Ngủ ngáy có nguy hiểm không, nguyên nhân là do bệnh gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Ngủ ngáy có thể xảy ra do những nguyên nhân thông thường như béo phì, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và thở bằng miệng. Tuy nhiên bệnh cũng có thể là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng, viêm amidan quá phát, phì đại VA và bất thường ở cấu trúc mũi – xoang. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn làm tăng huyết áp, giảm oxy lên não và tăng nguy cơ đột quỵ.

ngủ ngáy là bệnh gì
Ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn tác động xấu đến hoạt động học tập và làm việc

Ngủ ngáy là gì?

Ngủ ngáy là tình trạng phát ra âm thanh trong quá trình ngủ. Ngáy khi ngủ có thể xuất hiện ở cả nam giới, nữ giới, người cao tuổi và trẻ nhỏ.

Cơ chế gây ngáy được xác định là do không khí đi vào vùng họng hẹp phía sau, tạo ra ma sát khiến các mô ở niêm mạc rung lên và phát ra âm thanh.

Nguyên nhân gây ngủ ngáy thường gặp

Ngủ ngáy có thể xảy ra do những nguyên nhân thường gặp như:

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]
ngủ ngáy là biểu hiện của bệnh gì
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ngủ ngáy ở nam giới
  • Béo phì: Béo phì là nguyên nhân gây ngủ ngáy ở nam giới vì lượng mỡ thường tập trung nhiều ở vùng cổ. Sự gia tăng mô mỡ ở vùng cổ có thể gây chèn ép đường thở, làm gián đoạn quá trình hô hấp và tạo ra âm thanh khi ngủ.
  • Do tư thế ngủ: Các chuyên gia cho biết, nằm ngửa là tư thế gây áp lực lên đường hô hấp trên và có khả năng gây ngáy cao hơn so với những tư thế khác.
  • Mở miệng khi ngủ: Thói quen mở miệng khi ngủ có thể khiến không khí đi vào thành sau họng, gây rung lắc mô mềm và tạo ra tiếng “ngáy”. Ngoài ra thói quen này còn tăng nguy cơ hôi miệng, sâu răng và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan,…
  • Uống nhiều rượu bia: Rượu bia có thể làm giãn cơ ở thành sau họng và gây ra hiện tượng ngáy.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng histamine H1 và thuốc an thần có thể gây ra một số tác dụng phụ như giảm mức độ tập trung, buồn ngủ và ngủ ngáy.
  • Hút thuốc lá: Người có thói quen hút thuốc lá thường có nguy cơ ngủ ngáy cao hơn 2 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do khói thuốc gây sưng viêm ở niêm mạc họng, khoang mũi và khiến không gian trong đường thở bị thu hẹp. Tình trạng này có thể gây ra triệu chứng thở khò khè, khó thở và ngủ ngáy.
  • Do làm việc quá sức: Lao động nặng nhọc và quá sức có thể khiến bạn ngáy khi ngủ.

Ngủ ngáy là biểu hiện của bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân thường gặp, ngủ ngáy còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn như:

ngủ ngáy là biểu hiện của bệnh gì
Ngáy khi ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh viêm amidan quá phát hoặc phì đại VA
  • Bất thường về cấu trúc mũi và xoang: Mũi và xoang là các bộ phận của cơ quan hô hấp trên. Bất thường về cấu trúc ở những bộ phận này (polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi) có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông không khí và tạo ra âm thanh khi ngủ.
  • Viêm amidan quá phát: Tình trạng nhiễm trùng amidan tái phát nhiều lần có thể làm tăng kích thước amidan (phì đại amidan). Amidan phát triển bất thường có thể làm cản trở quá trình hô hấp và gây ra chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.
  • Viêm mũi dị ứng: Hiện tượng dị ứng khiến niêm mũi bị sưng viêm và kích thích dịch nhầy sản sinh quá mức. Điều này làm cho đường thở bị thu hẹp và dẫn đến chứng ngủ ngáy.
  • Phì đại VA: VA là cơ quan nối liền giữa thành sau họng và mũi. Tình trạng viêm nhiễm VA kéo dài có thể khiến cơ quan này gia tăng kích thước và dẫn đến chứng há miệng khi ngủ, ngủ ngáy, thở khò khè,…

Ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người xung quanh mà còn tác động xấu đến sức khỏe và khả năng học tập, làm việc của chính bạn. Ngủ ngáy kéo dài làm gián đoạn quá trình hô hấp, dẫn đến tình trạng giảm nồng độ oxy hóa trong máu.

Ngoài ra trẻ nhỏ bị ngủ ngáy còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm VA, viêm thanh quản,…

Bên cạnh đó, chứng bệnh này còn làm giảm lưu lượng oxy lên não và gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động học tập, vui chơi của trẻ. Những trẻ bị chứng ngủ ngáy thường có mức độ tập trung kém, uể oải, mệt mỏi và tiếp thu kiến thức chậm.

tác hại của ngủ ngáy
Tăng huyết áp, đau đầu, trào ngược dạ dày thực quản,… là những tác hại do chứng ngủ ngáy gây ra

Ngoài ra, ngủ ngáy còn gây ra một số tác hại khác như:

  • Huyết áp cao: Lưu lượng oxy trong máu suy giảm buộc các mạch máu trong cơ thể phải co lại để đẩy oxy về máu và tim. Hiện tượng này kéo dài có thể khiến huyết áp tăng lên và gây ra chứng cao huyết áp.
  • Đột quỵ: Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Sleep Research vào năm 2003 cho biết, ngủ ngáy kèm chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ – đặc biệt là ở người cao tuổi và bệnh nhân cao huyết áp.
  • Đau đầu: Ngủ ngáy có thể làm giảm lưu lượng máu và oxy lên não. Tình trạng này khiến hệ thần kinh trung ương bị căng thẳng và dẫn đến chứng đau đầu, chóng mặt,…
  • Trào ngược axit dạ dày – thực quản: Ngủ ngáy có thể kích thích van thực quản mở rộng ra và tạo điều kiện cho dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, cổ họng. Các chuyên gia cho biết, người ngủ ngáy có nguy cơ bị trào ngược dạ dày cao hơn 14 lần so với người bình thường.

Khắc phục tình trạng ngáy khi ngủ

Điều trị chứng ngủ ngáy phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Một số biện pháp khắc phục có thể được áp dụng, bao gồm:

1. Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Nếu nguyên nhân gây ngủ ngáy là do bệnh lý, bạn nên tiến hành thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, ngủ ngáy do những nguyên nhân này đều có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt sau khi bệnh lý được kiểm soát.

làm cách nào để ngủ không ngáy
Kiểm soát bệnh lý nguyên nhân có thể làm thuyên giảm tình trạng ngáy khi ngủ

Với những bệnh lý thông thường như viêm mũi dị ứng, bác sĩ thường chỉ định thuốc để giảm phù nề niêm mạc và làm thông thoáng đường thở. Tuy nhiên nếu do polyp mũi xoang, viêm amidan quá phát và VA phì đại, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ amidan, VA hoặc điều chỉnh lại cấu trúc của một số cơ quan hô hấp.

2. Thay đổi một số thói quen

Nếu ngủ ngáy bắt nguồn từ thói quen thiếu lành mạnh, bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi thói quen và xây dựng lối sống lành mạnh.

làm cách nào để ngủ không ngáy
Kiểm soát cân nặng giúp giảm áp lực lên đường thở và hạn chế tình trạng ngủ ngáy

Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng ngáy khi ngủ:

  • Kiểm soát cân nặng: Với những trường hợp ngủ ngáy do béo phì, bạn cần tập luyện và ăn uống hợp lý để kiểm soát cân nặng. Giảm cân không chỉ cải thiện tình trạng ngáy khi ngủ mà còn phòng ngừa được một số bệnh lý nguy hiểm như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, xương khớp,…
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá: Khói thuốc là yếu tố gây kích thích lên niêm mạc mũi, làm hẹp đường thở và gây ra chứng ngủ ngáy. Vì vậy, bạn nên từ bỏ thói quen thuốc lá để giữ đường thở thông thoáng, giảm tình trạng ngáy khi ngủ và bảo vệ sức khỏe của hệ hô hấp.
  • Tránh sử dụng rượu bia và thuốc sát giờ ngủ: Rượu bia, thuốc an thần và thuốc kháng histamine có thể làm giãn cơ hô hấp và gây ra chứng ngủ ngáy. Vì vậy bạn nên tránh sử dụng thuốc sát giờ ngủ, đồng thời cần hạn chế uống rượu bia và các thức uống chứa cồn khác.
  • Thay đổi tư thế ngủ: Nếu ngủ ngáy do tư thế ngủ, bạn nên thay đổi từ tư thế nằm ngửa sang nằm nghiêng để tránh gây áp lực lên vùng lưỡi và thành sau họng.
  • Tránh thở bằng miệng: Nếu bạn có thói quen thở bằng miệng, nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ để cải thiện tình trạng này. Bởi thói quen này không chỉ gây ngủ ngáy mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan hô hấp.

Phòng ngừa chứng ngủ ngáy bằng cách nào?

Ngủ ngáy có thể tái phát trở lại khi có điều kiện thích hợp. Vì vậy bạn nên ngăn ngừa tình trạng này với các biện pháp sau đây:

ngủ ngáy có nguy hiểm không
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện hoạt động hô hấp, giảm ngủ ngáy, tăng oxy lên não và tim mạch
  • Nên bổ sung 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể không chỉ duy trì thể trạng khỏe mạnh mà còn làm giảm tình trạng tắc nghẽn dịch nhầy trong mũi – một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ngáy khi ngủ.
  • Giặt vỏ gối và mền thường xuyên bởi bụi bẩn từ các vật dụng này có thể gây dị ứng cơ quan hô hấp và dẫn đến chứng ngáy khi ngủ.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch bụi bẩn và tăng cường dẫn lưu dịch tiết ra bên ngoài. Bên cạnh đó vệ sinh mũi thường xuyên còn giúp loại bỏ dị nguyên như lông đông vật, phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi,…
  • Tập thể dục từ 15 – 20 phút/ ngày nhằm nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng và cải thiện hoạt động hô hấp của cơ thể. Các chuyên gia Tai mũi họng cho biết, hoạt động thể chất có thể tăng oxy lên não, giảm nguy cơ ngủ ngáy và các triệu chứng rối loạn hô hấp khác.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà khi thời tiết khô hanh để tránh kích thích lên niêm mạc mũi và tăng nguy cơ ngáy khi ngủ.
  • Dùng gối cao để giảm áp lực lên vùng họng, từ đó cải thiện được tình trạng ngủ ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Không nên ăn và uống trước khi đi ngủ ít nhất 2 giờ đồng hồ.
  • Xây dựng giờ giấc sinh hoạt khoa học, nên ăn ngủ điều độ và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.

Ngủ ngáy – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngủ ngáy là tình trạng thường gặp và hiếm khi gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng.

Do đó bạn nên tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy những triệu chứng sau:

  • Ngưng thở khi ngủ
  • Khó thở
  • Đau vùng mạn sườn
  • Nhói ở tim

Chứng ngủ ngáy có thể thuyên giảm nhanh chóng nếu bạn chủ động trong quá trình chăm sóc và điều trị. Ngược lại tình trạng chủ quan có thể khiến triệu chứng kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động làm việc, học tập và sức khỏe. Vì vậy ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc tìm gặp bác sĩ trong những trường hợp cần thiết.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 10:58 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:58 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Hiệu quả điều trị mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Click xem chi tiết]
Định Tâm An Thần Thang Đặc Trị Mọi Thể Đau Đầu Kết Tinh Tinh Hoa Y Học Cổ Truyền

Đau đầu, đau nửa đầu,... khiến người bệnh luôn trong tình trạng căng thẳng thần kinh, mất ngủ, giảm tập…

Thuốc ăn được ngủ được cho người lớn loại nào tốt?

Viên Natrol Melatonin 10mg, OTiV, Đông trùng ăn ngủ ngon Uni,... là một số loại thuốc bổ ăn được ngủ…

Thiếu ngủ không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em Bé khó ngủ thiếu chất gì? Những điều mẹ cần biết

Khó ngủ không chỉ là tình trạng thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể…

10 bài thuốc dân gian trị mất ngủ hiệu quả (cả kinh niên)

Mất ngủ khiến cơ thể rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi và mất sức sống làm ảnh hưởng…

Bóng đè là hiện tượng gì? Nguyên nhân, dấu hiệu & điều trị

Bóng đè là cảm giác không thể cử động hoặc nói chuyện khi ngủ hoặc ngay cả khi đã thức…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua