa hàng chục bài thuốc bí truyền bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành.
  • Tiêu ban Giải độc thang điều trị dứt điểm mề đay từ gốc, loại bỏ triệu chứng, ngăn tái phát hiệu quả với 2 phương thuốc kết hợp: Giải độc hoàn, Bình can hoàn. 2 phép trị mề đay cơ bản giải độc và tiêu ban được kết hợp hoàn chỉnh.
Công thức thuốc Tiêu bạn Giải độc thang
Công thức thuốc Tiêu bạn Giải độc thang
  • Bài thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau liệu trình đầu tiên. 95% người bệnh khỏi mề đay sau 2-3 tháng dùng thuốc, tỷ lệ tái phát thấp.
  • Liệu pháp trị mề đay tại Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng nhiều vị thuốc quý như: Bồ công anh, Phòng phong, Kim ngân hoa, Xuyên khung, Đơn đỏ… Tuân thủ quy tác phối chế trong Đông y, gia giảm, định lượng thuốc theo tỷ lệ vàng.
  • Bài thuốc sử dụng hoàn toàn thảo dược thiên nhiên. Dược liệu sạch được lấy từ hệ thống vườn thuốc Nam đạt quy chuẩn GACP-WHO. Tiêu ban Giải độc thang an toàn, không tác dụng phụ.
  • Phạm vi điều trị rộng, có thể gia giảm, định lượng thuốc theo thể trạng, bài thuốc phù hợp với mề đay cấp tính, mãn tính, mề đay ở trẻ em, phụ nữ sau sinh…
  • Tiêu ban Giải độc thang bào chế dưới dạng cao tinh chất, thuốc sắc sẵn tiện dụng, dễ bào quản, vị thuốc dễ uống.
Người bệnh cảm nhận hiệu quả bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang theo từng giai đoạn
Các giai đoạn hiệu quả của bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Hàng nghìn bệnh nhân đã điều trị bằng Tiêu ban Giải độc thang và thoát khỏi căn bệnh ám ảnh này chỉ với liệu trình từ 1 đến 3 tháng.

Diễn viên Khánh Linh gây ấn tượng trong bộ phim Về nhà đi con đã khỏi bệnh mề đay mẩn ngứa mãn tính sau 2 tháng dùng thuốc. Nữ diễn viên nổi tiếng cho biết, chị rất hài lòng về hiệu quả bài thuốc.

Xem chi tiết qua video sau:

  • Nữ nhà văn trẻ Hạc xanh (Hà Nội) thoát hẳn mề đay lâu năm nhờ tin dùng Tiêu ban Giải độc thang. 

  • Chị Đỗ Thị Ngọc (Phú Thọ) hết cảnh mất ngủ vì mề đay chỉ sau 2 tháng điều trị bằng Tiêu ban Giải độc thang.

  • Bạn Nghiêm Huyền Linh (Hà Nội) cũng đã khỏi bệnh mề đay sau 1 tháng dùng thuốc.

Xem thêm chi tiết: Bài thuốc thảo dược Đông y 10 người dùng 9 người khỏi mề đay

Những lưu ý khi bị nổi mề đay ở cánh tay

Nổi mề đay ở tay có thể tiến triển tiêu cực và nghiêm trọng dần nếu bạn chăm sóc không đúng cách. Vì vậy trong quá trình điều trị, bạn nên lưu ý những thông tin sau đây:

nổi mề đay ở cánh tay
Nên giữ ấm cho cơ thể và hạn chế hoạt động ngoài trời khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột
  • Không gãi và cào lên vùng da tổn thương
  • Mặc quần áo rộng rãi nhằm hạn chế ma sát lên da
  • Nếu nổi mề đay do thời tiết lạnh, nên mặc áo ấm và hạn chế hoạt động ở ngoài trời
  • Sử dụng kem chống nắng khi di chuyển và hoạt động dưới ánh nắng
  • Dùng máy tạo độ ẩm để tránh tình trạng da khô và giảm nguy cơ nổi mề đay bùng phát trên diện rộng
  • Tránh xa các tác nhân kích thích (thuốc lá, phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi, nấm mốc,…)
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng trong thời gian điều trị

Nổi mề đay ở tay có thể được điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc kháng histamine H1, dưỡng ẩm da và chườm lạnh. Trong trường hợp tình trạng không có cải thiện, bạn nên đến bệnh viện để thực hiện chẩn đoán và can thiệp các biện pháp y tế.

Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 15:00 - 06/11/2023 - Cập nhật lúc: 15:11 - 06/11/2023
Chia sẻ:
Phóng sự VTV2 về công tác khám chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa, dị ứng bằng Đông y phỏng vấn bệnh nhân điều trị thành công tại Trung tâm Thuốc dân tộc [Xem ngay]
Bệnh nhân mề đay mãn tính phản hồi hiệu quả điều trị tại TT Thuốc dân tộc

Bị mề đay mãn tính và đã trải qua nhiều năm chữa trị bằng nhiều cách nhưng không khỏi, bạn…

DV Khánh Linh lấy thuốc tăng cường sức đề kháng Thuốc dân tộc Diễn viên Khánh Linh (Về nhà đi con) tái khám sau điều trị mề đay tại Thuốc dân tộc

Chiều ngày 31/8/2020 Diễn viên Phùng Khánh Linh nổi tiếng với vai diễn cô bạn quốc dân trong bộ phim…

Bs Lê Thị Phương đánh giá về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang Chuyên gia và người bệnh đánh giá về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Bài thuốc Tiêu ban giải độc thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được giới chuyên gia đánh giá là…

giai doc gan Detox orgreen Detox Orgreen có tốt không? Giá bao nhiêu?

Sản phẩm Detox Orgreen là thành quả nghiên cứu khoa học đầy tâm huyết của đội ngũ chuyên gia tại…

Nổi mề đay mẩn ngứa khi trời lạnh và cách chữa nhanh

Nổi mề đay mẩn ngứa khi trời lạnh là tình trạng phổ biến, tái phát hàng năm khi thời tiết…

Bình luận (1)

  1. Ngọc
    Ngọc says: Trả lời

    Giá bn a

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang điều trị thành công bệnh mề đay cho hàng ngàn người. Hiệu quả, mức độ an toàn đã được kiểm chứng.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua