Rối loạn giấc ngủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường gặp gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe tổng thể và cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ cần nắm bắt được nguyên nhân thì việc khắc phục tình trạng này hoàn toàn không khó khăn.

rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng đang ngày càng phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ được định nghĩa là một nhóm các tình trạng ảnh hưởng thường xuyên đến khả năng ngủ ngon. Tình trạng này đang ngày càng phổ biến, có thể bị gây ra bởi căng thẳng, lo lắng hay do một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Thực tế cho thấy, có khoảng hơn 75% người Mỹ trong độ tuổi từ 20 đến 59 báo cáo rằng họ gặp khó khăn khi ngủ khá thường xuyên. Đa phần tình trạng này là do căng thẳng, làm việc mệt nhọc hay các tác động bên ngoài khác.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, rối loạn giấc ngủ có thể còn là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe khác. Những vấn đề về giấc ngủ này thường sẽ biến mất sau khi được điều trị từ việc tìm ra nguyên nhân cơ bản.

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ:

1. Dị ứng và các vấn đề về hô hấp

Đây là một trong nhưng nguyên nhân phổ biến khiến giấc ngủ của bạn bị quấy nhiễu. Dị ứng, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp trên thường sẽ khiến bạn khó thở vào ban đêm. Và chính việc không thể thở bằng mũi cũng có thể gây ra tình trạng khó ngủ hay ngủ không sâu giấc.

2. Tiểu đêm

Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có thể sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn bởi nó làm bạn phải thức giấc. Thông thường, mất cân bằng nội tiết tố hay một số bệnh về đường tiết niệu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

3. Các cơn đau mãn tính

Thường xuyên gặp phải các cơn đau có thể khiến cho bạn khó ngủ. Nó thậm chí còn có thể đánh thức bạn sau khi đã ngủ. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của các cơn đau mãn tính bao gồm:

nguyên nhân rối loạn giấc ngủ
Các cơn đau mãn tính có thể khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng rất nhiều

Trong một số trường hợp, cơn đau mãn tính còn có thể trở nên trầm trọng hơn do rối loạn giấc ngủ. Chẳng hạn, các chuyên gia cho rằng sự phát triển của chứng đau cơ xơ hóa có liên quan trực tiếp đến vấn đề giấc ngủ.

4. Căng thẳng và lo lắng

Đây là những vấn đề có các động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể sẽ bị khó ngủ hay ngủ không sâu giấc. Mộng du, mê sảng cũng có thể do chứng lo lắng và căng thẳng gây ra khiến cho giấc ngủ của bạn bị gián đoạn.

5. Các thói quen xấu

Một số thói quen xấu trong ăn uống hay sinh hoạt lặp đi lặp lại thường xuyên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Điển hình như thường xuyên sử dụng cà phê, rượu bia… vào buổi tối. Hay sử dụng điện thoại, thức khuya làm việc quá sức cũng là những nguyên nhân khiến bạn phải sống chung với tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp

Có rất nhiều loại rối loạn giấc ngủ khác nhau, dưới đây là một số loại thường gặp nhất:

1. Mất ngủ

Mất ngủ đề cập đến việc bạn không thể hoặc không ngủ được. Nó có thể phát sinh do căng thẳng, hormone hay do các vấn đề về tiêu hóa. Chứng mất ngủ thường gây ra nhiều vấn đề xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Tình trạng này thường gây ra các vấn đề như:

  • Phiền muộn
  • Khó tập trung
  • Cáu gắt
  • Tăng cân
  • Ảnh hưởng đến công việc và học tập

Khảo sát cho thấy, chứng mất ngủ khá phổ biến ở Mỹ. Lên đến khoảng 50% người Mỹ trưởng thành từng gặp phải tình trạng này ở một thời điểm nhất định trong cuộc sống của họ. Rối loạn diễn ra phổ biến nhất ở phụ nữ và những người lớn tuổi.

Mất ngủ thường được phân thành 3 loại chính, cụ thể là:

  • Mãn tính, đó là khi mất ngủ xảy ra thường xuyên, ít nhất trong vòng 1 tháng.
  • Không liên tục, đây là khi tình trạng này diễn ra định kỳ.
  • Thoáng qua, khi chứng mất ngủ chỉ kéo dài khoảng vài đêm 1 lần.

2. Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi nhủ là một rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi sự xuất hiện của những cơn ngưng thở hoàn toàn trong ít nhất 10 lần ở 1 giấc ngủ. Đây là một tình trạng y tế khá nghiêm trọng khiến cơ thể mất ít oxy. Nó cũng có thể sẽ khiến bạn thường xuyên thức giấc trong đêm.

3. Parasomnias

Parasomnias là một nhóm các rối loạn giấc ngủ gây ra những chuyển động cũng như hành vi bất thường trong lúc ngủ. Chúng có thể bao gồm:

  • Mộng du
  • Rên rỉ
  • Nói mớ
  • Ác mộng
  • Đái dầm
  • Nghiến răng

4. Chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ đặc trưng bởi tình trạng bạn thường xuyên bị giấc ngủ tấn công vào ban ngày. Điều này có nghĩa là bạn sẽ đột nhiên cảm thấy rất mệt mỏi và sau đó ngủ thiếp đi mà không báo trước.

Rối loạn giấc ngủ là gì
Ngủ rũ là một loại rối loạn giấc ngủ rất thường gặp

Rối loạn cũng có thể gây tê liệt giấc ngủ và đôi khi khiến bạn không thể cử động ngay sau lúc thức dậy. Chứng ngủ rũ có thể tự xảy ra nhưng nó cũng liên quan tới một số rối loạn thần kinh, điển hình như bệnh đa xơ cứng.

5. Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên là một nhu cầu di chuyển chân quá lớn. Sự thôi thúc này đôi khi còn đi kèm với cảm giác ngứa ran ở chân. 

Mặc dù các triệu chứng này có thể sẽ xuất hiện vào ban ngày nhưng chúng thường phổ biến hơn cả vào ban đêm. Nó có thể liên quan đến các tình trạng sức khỏe nhất định, bao gồm cả bệnh Parkinson và ADHD.

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ như thế nào?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, đồng thời thu thập những thông tin về triệu chứng cũng như lịch sử y tế của người bệnh. Một số thử nghiệm khác nhau cũng có thể được chỉ định, bao gồm:

  • Polysomnography (PSG): Đây là một thử nghiệm được thực hiện khi bạn hoàn toàn ngủ. PSG sẽ đánh giá nồng độ oxy, chuyển động cơ thể cũng như  sóng não nhằm xác định cơ chế mà chúng phá vỡ giấc ngủ.
  • Điện nào đồ: Đây là một xét nghiệm đánh giá hoạt động điện trong não. Mục đích nhằm phát hiện bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào có liên quan đến hoạt động này.
  • Xét nghiệm máu di truyền: Xét nghiệm này thường được sử dụng để chẩn đoán chứng ngủ rũ và một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề về giấc ngủ.

Cách điều trị tình trạng rối loạn giấc ngủ

Vấn đề điều trị rối loạn giấc ngủ có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Tuy nhiên, việc điều trị thường là một sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và phương pháp điều trị y tế.

1. Thay đổi lối sống

Những điều chỉnh phù hợp trong lối sống có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn. Nhất là khi có sự kết hợp cùng với các phương pháp điều trị y khoa.

điều trị rối loạn mất ngủ
Không nên uống cà phê vào buổi chiều hay buổi tối, nhất là khi đang gặp vấn đề về giấc ngủ

Bạn nên chú ý đến một số biện pháp sau đây:

  • Giảm lượng đường trong khẩu phần ăn, bổ sung thêm rau xanh và cá vào chế độ ăn uống.
  • Tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ làm giảm căng thẳng và lo lắng.
  • Thiết lập và luôn tuân thủ lịch trình về thời gian đi ngủ cũng như thức dậy.
  • Hạn chế sử dụng caffeine , đặc biệt nhất là vào cuối buổi chiều và buổi tối.
  • Không nên uống nhiều nước trước khi ngủ.
  • Giảm uống rượu bia và sử dụng thuốc lá.
  • Không nên sử dụng các thiết bị điện tử cận kề giờ ngủ.

2. Điều trị y tế

Phương pháp điều trị y tế cho tình trạng rối loạn giấc ngủ thường là:

  • Sử dụng thuốc ngủ
  • Bổ sung Melatonin
  • Thuốc cảm và thuốc chống dị ứng
  • Thiết bị thở hỗ trợ trường hợp ngưng thở khi ngủ
  • Một bảo vệ nha khoa
  • Thuốc điều trị cho bất cứ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào

**Lưu ý: Các loại thuốc sử dụng điều trị rối loạn giấc ngủ cần được dùng theo chỉ định bác sĩ. Đảm bảo uống đúng liều lượng và tần suất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay thay đổi kế hoạch sử dụng thuốc trong trường hợp bác sĩ chưa cho phép.

Có thể bạn quan tâm: Dùng hoa hòe chữa mất ngủ đúng cách – Ngủ say tới sáng

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 10:48 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:01 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc: Tác hại & cách khắc phục

Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy giữa đêm, giấc ngủ chập chờn,... là một trong những nguyên nhân…

uống vitamin C gây mất ngủ Uống vitamin c có mất ngủ không? Điều cần biết

Vitamin C là thành phần dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Với các trường hợp thiếu hụt bạn…

Thiên vương bổ tâm đan là bài thuốc cho người âm suy hỏa vượng Hé lộ bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên được ít người biết đến

Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh không thể ngủ ngon giấc, giấc ngủ chập chờn, hay tỉnh…

Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không? Sẽ ra sao nếu không ngủ? Mất ngủ có chết không?

Một giấc ngủ thường xuyên và đầy đặn có thể hạn chế được bệnh tật, đồng thời giúp tăng cường…

Khám – Chữa mất ngủ ở đâu uy tín, chất lượng?

Chứng mất ngủ kéo dài sẽ khiến cho người bệnh mệt mỏi, kém tập trung trong công việc, nghiêm trọng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua