Bệnh ngủ nhiều – Hại nhiều hơn lợi & đây là cách chữa

Bệnh ngủ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm, thiếu kết nối với xã hội. Ngoài ra, ngủ quá nhiều cũng được cho là có thể làm tăng nguy cơ tự tử và tử vong do tai nạn.

cách điều trị bệnh ngủ nhiều
Bệnh ngủ nhiều có thể gây ra một số vấn sức khỏe là tăng nguy cơ tử vong

Ngủ nhiều là ngủ bao nhiêu?

Con người dành 1/3 cuộc đời để ngủ và nghỉ ngơi. Do đó, ngủ không đủ có thể dẫn đến mệt mỏi và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều cũng dẫn đến một loạt các triệu chứng và vấn đề về sức khỏe.

Thời gian ngủ phụ thuộc vào mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe, độ tuổi và lối sống của mỗi cá nhân. Nhu cầu ngủ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý, tình trạng lão hóa, mang thai. Mặc dù nhu cầu giấc ngủ khác nhau những các chuyên gia thường khuyên người trưởng thành nên ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm.

Do đó, nếu một người có nhu cầu ngủ quá 9 giờ mỗi đêm, có thể là dấu hiệu của bệnh ngủ nhiều. Tình trạng ngủ nhiều hay còn gọi là ngủ dài ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số thế giới. Những bệnh nhân này có thể cần ngủ từ 10 – 12 giờ mỗi đêm. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể ngủ đến 15 giờ mỗi lần.

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]

Nguyên nhân gây ra bệnh ngủ nhiều

Bệnh ngủ nhiều có thể liên quan đến một số bệnh lý như:

  • Mất ngủ: Tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và luôn cần ngủ thêm để bù vào phần thiếu. Một người mất ngủ có thể ngủ nhiều nhất 15 giờ vào ngày cuối tuần.
  • Tình trạng ngưng thở khi ngủ: Đây là một dạng rối loạn nhịp thở khiến người bệnh ngừng thở một vài giây trong lúc ngủ. Tình trạng này phá vỡ chu kỳ ngủ bình thường và có thể khiến người bệnh tăng nhu cầu ngủ.
  • Thiếu máu: Đây là tình trạng xảy ra khi máu thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Điều này khiến việc thiếu oxy đến các cơ bắp của cơ thể và khiến người bệnh mất năng lượng. Do đó, cơ thể thường tăng thời gian ngủ để bổ sung năng lượng bị mất.
  • Suy giáp: Tuyến giáp kiểm soát tốc độ chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Do đó, khi chức năng tuyến giáp kém, cơ thể thường mệt mỏi, làm việc chậm chạp và tăng nhu cầu ngủ để bổ sung năng lượng.

Một số tác hại của việc ngủ quá nhiều

Bệnh ngủ nhiều hoặc thói quen ngủ nhiều có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh, ngay cả khi bạn không bị rối loạn giấc ngủ. Một số tác hại và biến chứng do ngu nhiều có thể bao gồm:

1. Bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu cho rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa glucose của cơ thể và gây ra bệnh tiểu đường. Người mắc các vấn đề về giấc ngủ (bao gồm khó ngủ, mất ngủ, ngủ ít hơn 5 – 6 tiếng hoặc nhiều hơn 9 tiếng mỗi lần) có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người khác.

Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ kém cũng khiến các biến chứng của bệnh tiểu đường nghiêm trọng hơn. Theo nhiều nghiên cứu, các biến chứng của tiểu đường như tăng trọng lượng cơ thể, lượng cholesterol cao, insulin và đường huyết tăng,… đều có mối liên hệ nhất định với việc rối loạn giấc ngủ.

bệnh ngủ nhiều
Bệnh ngủ nhiều làm tăng nguy cơ tiểu đường

2. Béo phì

Ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít đều có thể làm thay đổi cân nặng một cách đột ngột. Một số nghiên cứu cho biết, người ngủ nhiều hơn 9 – 10 giờ mỗi tối có khả năng béo phì cao hơn 21% so với những người khác.

Ngoài ra, ngủ nhiều cũng dẫn đến béo phì ngay cả khi thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên.

3. Bệnh đau đầu

Ngủ nhiều hơn bình thường có thể dẫn đến tình trạng đau đầu, mệt mỏi kéo dài. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ngủ quá nhiều ảnh hưởng đến một số chất dẫn thần kinh trong não, bao gồm cả Serotonin.

Những người ngủ nhiều vào ban ngày hoặc ngủ kéo dài vào cuối tuần thường làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm. Tình trạng này cũng dẫn đến đau đầu, đau nửa đầu và mệt mỏi sau khi thức dậy.

4. Đau lưng

Bệnh ngủ nhiều thường đi kèm với việc nằm yên một chỗ quá lâu. Tình trạng này dẫn đến việc thiếu vận động và linh hoạt của cột sống. Vì vậy, nhưng người ngủ nhiều hoặc nằm quá nhiều thường có xu hướng dễ bị đau lưng.

Nếu bạn có các bệnh lý về xương khớp, hãy trao đổi với bác sĩ về lịch trình nghỉ ngơi và vận động phù hợp.

5. Trầm cảm

Mặc dù chứng trầm cảm thường được cho là có liên quan đến bệnh mất ngủ. Tuy nhiên, có khoảng 15% những người ngủ quá nhiều có xu hướng hoặc các triệu chứng trầm cảm.

Ngoài ra, ngủ quá nhiều được cho là sẽ làm mất kết nối giữa người bệnh và xã hội. Tình trạng này dẫn đến lệch lạc về nhận thức, suy nghĩ, hành vi và tăng nguy cơ rối loạn lưỡng cực, trầm cảm.

bài thuốc chữa bệnh ngủ nhiều
Ngủ nhiều có thể dẫn đến trầm cảm

6. Các bệnh lý về tim mạch

Một số thống kê gân đây cho biết những người ngủ từ 8 – 11 giờ mỗi tối có nguy cơ bệnh tim mạch vành cao hơn 38% so với người ngủ 8 tiếng. Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được sự liên kết giữa ngủ nhiều và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo một người trưởng thành chỉ nên ngủ tối đa 8 tiếng mỗi tối để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

7. Tử vong

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi đếm thường có nguy cơ tử vong cao hơn những người ngủ 7 – 8 giờ. Mặc dù không có nguyên nhân cụ thể dẫn dân tình trạng này. Nhưng ngủ nhiều có thể gây trầm cảm, bệnh tật, tình trạng kinh tế và địa vị xã hội thấp. Những nguyên nhân này được cho là có thể làm tăng tỷ lệ tự tử và tử vong ở người ngủ quá nhiều.

Chẩn đoán bệnh ngủ nhiều như thế nào?

Nếu tình trạng ngủ nhiều hoặc thường xuyên buồn ngủ kéo dài hơn 6 tháng, hãy đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị. Để chẩn đoán bệnh ngủ nhiều, bác sĩ có thể kiểm tra thói quen ngủ, thuốc và lịch sử bệnh án. Đôi khi bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra thể chất để tìm các nguyên nhân gây ngủ nhiều.

Nếu không tìm thấy các bệnh lý gây ngủ nhiều, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp chẩn đoán như:

  • Đánh giá mức độ buồn ngủ trên Thang đo cơn buồn ngủ Epworth. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra độ buồn ngủ có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh như thế nào.
  • Ghi lại lịch trình giấc ngủ, thói quen ngủ và giờ thức dậy trong 1 tuần. Điều này có thể giúp bác sĩ đánh giá kiểu ngủ và chất lượng ngủ của người bệnh.
  • Đo hoạt động của não bộ, chuyển động mắt, cử động chân và nhịp tim để đánh giá tình trạng giấc ngủ.
  • Làm bài kiểm tra đo giấc ngủ trong ngày, kể cả giấc ngủ trưa.

Cách chữa bệnh ngủ nhiều

Nếu việc ngủ nhiều liên quan đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để điều trị các bệnh lý. Thay đổi lối sống và thói quen ngủ cũng có thể cải thiện tình trạng ngủ quá nhiều. Ngoài ra, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc có thể điều chỉnh giấc ngủ hoặc thúc đẩy thức giấc.

cách chữa bệnh ngủ nhiều
Trao đổi với bác sĩ để điều trị tình trạng ngủ quá nhiều

Bên cạnh đó, nếu một người ngủ quá nhiều do thói quen ngủ xấu, có thể tham khảo một số cách khắc phục như:

  • Xây dựng một lịch trình ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần và ngày lễ. Khi ngủ và thức dậy vào một thời gian nhất định, cơ thể sẽ hình thành một nhịp điệu sinh học và bạn có thể ngủ dễ dàng hơn.
  • Ngủ trong một môi trường hợp lý. Hãy chắc chắn rằng phòng ngủ của bạn mát mẻ, tối và yên tĩnh. Cố gắng hạn chế vật nuôi, trẻ em, thiết bị điện tử trong phòng ngủ. Ngoài ra, xem xét thay đổi chăn, nệm nếu cảm thấy không thoải mái.
  • Tắt nguồn các thiết bị điện tử hoặc để chúng xa tầm với. Vào ban đêm, ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử có thể làm gián đoạn nhịp điệu sinh học và làm rối loạn giấc ngủ. Do đó, tắt nguồn hoặc tránh xa các thiết bị điện tử trước khi ngủ 2 – 3 giờ.
  • Không tiêu thụ caffeine, không hút thuốc lá, uống rượu gần giờ đi ngủ. Rượu và một số chất kích thích có thể làm bạn buồn ngủ nhưng rượu sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến thời gian ngủ kéo dài hơn.
  • Giữ lại nhật ký giấc ngủ bao gồm các thói quen ngủ, mất khoảng bao lâu để ngủ và thời gian thức dậy. Điều này có thể mang lại lợi ích tích cực cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh ngủ nhiều.

Tình trạng ngủ quá nhiều có thể dẫn đến một số vấn đề y tế bao gồm bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim và làm tăng nguy cơ tử vong. Do đó, nếu có dấu hiệu ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi đêm, kéo dài trong nhiều tuần, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 10:51 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:09 - 17/06/2022
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Vị thầy thuốc hơn 40 năm đồng hành và chăm sóc giấc ngủ người Việt

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn, kiêm Trưởng khoa Khám…

Căng thẳng thần kinh mất ngủ và cách khắc phục

Căng thẳng thần kinh gây mất ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Nếu tiếp tục để tình…

Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì, có trị được không?

Tình trạng ngáy khi ngủ không quá phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, đôi khi trẻ em ngủ ngáy…

Thiếu ngủ không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em Bé khó ngủ thiếu chất gì? Những điều mẹ cần biết

Khó ngủ không chỉ là tình trạng thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể…

Chữa mất ngủ bằng diện chẩn – Phương pháp an toàn hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh mất ngủ, trong đó có chữa mất ngủ bằng diện…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua