Mất ngủ kéo dài lâu ngày là bệnh gì? Có sao không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Mất ngủ lâu ngày không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân mà tình trạng này còn cảnh báo bạn đang mắc phải những bệnh lý vô cùng nguy hiểm.

mất ngủ kéo dài là bệnh gì
Mất ngủ kéo dài tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Mất ngủ kéo dài là bệnh gì?

Giấc ngủ có vai trò quan trọng, giúp phục hồi năng lượng cho con người sau một ngày làm việc. Với những người bình thường, bạn phải ngủ 8 tiếng mỗi ngày để giúp đầu óc tỉnh táo, minh mẩn hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh mất ngủ kéo dài, không duy trì được giấc ngủ, khó ngủ, dậy sớm thường xuyên thì cần phải thận trọng với những bệnh lý nguy hiểm như sau:

1. Viêm khớp

Những cơn đau nhức khớp thường xuyên diễn ra vào ban đêm sẽ khiến cho người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Bệnh nhân sẽ rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn với tình trạng đau khớp và mất ngủ lâu ngày. Nếu bị mất ngủ thường xuyên càng tăng khả năng sưng đau các khớp.

2. Dị ứng

Những bệnh nhân bị dị ứng đường mũi sẽ khiến cho các hoạt chất trong mũi sản sinh ra gây nghẹt mũi. Nhất là về đêm, người bệnh càng khó thở, làm gián đoạn giấc ngủ. Đặc biệt, một số bệnh lý như viêm mũi dị ứng càng khiến bệnh nhân bị hắt hơi liên tục, khó có thể ngủ được.

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]

3. Trào ngược dạ dày thực quản

mất ngủ kéo dài là bệnh gì
Mất ngủ kéo dài có thể do mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Đây là căn bệnh gây cản trở giấc ngủ cho bệnh nhân. Thông thường, vào buổi tối, ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, ăn quá no sẽ khiến cho thức ăn nhanh chóng trào lên cổ họng. Người bệnh sẽ có cảm giác ợ chua, ợ hơi, khó thở, rất hôi miệng. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân bị khó ngủ, không thể ngủ sâu giấc.

4. Bệnh tim hoặc phổi

Các bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc phổi cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người bệnh. Thấp tim, mắc bệnh động mạch vành, hở van tim sẽ khiến người bệnh khó ngủ, khó thở, tim hồi hộp.

5. Tuyến giáp

Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ khiến cho chức năng trao đổi chất trong cơ thể phải hoạt động rất nhanh. Điều này tác động không tốt, gây cảm giác bồn chồn cho người bệnh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến chức năng tuyến giáp suy giảm và bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc ngủ về đêm.

6. Thay đổi nội tiết tố cơ thể

Những phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh sẽ rất dễ bị khó ngủ do nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, tâm lý của chị em cũng thay đổi, cơ thể bốc hỏa, khó chịu,… cũng là tác nhân khiến người bệnh mất ngủ kéo dài.

7. Trầm cảm

Rất nhiều bệnh nhân bị mất ngủ do căng thẳng kéo dài, áp lực công việc quá lớn hoặc bị rối loạn lo âu, rối loạn stress. Thời gian dài, não bộ người bệnh sẽ bị tổn thương, trí tuệ sa sút, không thể tập trung được vào công việc. Bệnh nhân sẽ rất dễ gặp phải những cơn ác mộng, hoảng sợ khi ngủ.

Mất ngủ kéo dài có sao không?

Mất ngủ lâu ngày là vấn đề rất nghiêm trọng bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh tật (CDC, Mỹ) cho biết, có đến 35% những người trưởng thành ở Mỹ ngủ không đủ giấc. Điều này đã gây ra rất nhiều hậu quả xấu, tác động không tốt đối với sự phát triển tâm lý và sức khỏe của con người. Dưới đây là những tác hại của bệnh mất ngủ kéo dài, người bệnh cần biết.

  • Giảm khả năng miễn dịch: Nếu bệnh nhân mắc các bệnh cảm cúm và bị mất ngủ thường xuyên sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch cơ thể. Đây là cơ hội để các loại vi sinh vật tấn công và gây bệnh.
  • Tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng: Thiếu ngủ sẽ khiến các tế bào trong cơ thể suy giảm nhanh, tạo điều kiện thuận lợi làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng 36%.
  • Dễ gặp tai nạn không mong muốn: Các thống kê tại Mỹ cho thấy, hàng năm ở đất nước này có 6000 tai nạn giao thông do lái xe ở trạng thái mất ngủ.
  • Gây béo phì: Một số nghiên cứu đã chứng mình được, nếu con người ngủ ít hơn 5 giờ sẽ gia tăng nguy cơ béo phì lên đến 50%. Khi bị mất ngủ, cơ thể của người bệnh sẽ bị giảm nồng độ leptin (chất làm cho cơ thể bị no) và tăng nồng độ ghrelin (chất kích thích cơn đói). Do đó, bệnh nhân sẽ thèm ăn nhiều hơn.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp: Không ít trường hợp người bệnh mất ngủ liên quan trực tiếp đến bệnh huyết áp, tim mạch. Khi bị mất ngủ lâu ngày, nhịp tim của người bệnh sẽ hoạt động rất nhanh. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, mất ngủ kéo dài sẽ khiến bệnh nhân đối diện với căn bệnh tim mạch thêm 48%.
mất ngủ kéo dài là bệnh gì
Mất ngủ kéo dài khiến bệnh nhân rất dễ mắc bệnh tim mạch.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Trí tuệ, khả năng ghi nhớ của người bệnh mất ngủ sẽ ngủ sẽ suy giảm 33%. Bệnh nhân sẽ luôn trong tình trạng cáu kính, suy nhược cơ thể, thiếu tập trung. Đôi khi hoảng loạn, không làm chủ được cảm xúc của mình.
  • Rất dễ mắc bệnh tiểu đường: Những người ngủ ít hơn 5 tiếng 1 đêm so với người bình thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp 3 lần. Đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2 do lượng glucose trong cơ thể thay đổi đột ngột vì mất ngủ.
  • Giảm ham muốn tình dục: Mất ngủ lâu ngày sẽ làm giảm khả năng ham muốn ở cả nam và nữ. Đặc biệt, nam giới có thể bị ngừng thở do lượng testosterone trong cơ thể thấp.
  • Khó mang thai: Phụ nữ bị mất ngủ sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai và sản sinh các hormon sinh sản.
  • Mất tập trung: Ở trẻ em, thiếu ngủ sẽ khiến các bé không tập trung, kém phát triển về thể chất và trí tuệ, cáu gắt, trầm cảm, ảnh hưởng đến việc học tập,…

Mất ngủ kéo dài phải làm sao?

Nếu bị mất ngủ lâu ngày, người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Tốt nhất, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám sớm. Với căn bệnh mất ngủ, việc điều trị bệnh cần phải kết hợp với nguyên nhân gây bệnh. Có như vậy mới có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Dưới đây là một số nguyên tắc điều trị bệnh mất ngủ, bệnh nhân có thể tham khảo.

1. Loại bỏ nguyên nhân chủ quan gây bệnh

Hiện tại có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị mất ngủ kéo dài như sử dụng chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu, bia,…), tâm lý căng thẳng, lo lắng quá mức, áp lực công việc, thay đổi giờ làm việc, ăn quá no trước khi đi ngủ, ăn thức ăn cay, nóng, mắc các bệnh lý khác (trào ngược dạ dày, tim mạch, huyết áp,…). Với những trường hợp này, người bệnh cần phải biết được nguyên nhân mới có thể điều trị đúng hướng, giúp kiểm soát bệnh tốt nhất.

2. Sử dụng thuốc Tây

Việc người bệnh dùng thuốc Tây cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, các loại thuốc được sử dụng chữa bệnh mất ngủ như thuốc nhóm benzodiazepin, Melatonin, Ramelteon,… Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm, lo âu nếu mắc bệnh trầm cảm.

3. Điều trị bằng thảo dược

mất ngủ kéo dài là bệnh gì
Sử dụng trà tâm sen giúp ngủ ngon giấc hơn

Một số loại thảo dược trong Đông y cũng có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện, chữa trị bệnh mất ngủ cho bệnh nhân. Người bệnh có thể sử dụng tim sen, hoa cúc La Mã, lá vông, lá chùm bao,… để hỗ trợ điều trị bệnh cho mình. Ngoài việc chế trà uống, bệnh nhân nên chế biến các món ăn để bổ sung cho cơ thể mỗi ngày giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

4. Áp dụng liệu pháp tâm lý

Một số trường hợp người bệnh bị căng thẳng quá mức do rối loạn tâm lý có thể áp dụng một số phương pháp thích hợp để hỗ trợ điều trị bệnh. Trước tiên, bệnh nhân cần phải gác lại những suy nghĩ, lo lắng trong lòng mình trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, bạn có thể nghe nhạc, thư giãn, luyện tập vài động tác nhẹ nhàng, giữ cho tâm lý thoải mái nhất để dễ ngủ.

Mất ngủ kéo dài nên làm gì?

Tùy thuộc vào nhu cầu của từng người mà thời gian ngủ của mỗi người sẽ khác nhau. Nếu bạn không ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày trong thời gian dài cần phải chú ý theo dõi sức khỏe của mình. Đặc biệt, khi tâm lý quá căng thẳng và bạn đã áp dụng nhiều cách khác nhau vẫn không thể ngủ được thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh của mình.

mất ngủ kéo dài là bệnh gì
Người bệnh mất ngủ nên tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm.

Bằng một số phương pháp khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị bệnh thích hợp nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi.

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng.
  • Người bệnh có thể uống một ly sữa nóng trước khi đi ngủ để dễ ngủ sâu giấc hơn
  • Tạo không gian phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, thoải mái nhất để tạo thư giãn cho tinh thần
  • Nghe nhạc, đọc sách trước khi ngủ cũng là giải pháp tuyệt vời cho bạn
  • Uống đủ nước mỗi ngày, có thể thay thế nước lọc bằng nước ép trái cây
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để sức khỏe dẻo dai, cơ thể khỏe khoắn hơn
  • Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức, giảm thiểu áp lực công việc, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan

Mất ngủ kéo dài khám ở đâu?

Với căn bệnh mất ngủ kéo dài, bệnh nhân cần lựa chọn địa chỉ thăm khám và điều trị uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Đặc biệt, những bệnh viện này có đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn và trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Dưới đây là một số địa điểm khám chữa bệnh mất ngủ được nhiều bệnh nhân tin tưởng ở khu vực Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, người bệnh có thể tham khảo.

+ Khu vực Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Quân Y 103, bệnh viện Lão khoa Trung Ương, bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội,…

+ Khu vực TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tâm thần TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện Nhân Dân 115,…

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng mất ngủ kéo dài. Vốn dĩ đây là bệnh lý nguy hiểm nên người bệnh không được chủ quan. Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất ổn, mất ngủ lâu ngày cần sớm điều trị để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đặc biệt, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc uống, khiến bệnh trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 11:08 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:55 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Hiệu quả điều trị mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Click xem chi tiết]
Tác hại của mất ngủ – Sự tàn phá cơ thể đến cùng cực

Ngủ đủ giấc, ngủ sớm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và đầu óc tỉnh táo. Tuy nhiên, mất ngủ…

Mất ngủ triền miên là bệnh gì, phải làm sao chữa?

Mất ngủ triền miên là hệ quả do bệnh trầm cảm, suy nhược thần kinh, cường giáp và một số…

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Cảnh giác các bệnh lý nguy hiểm

Mất ngủ là tình trạng người bệnh bị mất ngủ trong vài ngày hoặc vài tuần. Tình trạng này có…

Định tâm an thần thang chữa mất ngủ Mất ngủ trắng đêm cô bé 16 tuổi tìm lại giấc ngủ ngon nhờ bài thuốc của TT Thuốc dân tộc

Mất ngủ là nỗi ám ảnh, nỗi sợ mỗi khi đêm đến của nhiều người. Khó ngủ, ngủ không ngon…

Ngủ ngày có tốt không? “Thức đêm ngủ ngày” sao cho khỏe?

Do yêu cầu công việc, nhiều người phải làm việc vào ban đêm và ngủ bù vào ban ngày. Vậy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua