Mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai không? Điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm, cơ thể nữ giới có rất nhiều thay đổi. Trong đó, nhiều chị em phàn nàn rằng họ thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ. Liệu mất ngủ có phải là một dấu hiệu giúp nhận biết mang thai không? Tìm hiểu một số thông tin liên quan đến vấn đề này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai
Mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan khác

Mất ngủ có phải dấu hiệu nhận biết mang thai không?

Thực tế cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân giúp chị em phụ nữ nhận biết mang thai sớm. Tuy nhiên các dấu hiệu này ở mỗi người sẽ biểu hiện khác nhau. Có thể là buồn nôn, thay đổi vòng 1, ốm nghén, chảy máu báo kinh, thay đổi thói quen ăn uống…

Trong đó, rất nhiều chị em phàn nàn rằng họ thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ ở giai đoạn đầu thai kỳ. Vậy mất ngủ có phải là một dấu hiệu giúp nhận biết mang thai hay không?

Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nữ giới bị mất ngủ ở giai đoạn đầu mang thai. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng gặp phải tình trạng này. Chính vì vậy, không thể khẳng định chắc chắn 100% mất ngủ là dấu hiệu mang thai.

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]

Để nhận biết mất ngủ có phải là dấu hiệu thai kỳ hay không thì cần phải quan sát thêm nhiều biểu hiện khác. Trường hợp cơ thể có những biểu hiện bất thường như cảm giác mệt mỏi, bồn chồn, bị mất ngủ 4 – 5 đêm liên tục. Thêm vào có phát hiện mình bị trễ kinh 1 tuần thì rất có khả năng là nữ giới đang mang thai.

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, nữ giới bị mất ngủ có thể do rất nhiều nguyên nhân khác. Điển hình như làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài, tác động từ một số vấn đề bệnh lý…

Tốt nhất nếu nghi ngờ có thai, trước đó từng quan hệ tình dục không bảo vệ và không dùng biện pháp tránh thai thì bạn có thể mua que thử thai về để thử tại nhà. Hoặc có thể thăm khám bác sĩ để được xác nhận cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ.

Nguyên nhân gây mất ngủ khi mới mang thai

Mẹ bầu bị mất ngủ khi mới mang thai là tình trạng rất phổ biến. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Mất ngủ chính là biểu hiện rõ ràng nhất của chứng rối loạn giấc ngủ.

bà bầu bị mất ngủ
Nhiều bà bầu gặp phải tình trạng mất ngủ trong tam cá nguyệt thứ nhất

Một số dấu hiệu cụ thể, bao gồm:

  • Mẹ bầu thường bị trằn trọc lâu và rất khó đi vào giấc ngủ. Đôi khi nằm cả tiếng đồng hồ mà vẫn tỉnh táo, không ngủ được.
  • Ngủ được nhưng giấc ngủ thường không sâu. Thời gian ngủ ban đêm có thể còn ít hơn so với lúc chưa mang thai.
  • Hay bị giật mình thức giấc trong đêm. Mỗi lần thức phải mất ít nhất 30 phút mới ngủ lại được.
  • Thường xuyên không ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày.
  • Cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, thiếu sức sống, thường xuyên ngáp sau khi ngủ dậy.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây mất ngủ khi mới mang thai:

1. Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể nữ giới sẽ tăng tiết hormone progesterone. Loại hormone này thường khiến tâm lý của chị em trở nên nhạy cảm hơn. Họ dễ cáu gắt và thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng, lo âu hay suy nghĩ nhiều. Chính điều này có thể gây mất ngủ ngay trong giai đoạn đầu thai kỳ.

2. Ốm nghén

Sự tăng giảm thất thường của các hormone trong cơ thể rất dễ khiến cho các mẹ bầu bị ốm nghén ở tam cá nguyệt thứ nhất. Cũng chính điều này gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bốc hỏa và thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn ói. Nhất là khi không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể thì mẹ bầu càng dễ bị mất ngủ hơn.

3. Cơ thể thiếu máu

Thai nhi trong bụng mẹ luôn cần được cung cấp đầy đủ máu cũng như oxy để có thể phát triển khỏe mạnh. Lượng máu này sẽ được bơm vào tử cung và phần xương chậu. Điều này có thể gây thiếu máu lên não dẫn đến mệt mỏi. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây khó ngủ, mất ngủ ở mẹ bầu khi mới mang thai hoặc lâu hơn.

4. Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi càng phát triển thì xương chậu và tử cung của mẹ bầu sẽ càng phải mở rộng và kích thước. Sự mở rộng không gian trong tử cung có thể gây chèn ép các mạch máu. Đồng thời gây đau lưng, đau hông, phù tay chân.

Có một thực tế là các tình trạng này lại xảy ra thường xuyên hơn vào buổi tối. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Thậm chí nhiều mẹ bầu còn thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ hay ngủ không ngon giấc.

vì sao bị mất ngủ khi mang thai
Sự phát triển của thai nhi khiến tử cung và xương chậu mở rộng cũng có thể gây ảnh hưởng và khiến mẹ bầu bị mất ngủ

Một số dấu hiệu khác giúp nhận biết sớm thai kỳ

Để nhận biết mất ngủ có phải là dấu hiệu mang thai không thì chị em cần quan sát thêm nhiều biểu hiện khác của cơ thể. Bởi thực tế cho thấy có rất nhiều dấu hiệu giúp nhận biết sớm thai kỳ. 

Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai sớm thường gặp nhất:

1. Buồn nôn và nôn ói

Buồn nôn và nôn ói là dấu hiệu khá đặc trưng của thai kỳ mà nhiều chị em gặp phải. Đây chính là các triệu chứng của tình trạng ốm nghén khi mang thai. Tình trạng này thường phổ biến ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Nguyên nhân chính được lý giải là do sự thay đổi đột ngột của một số loại hormone trong cơ thể. Cảm giác buồn nôn và nôn ói thường dữ dội hơn khi ngửi thấy các mùi lạ hoặc mùi quá nặng.

2. Chậm kinh/ mất chu kỳ kinh nguyệt

Khi nghĩ đến thai kỳ thì dấu hiệu chậm kinh hay mất chu kỳ kinh nguyệt thường hay được đề cập. Tình trạng này có thể diễn ra sau khoảng 2 – 3 tuần kể từ khi việc thụ thai diễn ra thành công.

Trường hợp bị mất ngủ kèm theo dấu hiệu này thì có khả năng cao là bạn đang mang thai. Tuy nhiên, chậm/ mất chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể do nguyên nhân khác. Ví dụ như tăng/ giảm cân quá mức, căng thẳng kéo dài, ăn uống sinh hoạt không điều độ, ảnh hưởng từ các vấn đề bệnh lý…

3. Chảy máu báo thai

Chảy máu báo thai cũng là một trong những dấu hiệu giúp nữ giới dễ dàng nhận biết mang thai sớm. Thực tế cho thấy, có khoảng 20% nữ giới phát hiện mình mang thai thông qua dấu hiệu này.

Máu báo thai có thể xuất hiện sớm nhất trong khoảng từ 6 đến 7 ngày sau khi quá trình thụ thai diễn ra thành công. Máu báo thai hoàn toàn khác so với máu của kỳ kinh nguyệt thông thường.

Tình trạng chảy máu báo thai chỉ diễn ra khoảng 1 – 2 ngày. Lượng máu tiết ra ít, đôi khi chỉ để lại 1 vết nhỏ dính ở đáy quần lót. Máu báo thai có thể có màu đỏ nhạt, hồng hay đỏ nâu.

4. Tăng cảm giác thèm ăn

Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của bất cứ mẹ bầu nào cũng sẽ tăng lên. Điều này giúp đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Và đây cũng là nguyên nhân làm tăng cảm giác thèm ăn ở các mẹ bầu.

dấu hiệu thai kỳ
Tăng cảm giác thèm ăn là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết thai kỳ sớm

Vào thời điểm này, các chị em thường có xu hướng thèm ăn các món lạ miệng. Đôi khi là những món mà trước đây họ không ưa thích hay chưa ăn bao giờ. Nếu bị mất ngủ kèm theo cảm giác thèm ăn tăng thì có thể là bạn đang mang thai.

5. Những thay đổi ở vòng 1

Vòng 1 có sự thay đổi chính là dấu hiệu giúp nhận biết thai sớm thường gặp ở hầu hết phụ nữ. Khi mang thai, ngực của nữ giới thường căng và dễ bị đau tức. Đồng thời có xu hướng mềm mại hơn và cũng dễ bị kích thích hơn.

Bên cạnh đó, vòng 1 cũng sẽ tăng kích thước, trông to, nặng và bắt mắt hơn. Phần nhũ hoa và quầng vú cũng sẽ có biểu hiện sẫm màu hơn nhiều so với bình thường.

6. Thường xuyên đi tiểu

Đi tiểu thường xuyên cũng có thể là một tín hiệu cho thấy rằng, khả năng cao là bạn đang có tin vui. Dấu hiệu này xảy ra phổ biến vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ.

Tuy nhiên trong một số trường hợp thì các nguyên nhân khác cũng có thể khiến nữ giới thường xuyên đi tiểu. Thường gặp nhất là bệnh tiểu đường, nhiễm trùng đường niệu hay lạm dụng thuốc lợi tiểu.

7. Hay bị mệt mỏi

Để dễ dàng nhận biết mang thai sớm thì nữ giới cần chú ý đến vấn đề thể trạng. Bên cạnh dấu hiệu buồn ngủ, khó ngủ thì nhiều chị em còn rất dễ lâm vào trạng thái mệt mỏi. Nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi khi mang thai chính là do sự gia tăng nồng độ hormone progesterone một cách đột ngột.

mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai
Rất nhiều bà bầu phàn nàn rằng họ thường xuyên bị mệt mỏi khi mang thai

Bên cạnh đó, khi mang thai, năng lượng của mẹ bầu cũng cần phải hoạt động tích cực hơn. Điều này giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu luôn có cảm giác mệt mỏi tương tự như khi phải hoạt động gắng sức.

8. Các dấu hiệu khác

Ngoài các dấu hiệu thường gặp nêu trên thì nhiều mẹ bầu có thể gặp phải các biểu hiện khác. Bao gồm:

  • Đau nhức vùng thắt lưng
  • Đau tức bụng dưới
  • Bị chuột rút nhẹ
  • Tăng thân nhiệt
  • Dễ bị táo bón
  • Hụt hơi, khó thở
  • Tâm trạng thay đổi thất thường

Cách khắc phục chứng mất ngủ khi mới mang thai

Mất ngủ khi mang thai là triệu chứng phổ biến. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ. Do đó mẹ bầu cần chú ý và sớm có giải pháp can thiệp phù hợp.

Dưới đây là một số cách có thể đáp ứng với tình trạng mất ngủ khi mang thai:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ. Hơn nữa, việc ăn uống lành mạnh còn giúp mẹ bầu cải thiện tốt tình trạng mất ngủ khi mang thai.

bà bầu bị mất ngủ phải làm sao
Ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ ở mẹ bầu

Trong việc ăn uống, cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Mẹ bầu không nên ăn quá no trước khi đi ngủ để hệ tiêu hóa có thể chuyển hóa hết lượng thức ăn tiêu thụ vào. Tuyệt đối tránh tình trạng ăn tối sau 8 giờ tối, đặc biệt là ăn tối cận kề giờ đi ngủ.
  • Cung cấp thêm các thực phẩm giàu vitamin nhóm B vào khẩu phần ăn. Nhất là từ rau xanh, ngũ cốc nguyên cám…
  • Thay vì ăn 3 bữa chính thì mẹ bầu có thể ăn thêm các bữa phụ và giảm lượng thức ăn trong bữa chính lại. Cần ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày tiêu hóa hết. Tránh bị đầy bụng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều đường. Bởi tình trạng này có thể dẫn tới đường huyết tăng cao, gây tiểu đường thai kỳ.
  • Không nên dùng các chất kích thích. Ví dụ như rượu bia, cà phê, trà đặc…

2. Sinh hoạt điều độ

Ngoài chế độ ăn uống thì chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Cần có sự điều chỉnh khoa học và phù hợp để giúp ngủ ngon giấc hơn.

Chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Xây dựng thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Tránh thức khuya và cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ ngày.
  • Tuyệt đối không làm việc quá sức, nhất là vào thời gian buổi tối. Nên có sự điều chỉnh phù hợp giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
  • Dành thời gian cho việc vận động nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe thai kỳ. Tập các động tác yoga đơn giản, đi bộ thể dục… có thể giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng, stress.
  • Mẹ bầu nên nằm ngủ nghiêng về phía bên trái. Điều này giúp làm giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch ở chân. Đồng thời làm giảm phù nề và tăng lượng máu lên tim. Từ đó giúp thúc đẩy tuần hoàn máu.
  • Tạo không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát và sạch sẽ. Tránh tiếng ồn, ánh sáng vì chúng có thể gây mất ngủ.
  • Massage nhẹ nhàng và ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ.
  • Cố gắng duy trì trạng thái thoải mái, vui vẻ, tránh xúc động mạch, cáu gắt hay suy nghĩ tiêu cực.

3. Các giải pháp khác

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt thì mẹ bầu có thể áp dụng các giải pháp khác. Tuy nhiên mang thai là thời kỳ nhạy cảm nên khi áp dụng bất cứ cách khắc phục mất ngủ nào cũng cần cẩn trọng.

chữa mất ngủ khi mang thai
Bà bầu có thể áp dụng liệu pháp mùi hương để giúp dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn

Dưới đây là một số giải pháp an toàn cho các mẹ bầu:

– Giải pháp mùi hương:

  • Tinh dầu hoa oải hương, hoa ngọc lan hay hoa cúc đều có khả năng làm dịu dây thần kinh. Mẹ bầu có thể nhỏ vài ba giọt tinh dầu lên khăn giấy và đặt ở bên dưới gối.
  • Nhỏ 1 vài giọt tinh dầu vào trong bồn tắm nước ấm. Sau đó ngâm mình trong đó khoảng từ 7 – 10 phút sẽ giúp bạn thư giãn tốt hơn.
  • Khi đang mang thai, mẹ bầu không nên dùng máy xông tinh dầu. Bởi mùi hương quá nặng có thể gây đau đầu, nôn ói…

– Dùng trà thảo mộc:

  • Trà hoa cúc: Hàm lượng chất chống oxy hóa apigenin trong hoa cúc rất dồi dào. Thành phần này có khả năng khơi gợi giấc ngủ. Hơn nữa, uống trà hoa cúc còn giúp cải thiên tốt cho chất lượng giấc ngủ của các mẹ bầu.
  • Trà bạc hà chanh: Bạc hà chanh còn được gọi là tía tô đất. Đây là thảo mộc có tác dụng làm dịu và giảm bớt sự căng thẳng thần kinh. Từ đó giúp mẹ bầu thoải mái hơn, tránh bị mất ngủ khi mang thai.
  • Trà hoa oải hương: Tác dụng thư giãn của hương hoa oải hương được rất nhiều nghiên cứu ghi nhận. Việc uống trà hoa oải hương có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt là với những mẹ bầu bị mất ngủ do gặp các rối loạn liên quan tới lo lắng.

Những thông tin trên đây đã giải đáp rõ mất ngủ có phải là dấu hiệu mang thai không? Đồng thời bài viết còn đưa ra một số dấu hiệu khác giúp nhận biết sớm thai kỳ. Tình trạng mất ngủ khi mang thai là phổ biến nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được bằng các giải pháp đơn giản tại nhà. Với các trường hợp bị mất ngủ kéo dài thì mẹ bầu nên chủ động tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ. Tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm:

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 10:45 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:05 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Hiệu quả điều trị mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Click xem chi tiết]
Mất ngủ kéo dài lâu ngày là bệnh gì? Có sao không?

Mất ngủ lâu ngày không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân mà tình trạng này còn…

Cách ngủ nhanh trong 1 – 2 phút của quân đội – Chi tiết A-Z

Mất ngủ hoặc khó ngủ vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc…

Cách chữa ngủ ngáy bằng đông y giúp nhiều người khỏi bệnh

Thay vì sử dụng thuốc tây thì cách chữa ngủ ngáy bằng đông y cũng là một trong những cách…

Định tâm An thần thang trị mất ngủ được chuyên gia đánh giá cao, người bệnh tin dùng

Lấy phép trị trừ tà, phục chính, dưỡng tâm, an thần, bồi bổ khí huyết làm chủ, thảo dược Đông…

Chỉ với việc sử dụng đều đặn bài thuốc chuối xanh và bột tiêu thì tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện Bài thuốc chữa mất ngủ bằng chuối xanh hiệu quả ngay tức thì

Chữa mất ngủ bằng chuối xanh là phương pháp khá lạ lẫm với nhiều người. Bởi lẽ đây là một…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua