Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì, có trị được không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Tình trạng ngáy khi ngủ không quá phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, đôi khi trẻ em ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

chữa ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh
Ngủ ngáy ở trẻ em đôi khi có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý nguy hiểm

Tại sao trẻ em ngủ ngáy?

Trung bình chỉ có một trong mười trẻ ngáy khi ngủ. Đường thở của trẻ thường rất nhỏ, do đó mũi trẻ thường bị khô hoặc chất nhầy không thể thoát ra khỏi mũi và gây ngáy khi ngủ. Trong một số trường hợp, âm thanh mà chúng nghe không phải là tiếng ngáy. Đó có thể là âm thanh bình thường khi trẻ thở và tình trạng này sẽ được cải thiện khi trẻ lớn lên.

Tuy nhiên, nếu trẻ ngáy to kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì?

Giấc ngủ là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển và đảm bảo trẻ lớn lên khỏe mạnh. Trên thực tế, thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc ngáy ngủ có thể là một dấu hiệu cho một số bệnh lý như:

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]

1. Bệnh hen suyễn

Phổi, đường thở của trẻ em rất dễ bị viêm khi tiếp xúc với một số tác nhân nhất định. Một số trẻ có thể bị dị ứng phấn hoa, nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh và dẫn đến các triệu chứng hen suyễn nếu không được điều trị phù hợp. Hen suyễn gây cản trở hệ thống hô hấp của trẻ và là một trong những lý do phổ biến nhất khiến trẻ ngáy khi ngủ.

ngủ ngáy ở trẻ em
Hen suyễn gây cản trở hệ thống hô hấp và gây ngủ ngáy ở trẻ em

Một số dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở biến ở trẻ em bao gồm:

  • Ho thường xuyên ho trong lúc đang ngủ hoặc vận động cơ thể.
  • Viêm phế quản hoặc trẻ khò khè khó thở.
  • Chậm hồi phục sau cảm lạnh hoặc các vấn đề nhiễm trùng khác.
  • Mệt mỏi, chán ăn, kém phát triển.

Nếu trẻ ngủ ngáy hoặc có các dấu hiệu khác của bệnh hen suyễn, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu không được điều trị phù hợp, hen suyễn có thể dẫn đến tử vong.

2. Cảm cúm ở trẻ em gây ngáy

Cúm là một bệnh lý do virus gây ra. Cúm có thể phổ biến ở trẻ em và cả người lớn. Ở trẻ nhỏ cúm thường xuất hiện nhanh và trở nên tồi tệ trong 2 – 3 ngày. Cảm cúm có thể gây ra tình trạng ngủ ngáy ở trẻ em. Bởi vì khi bị cúm, đường thở bị tắc nghẽn, dẫn đến việc phát ra âm thanh khi thở. Ngáy ngủ do cảm cúm sẽ được cải thiện sau khi virus được loại bỏ.

Một số triệu chứng cảm cúm ở trẻ em khác bao gồm:

  • Ớn lạnh và run rẩy
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Nhức đầu và đau nhức cơ thể
  • Đau họng
  • Buồn nôn và nôn
  • Sốt

Cúm ở trẻ em có thể được cải thiện sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cần có biện pháp khắc phục kịp thời để tránh các biến chứng. Nếu không được điều trị, cúm ở trẻ em có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang, viêm phổi hoặc nhiễm trùng tai.

3. Trẻ bị viêm Amidan dễ ngáy khi ngủ

Viêm Amidan ở trẻ em khiến Amidan mở rộng, sưng to và có thể làm tắc nghẽn đường thở. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em ngủ ngáy.

trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì
Amidan sưng to khiến đường hô hấp bị tắc nghẽn vây gây ngáy ngủ

Một số dấu hiệu khác nhận biết viêm Amidan ở trẻ bao gồm:

  • Sốt và đau họng
  • Buồn nôn và nôn
  • Ho hoặc khàn giọng
  • Chảy nước mắt, nước mũi
  • Xuất hiện các mảng màu vàng hoặc trắng ở phía sau cổ họng
  • Hôi miệng
  • Phát ban trong miệng hoặc nổi mề đay trên cơ thể

Trẻ em bị viêm Amidan có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và các phương pháp điều trị khác. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh ở trẻ, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

4. Dị ứng ở trẻ em

Dị ứng là tình trạng khi hệ thống miễn dịch phản ứng lại với một số tác nhân vô hại trong môi trường. Ở trẻ em, dị ứng có thể làm tắc nghẽn mũi, chặn đường thở và viêm hai bên lỗ mũi. Điều này dẫn đến việc phát ra âm thanh khi trẻ ngủ.

Nếu dị ứng nghiêm trọng, thậm chí một số bé có thể bị sưng bên trong cổ họng. Điều này có thể khiến trẻ bị ngưng thở khi ngủ. Vì vậy nếu nhận thấy các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng, hãy gọi cho cấp cứu hoặc đưa bé đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức.

5. Trẻ em ngủ ngáy do ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ là một tình trạng tương đối phổ biến và khiến trẻ bị khó thở. Ngưng thở khi ngủ ở trẻ có thể là do tắc nghẽn ở phía sau cổ họng. Đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ em ngủ ngáy.

Ngoài trừ ngáy ngủ, các triệu chứng ngưng thở khi ngủ khác ở trẻ có thể bao gồm:

  • Ngáy rất to
  • Ho hoặc thở khò khè khi ngủ
  • Thở bằng miệng
  • Ngủ ở nhiều tư thế kỳ lạ

Ngưng thở khi ngủ được cho là nguyên nhân của trầm cảm, rối loạn lo âu, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây ngáy ngủ ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới một tuổi, ngáy khi ngủ có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:

  • Trẻ bú bình được cho là có nhiều nguy cơ ngáy ngủ hơn trẻ bú mẹ.
  • Kém phát triển về thể chất, cân nặng so với lứa tuổi.
  • Cấu trúc thành quản dị tật hoặc bị tổn thương.
  • Ngủ không sâu, rối loạn giấc ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ cũng có thể khiến bé ngáy.
  • Béo phì hoặc tăng cân quá nhanh. Một số gia đình có xu hướng thích trẻ béo, bụ bẫm và sai lầm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng bé khiến bé béo phì. Tình trạng này có thể khiến trẻ em ngủ ngáy và tăng nguy cơ cho một số bệnh lý khác.

Trẻ em ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Trẻ thường xuyên ngáy ngủ sẽ có chất lượng giấc ngủ kém. Điều này khiến bé mệt mỏi, gây bất lợi cho việc tăng trưởng và phát triển của bé.

cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em
Ngủ ngáy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ

Ngoài ra, ngủ ngáy ở trẻ em có thể liên quan đến một số vấn đề như:

  • Tăng cân kém
  • Rối loạn tăng động hoặc dễ có các hành vị quá khích
  • Đái dầm
  • Thường xuyên gặp ác mộng
  • Khó ngủ vào ban đêm
  • Ngáy to hơn theo thời gian

Ngủ ngáy ở trẻ em có chữa được hay không?

Hiện tượng trẻ em ngủ ngáy đôi khi không phải là một vấn đề phải lo lắng và điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này thường có thể khắc phục bằng cách thay đổi phong cách sống và điều trị các bệnh lý liên quan.

Một số trẻ có thể tự điều chỉnh tình trạng ngáy ngủ khi lớn lên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn hoặc người có kiến thức y khoa để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em

Để hạn chế tình trạng trẻ em ngủ ngáy, người chăm sóc có thể tham khảo một số biện pháp như sau:

1. Tự chăm sóc tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em ngủ ngáy có thể được khắc phục tại nhà mà không cần sử dụng thuốc. Một số biện pháp chữa ngủ ngáy ở trẻ em tại nhà như sau:

  • Xông hơi trước khi đi ngủ và ngay sau khi thức dậy. Điều này có thể giúp mũi thông thoáng và giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn. Để tăng hiệu quả, bạn có thể cho thêm tinh dầu bạch đàn để hỗ trợ làm dịu hệ thống hô hấp của trẻ.
  • Uống nước ấm để làm tan chất nhầy trong cơ thể và hạn chế tình trạng ngáy khi ngủ.
  • Cho trẻ mặc quần áo ấm vào mùa đông, đặc biệt là ngực và lưng của trẻ. Điều này có thể hỗ trợ làm tăng chất nhầy, giúp thư giãn cơ ngực và hạn chế tình trạng tắc nghẽn và ngáy khi ngủ.
trẻ em ngủ ngáy
Tình trạng trẻ em ngủ ngáy có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp khác nhau

2. Điều trị y tế

Ngáy ngủ ở trẻ đôi khi không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ cải thiện và kiểm soát tình trạng này bao gồm:

  • Cho trẻ thở oxy khi ngủ có thể giúp trẻ thở dễ dàng hơn và điều hòa không khí lưu thông. Điều này có thể hạn chế tình trạng ngáy khi ngủ.
  • Sử dụng ông hít hoặc ống thông mũi thảo dược để hạn chế tình trạng nghẹt mũi, đặc biệt là khi trẻ bị cảm lạnh.
  • Sử dụng các sản phẩm chuyên dụng để làm sạch xoang của trẻ nếu trẻ bị viêm xoang, nhiễm trùng xoang.
  • Sử dụng thuốc hít chuyên dụng để điều trị hen suyễn, viêm phế quản cấp ở trẻ để tránh tình trạng tắc nghẽn phổi. Thuốc hít là biện pháp phổ biến nhất để điều trị rối loạn phế quản và phổi. Thuốc có thể giúp kiểm soát chứng ngáy ngủ và các triệu chứng khác. Tuy nhiên, trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ.

Biện pháp phòng ngừa ngủ ngáy ở trẻ em

Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng ngáy khi ngủ ở trẻ, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Để trẻ ngủ nghiêng để hạn chế tình trạng ngáy. Ngủ nghiêng có thể giúp trẻ thở dễ dàng hơn và hạn chế tình trạng ngáy.
  • Giữ cho trẻ một cân nặng ổn định, hạn chế tình trạng béo phì, thừa cân.
  • Cho trẻ uống đủ nước.
  • Khuyến khích trẻ vận động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Cho trẻ học bơi để cải thiện và điều hòa các chức năng của phổi.
  • Điều trị các bệnh lý liên quan và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ em ngủ ngáy hiếm khi là một vấn đề y tế nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý hoặc cấu trúc mũi có vấn đề, bạn vui lòng trao đổi với bác sĩ để có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 11:09 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:54 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Hiệu quả điều trị mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Click xem chi tiết]
Cách ngủ nhanh trong 1 – 2 phút của quân đội – Chi tiết A-Z

Mất ngủ hoặc khó ngủ vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc…

buồn ngủ ban ngày Buồn ngủ ban ngày: Nguyên nhân và mẹo chữa hay nhất

Buồn ngủ ban ngày ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và chất lượng cuộc sống. Hơn nữa đây còn…

Ngủ ngày có tốt không? “Thức đêm ngủ ngày” sao cho khỏe?

Do yêu cầu công việc, nhiều người phải làm việc vào ban đêm và ngủ bù vào ban ngày. Vậy…

TOP 10 dụng cụ, thiết bị chống ngủ ngáy tốt nhất

Hiện nay, thiết bị chống ngủ ngáy xuất hiện rất nhiều trên thị trường và được nhiều người lựa chọn…

Thuốc ngủ – Các tác hại, rủi ro cần biết trước khi uống

Thuốc an thần, thuốc bình thần, thuốc chống trầm cảm, kháng histamine H1,... là các loại thuốc ngủ được sử…

Bình luận (1)

  1. giangde
    giangde says: Trả lời

    con em bị ngáy ngủ có thể do trong cổ họng viêm sưng thì dùng biện pháp như thế nào ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua