Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Cảnh giác các bệnh lý nguy hiểm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Mất ngủ là tình trạng người bệnh bị mất ngủ trong vài ngày hoặc vài tuần. Tình trạng này có thể là do căng thẳng, mệt mỏi hoặc do một số kích thích khác. Tuy nhiên, đôi khi mất ngủ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác. Vậy mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Tham khảo bài viết bên dưới để biết một số thông tin cơ bản.

mất ngủ thường xuyên phải làm sao
Thường xuyên mất ngủ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Mất ngủ có thể dẫn đến căng thẳng, cáu gắt và không ngủ đủ giấc sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nội khoa bao gồm huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ và bệnh tim, thậm chí là dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng mất ngủ là tìm ra nguyên nhân cụ thể. Bài viết này đề cập đến một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, bao gồm:

1. Bệnh mất ngủ

Mất ngủ có nghĩa là khó ngủ hoặc không ngủ được. Nếu mất ngủ xảy ra trong một thời gian ngắn (mất ngủ cấp tính), nguyên nhân thường là do căng thẳng và có thể cải thiện được bằng cách tránh các yếu tố căng thẳng. Nếu mất ngủ kéo dài có thể trở thành mãn tính và dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định, đặc biệt là có thể dẫn đến tử vong.

Mất ngủ ảnh hưởng đến 23 – 24% người trưởng thành và làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi, suy giảm các chức năng có liên quan và gây ra một số bệnh lý lâu dài khác. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều biện pháp điều trị mất ngủ hiệu quả. Do đó, nếu mất ngủ kéo dài, hãy đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]

2. Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngáy, ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn hô hấp có liên quan đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu. Tình trạng này được gọi là rối loạn nhịp thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng phổ biến và nguy hiểm. Bởi vì tình trạng này có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác (đặc biệt là ở người trung niên).

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) dạng phổ biến nhất. Tình trạng này xảy ra khi có một sự tắc nghẽn ở phía sau cổ họng của bạn, chẳng hạn như mô mềm bị sụp đổ, cản trở luồng không khí. OSA là một tình trạng nghiêm trọng dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi, mất tập trung vào ban ngày, huyết áp cao và bệnh tim.

mất ngủ thường xuyên là bệnh gì
Ngưng thở khi ngủ, ngáy hoặc một số rối loạn hô hấp khác có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

3. Hội chứng chân bồn chồn

Hội chứng chân bồn chồn có thể dẫn đến cảm giác ngứa ngáy, chồn chồn, đặc biệt là vào ban đêm khi một người cố gắng đi ngủ. Các triệu chứng thường gây khó chịu tuy nhiên, không gây đau và sẽ được cải thiện khi vận động. Không biết chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng bệnh có liên quan đến nồng độ Dopamine và sắt trong não.

Hội chứng chân bồn chồn khiến một người rất khó khăn để đi vào giấc ngủ. Theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng và nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

4. Rối loạn nhịp sinh học

Các nhịp sinh học là mô hình tự nhiên của các chức năng cơ thể bao gồm nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi. Rối loạn nhịp sinh học dẫn đến tình trạng cơ thể không thể ngủ lúc cần thiết. Hầu hết mọi đều ngủ vào ban đêm, tuy nhiên người bị rối loạn nhịp sinh học có thể cần ngủ vào ban ngày hoặc vào một thời gian nhất định khác.

Một số người có thể mắc hội chứng giai đoạn ngủ muộn, điều này có nghĩa một người không thể ngủ cho đến khi gần sáng. Bạn cũng có thể dành nhiều thời gian để nằm trên giường nhưng không thể ngủ vào thời gian sớm hơn và khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng.

5. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Hầu hết người bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều có một dòng axit và thức ăn chảy vào thực quản. Điều này dẫn đến chứng ở nóng và trào ngược axit khi bạn nằm xuống, đặc biệt là vào ban đêm. Tình trạng này làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ và có thể dẫn đến bệnh mất ngủ. Mất ngủ có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn bị ho và nghẹt thở.

Trào ngược dạ dày thường được gây ra bởi sự nhạy cảm với thực phẩm, chế độ ăn uống kém, quá ít axit dạ dày, căng thẳng hoặc nhiễm trùng đường ruột. Người bệnh cần đến bệnh viện chẩn đoán các nguyên nhân và điều trị để tránh các biến chứng sức khỏe khác.

mất ngủ gây bệnh gì
Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến mất ngủ

6. Bệnh cường giáp

Theo thống kê có khoảng 3 – 10 triệu người có tuyến giáp hoạt động quá mức. Tình trạng này được gọi là cường giáp. Bệnh cường giáp làm rối loạn quá trình trao đổi chất và kích thích hệ thống thần kinh. Điều này dẫn đến run rẩy, đổ mồ hôi và ban đêm, nhịp tim nhanh và lo lắng. Các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và mất ngủ.

Do đó, nếu bạn nghi ngờ hoặc nhận thấy các dấu hiệu bệnh cường giáp, hãy đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị. Cường giáp có thể dẫn đến nhiều rối loạn sức khỏe nghiêm trọng khác.

7. Rối loạn thần kinh

Các tình trạng thần kinh như Parkinson và bệnh xơ cứng bì có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc chứng mất ngủ. Gần như tất cả những người mắc bệnh Parkinson đều bị mất ngủ và những người mắc bệnh xơ cứng bì có khả năng bị rối loạn giấc ngủ hoặc khó ngủ gấp 3 lần người bình thường.

Tình trạng mất ngủ một phần là do đau, run hoặc co cứng cơ. Ngoài ra, các loại thuốc được kê đơn để điều trị các bệnh lý thần kinh cũng có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, gây ra những cơn ác mộng nghiêm trọng. Điều này làm ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ, mệt mỏi vào ban ngày và một số bệnh lý khác.

8. Rối loạn cơ xương

Một người bị viêm khớp dạng thấp hoặc đau cơ xơ hóa có khả năng dẫn đến tình trạng tỉnh táo vào ban đêm và mất ngủ. Thông thường những người bị đau cơ xơ hóa đều có những triệu chứng bệnh khác như hội chứng chân không yên và ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này dẫn đến rối loạn giấc ngủ và bệnh mất ngủ. Ngoài ra, giấc ngủ kém chất lượng có thể làm tăng hormone gây căng thẳng làm cho tình trạng đau khớp và trầm cảm tồi tệ hơn.

9. Lo lắng và trầm cảm

Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm có thể cản trở nhịp sinh học gây rối loạn giấc ngủ. Sự lo lắng và căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến việc thức trắng cả đêm. 90% những người mắc bệnh trầm cảm, hay lo lắng thường khó ngủ vào buổi tối.

mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì
Lo lắng, căng thẳng, trầm cảm có thể dẫn đến mất ngủ

Một số lời khuyên cho giấc ngủ chất lượng

Một người bị mất ngủ có thể thay đổi thói quen ngủ và lối sống để có giấc ngủ tốt hơn. Một số lời khuyên cho giấc ngủ tốt hơn bao gồm:

  • Thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần. điều này có thể cải thiện nhịp sinh học và rèn luyện cơ thể thức dậy một cách tự nhiên vào cùng một thời điểm nhất định.
  • Không sử dụng rượu và chất kích thích như Nicotine và Caffeine. Tác dụng của các chất kích thích có thể kéo dài trong vài giờ tuy nhiên đối với một số người có thể lên đến 24 giờ và điều này dẫn đến mất ngủ.
  • Hạn chế việc ngủ trưa hoặc ngủ vào ban ngày. Điều này có thể làm thay đổi nhịp sinh học và ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
  • Luyện tập thể dục đều đặn để cải thiện chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ. Tuy nhiên, tập thể dục vào buổi tối, đặc biệt là trước khi ngủ có thể kích thích cơ thể và gây khó ngủ. Do đó, tập thể dục vào buổi sáng hoặc buổi trưa.
  • Hạn chế thực hiện các việc không liên quan trong phòng ngủ và giường ngủ. Giường ngủ chỉ nên dùng để ngủ và hoạt động tình dục. Các hoạt động khác bao gồm độc sách đều có thể làm tăng sự tỉnh táo và gây khó ngủ.
  • Không ăn uống trước khi đi ngủ. Ăn tối muộn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tăng khả năng trào ngược và dẫn đến mất ngủ. Do đó, ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất là 3 giờ.
  • Cân nhắc tham gia các khóa trị liệu giấc ngủ. Một số người có thể cần áp dụng liệu pháp điều trị để thay đổi nhận thức và chất lượng giấc ngủ.

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài hoặc không được cải thiện mặc dù bạn đã áp dụng các phương pháp cải thiện tại nhà, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị hợp lý. Như đã nói trên, mất ngủ có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý và tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn nếu bạn có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 09:54 - 21/11/2022 - Cập nhật lúc: 11:46 - 11/04/2023
Chia sẻ:
Hiệu quả điều trị mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Click xem chi tiết]
9 bước chữa ngủ ngáy – Áp dụng là khỏi ngay

Hiện tượng ngáy trong lúc ngủ kéo dài sẽ gây ra không ít tác hại cho sức khỏe của bạn.…

Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc: Tác hại & cách khắc phục

Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy giữa đêm, giấc ngủ chập chờn,... là một trong những nguyên nhân…

Tâm sen có tác dụng an thần rất tốt cho người bị suy nhược thần kinh 10+ cách trị mất ngủ tại nhà đơn giản + hiệu quả nhanh

Uống trà thảo dược, tập yoga hay bấm huyệt... là những cách trị mất ngủ tại nhà đơn giản nhưng…

Chữa mất ngủ bằng diện chẩn – Phương pháp an toàn hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh mất ngủ, trong đó có chữa mất ngủ bằng diện…

Căng thẳng thần kinh mất ngủ và cách khắc phục

Căng thẳng thần kinh gây mất ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Nếu tiếp tục để tình…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua