Tác hại của mất ngủ – Sự tàn phá cơ thể đến cùng cực

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Ngủ đủ giấc, ngủ sớm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và đầu óc tỉnh táo. Tuy nhiên, mất ngủ thường xuyên lại gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe và não bộ. Để biết tác hại của mất ngủ gây tàn phá cơ thể như thế nào, bạn đọc hãy tham khảo bài viết này.

Tác hại của mất ngủ
Mất ngủ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe

Tác hại của mất ngủ đối với sức khỏe

Ngủ sớm không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn mỗi khi thức dậy. Bên cạnh đó, thói quen này còn giúp tăng năng suất làm việc và cải thiện sức khỏe tổng quát. Từ đó, ngăn ngừa bệnh tật và giúp bạn thành đạt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những đối tượng đặt đâu ngủ đó thì cũng có nhiều người khó đi vào giấc ngủ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc thường xuyên mất ngủ nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể gây nên những tác hại, biến chứng nguy hiểm sau.

Mất ngủ làm tăng nguy cơ béo phì

Một trong những tác hại của mất ngủ đối với cơ thể có thể kể đến đầu tiên đó là thừa cân. Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, các chuyên gia về béo phì vẫn khuyên người muốn giảm cân nên ngủ đủ giấc mỗi ngày. Bởi việc mất ngủ thường xuyên sẽ kích thích sản sinh hormone ghrelin dẫn đến thèm ăn. Đây là một trong những nguyên nhân gây mất kiểm soát cân nặng, gây tích tụ mỡ dẫn đến béo phì.

Làm tăng huyết áp

Dựa vào nghiên cứu của Đại học Columbia – New York, mất ngủ nếu tiếp diễn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao lên gấp đôi trong khoảng 10 – 20 năm sống. Theo tiến sĩ James Gangwisch (Đại học Columbia) cho biết, khi bạn ngủ, nhịp tim và huyết áp thường giảm 10 – 20%. Tuy nhiên, khi mất ngủ diễn ra, nhịp tim và huyết áp sẽ tăng nhanh và gây sức ép lên hệ thống tim. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến tim hoạt động liên tục và gây rối loạn hoạt động dẫn đến tăng huyết áp.

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]
Mất ngủ gây huyết áp cao
Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Ngoài gây tăng huyết áp, mất ngủ còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo các chuyên gia sức khỏe, cơ thể thường tiết hormone melatonin khi bạn ngủ. Nhiệm vụ chính của hormone là hỗ trợ điều chỉnh nhịp sinh hoc, đồng thời kiểm soát hoạt động của các hormone liên quan khác.

Thế nhưng, khi bị thiếu ngủ do bệnh lý hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào, cơ thể sẽ gây ức chế sản xuất hormone này. Điều này đồng nghĩa với việc chức năng hoạt động của tim sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nguy hiểm hơn, mất ngủ có thể gây nhồi máu cơ tim, đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Mắc bệnh ung thư

Mất ngủ mãn tính thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bởi theo các nhà khoa học cho biết, khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc thường làm giảm hệ miễn dịch cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chưa kể đến, thường xuyên thiếu ngủ còn là nguyên nhân chính làm tổn thương và đứt gãy AND.

Theo một số nghiên cứu công bố kết quả trên tạp chí y khoa Anaesthesia cho biết, những người thường tỉnh giấc lúc nửa đêm thường có nguy cơ tổn thương AND cao hơn người bình thường khoảng 30%. Và tỷ lệ phần trăm này tăng cao 55%, thường tập trung ở những đối tượng sau một đêm mất ngủ cấp tính. Những tổn thương ADN thường làm thay đổi cấu trúc cơ bản của gen. Nếu không được phục hồi sớm có thể gây biến tính tế bào dẫn đến ung thư.

Ung thư do mất ngủ gây nên thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi từ 30 – 50. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính. Ở nam, thường xuyên thiếu ngủ thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, còn ở nữ là bệnh ung thư vú.

Tác hại của mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ
Tác hại của mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ

Ảnh hưởng đến tới sức khỏe da

Mất ngủ không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh lý mà còn tác động nghiêm trọng đến sắc đẹp khiến da sần sùi và dễ bị nám, sạm. Theo các chuyên gia chăm sóc sắc đẹp, ban đêm là khoảng thời gian da tăng cường khả năng tái tạo và phục hồi sau một ngày làm việc. Tuy nhiên, mất ngủ thường khiến da không có thời gian phục hồi dẫn đến tình trạng lão hóa sớm, nổi mụn nhọt và dễ bị nám, tàn nhang,…

Mất khả năng tập trung, làm giảm hiệu suất lao động

Mất ngủ thường khiến hệ thần kinh bị suy nhược dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung và làm giảm năng suất lao động. Chưa kể đến, thiếu ngủ còn khiến cơ thể ức chế sản sinh ra hormon sinh trưởng mà kích thích tạo ra hormone căng thẳng cortisol, làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Tác hại của mất ngủ thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, để có giấc ngủ ngon và ngăn ngừa bệnh tật liên quan, bạn nên tập thói quen ngủ sớm. Đồng thời nên thăm khám thường xuyên nếu mất ngủ là do bệnh lý gây nên.

Có thể bạn quan tâm

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 10:48 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:59 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Hiệu quả điều trị mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Click xem chi tiết]
Mất ngủ mãn tính là gì? Cách khắc phục và điều trị

Mất ngủ mãn tính là tình trạng khiến người bệnh khó ngủ, rối loạn giấc ngủ nhiều hơn ba lần…

10+ thực phẩm chữa mất ngủ cực hay – Ăn là ngủ ngon

Thuốc ngủ hay các loại thuốc an thần không phải là lựa chọn phù hợp đối với người đang gặp…

Chỉ với việc sử dụng đều đặn bài thuốc chuối xanh và bột tiêu thì tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện Bài thuốc chữa mất ngủ bằng chuối xanh hiệu quả ngay tức thì

Chữa mất ngủ bằng chuối xanh là phương pháp khá lạ lẫm với nhiều người. Bởi lẽ đây là một…

Khám – Chữa mất ngủ ở đâu uy tín, chất lượng?

Chứng mất ngủ kéo dài sẽ khiến cho người bệnh mệt mỏi, kém tập trung trong công việc, nghiêm trọng…

Buồn ngủ mà không ngủ được là bệnh gì Buồn ngủ mà không ngủ được là bệnh gì?

Buồn ngủ mà không ngủ được là một dạng rối loạn giấc ngủ xảy ra rất phổ biến. Mất ngủ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua