Bị nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có phải dấu hiệu nhiễm trùng hay không? Đa phần bệnh nhân đều sợ nhiễm trùng, bởi đây chính là nguyên nhân dẫn đến hoại tử, gây khó khăn trong sinh hoạt, điều trị và để lại sẹo xấu trên da.
Và để giải đáp thắc mắc chung của nhiều người bệnh, những thông tin sau đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề này. Từ đó, có biện pháp chăm sóc và vệ sinh vết thương đúng cách.

Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương – Dấu hiệu vết thương nhiễm trùng?
Thông thường, cơ thể có cơ chế tự chữa lành vết thương. Nghĩa là sau khi bị thương, vết thương có thể tự khỏi và liền sẹo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vết thương sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi đó, quá trình tự chữa lành thương sẽ bị cản trở và tình trạng vết thương không những không khỏi mà ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguy hiểm hơn, vết thương có thể gây nhiễm trùng máu, làm ảnh hưởng đến tính mạng người mắc phải.
Bình thường, nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương hay còn gọi là viêm quanh vết thương chỉ là biểu hiện hết sức bình thường của hệ miễn dịch cơ thể khi miệng vết thương bị vi sinh vật xâm nhập. Bên cạnh đó, triệu chứng này cũng có thể là tín hiệu thông báo vết thương kéo da non và sắp lành lại. Ngoài ra, nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương cũng có thể là do hoạt chất histamin hình thành trong quá trình loại bỏ lớp vảy bong tróc ngoài da, dẫn đến cảm giác ngứa nhiều trước khi lành.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kèm theo triệu chứng sưng và phù nề kéo dài hơn 4 – 6 ngày. Khi đó, nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có thể được coi là một trong những dấu hiệu nhận biết điển hình của nhiễm trùng. Người bệnh cần thận trọng, tránh bệnh đe dọa đến tính mạng.
Cách nhận biết vết thương bị nhiễm trùng
Ngoài triệu chứng nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương kèm theo tình trạng sưng và phù nề, nhiễm trùng vết thương có thể được nhận biết qua các dấu hiệu sau đây:
+ Vết thương có dấu hiệu đau tăng dần
Ngay sau khi bị thương, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức. Nguyên nhân là do các tế bào bạch cầu hoạt động, chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn gây nhiễm trùng. Thông thường, sau các bước xử lý khử trùng, đau sẽ giảm sau đó. Tuy nhiên, khi vết thương không có dấu hiệu giảm đau, triệu chứng sưng tây kéo dài, rất có thể vết thương đã bị nhiễm trùng, cần được kiểm tra y tế sớm nhất.

+ Có dịch tiết ra từ vết thương
Bình thường, dịch tiết do sự đào thảo giữa vi khuẩn và tế bào bạch cầu chết ở giai đoạn tấn công đầu thường rất ít. Thế nhưng, trong trường hợp chất dịch tiết ra từ vết thương nhiều, diễn ra hàng ngày và kéo dài, khả năng nhiễm trùng ở vết thương rất cao.
+ Dịch tiết ra ở vết thương có mùi hôi
Mùi hôi xuất hiện ở miệng hoặc dịch tiết từ vết thương cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng nặng, thậm chí vết thương đã bị hoại tử. Do đó, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để xử lý vết thương và điều trị nhiễm trùng.
+ Xuất hiện vết đỏ từ ngoại vi vào vùng trung tâm vết thương và gây sưng hạch
Theo các chuyên gia, hạch đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đề kháng của cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Tuy nhiên, trong trường hợp hạch sưng to và đỏ, điều này chứng tỏ cơ thể đang bị nhiễm khuẩn và vết thương bị nhiễm trùng. Người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngoài những dấu hiệu nhiễm trùng vết thương nêu trên, nếu bị sốt kèm theo, đặc biệt là sốt cao 38,5 – 40 độ C, người bệnh không nên điều trị nhiễm trùng tại nhà. Tốt nhất, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để nhận sự chăm sóc từ nhân viên y tế. Tránh trường hợp tự ý điều trị, bởi sốt cao có thể gây co giật, nguy hiểm đến tính mạng.
Cách chăm sóc vết thương hạn chế nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương
Nhìn chung, đối với những vết thương bị nhiễm trùng nặng, người bệnh không nên tự ý xử lý ngay tại nhà mà cần có sự can thiệp từ nhân viên y tế. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ như nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương, vết thương hơi sưng đỏ hoặc có mủ ít, bệnh nhân có thể tự xử lý và chăm sóc vết thương theo các hướng dẫn sau:
- Đầu tiên, bệnh nhân cần rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% nhằm ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Tốt nhất không nên dùng oxi già để vệ sinh, tránh trường hợp làm chết tế bào mới hình thành, gây cản trở quá trình chữa lành vết thương.
- Sau đó xịt thuốc khử trùng và dùng băng gạc băng miệng vết thương lại, bảo vệ và hạn chế vi khuẩn xâm nhập, giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên, không nên băng kín vết thương.

Ngoài cách xử lý này, người bệnh nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp tái tạo tế bào mới, hỗ trợ làm lành vết thương. Đồng thời không nên để vết thương tiếp xúc với bụi bặm, nguồn nước bẩn hoặc hóa chất.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nhất là chất đạm, giúp tạo mô liên kết, kích thích sản sinh da non. Hơn nữa nên cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại tác nhân gây hại xâm nhập. Đặc biệt, người bệnh nên hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng hoặc chua mặn, tránh nhiễm trung gây sẹo lồi.
Bị nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có thể là giai đoạn vết thương đi vào quá trình chữa lành. Tuy nhiên, nếu biểu hiện này kèm theo vài triệu chứng bất thường khác, người bệnh nên thận trọng. Bởi đây có thể là dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng và cần được điều trị sớm.
⇒ Có thể bạn quan tâm:
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Vết thương sưng đỏ ,căng cứng vùng vết thương đến nay là 9 ngày nhưng vẫn còn đau rát
Đi siêu âm thì không phát hiện ổ dịch nhưng chân càng ngày sưng to ra và có vẻ đau hơn lúc ban đầu
BS tư vấn giúp e với ạ
J