Dị ứng sữa tắm – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng sữa tắm là hiện tượng thường xảy ra ở những người có làn da nhạy cảm hoặc sử dụng phải sản phẩm kém chất lượng, có thành phần không phù hợp với da. Nổi mề đay, viêm da, ngứa ngáy dữ dội là những dấu hiệu đặc trưng của dị ứng sữa tắm. Cần biết cách xử lý kịp thời, đúng đắn để giảm thiểu được tổn thương trên da.

Dị ứng sữa tắm là gì?

Sữa tắm là sản phẩm chăm sóc da thiết yếu được hầu hết mọi người sử dụng trong đời sống hàng ngày. Thế nhưng bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì sữa tắm cũng đem đến một số nguy cơ tiềm ẩn đối với làn da, thường gặp nhất là dị ứng.

Dị ứng sữa tắm là hiện tượng xảy ra khi da có biểu hiện bị kích ứng, viêm da do hệ thống miễn dịch của bạn có sự phản ứng quá mức khi tiếp xúc với sữa tắm. Lúc này các tế bào da khỏe mạnh sẽ bị lầm tưởng là những tác nhân gây hại nên bị các tế bào bạch cầu và kháng thể IgE tấn công. Trong quá trình đó, cơ thể sẽ giải phóng ra một chất trung gian hóa học có tên là histamin gây ra phản ứng dị ứng ngoài da hoặc bên trong cơ thể.

dị ứng sữa tắm
Dị ứng sữa tắm là hiện tượng thường gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn

Hiện tượng dị ứng sữa tắm thường diễn ra một cách đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Bạn có thể bị dị ứng với một loại sữa tắm ngay cả khi đã từng sử dụng sản phẩm này nhiều lần trước đây.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Dấu hiệu dị ứng sữa tắm

Làn da chính là bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất khi bị dị ứng sữa tắm. Các biểu hiện dị ứng có thể xuất hiện trên da chỉ sau vài phút, vài giờ hoặc muộn hơn là sau 24 – 48 tiếng kể từ lúc bạn dùng sữa tắm.

Bất cứ ai cũng có thể bị dị ứng sữa tắm. Để nhận biết tình trạng này nhanh chóng, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Da tấy đỏ nổi nhiều nốt mụn đỏ hoặc các mảng sẩn phù gọi là phát ban
  • Có mụn nước tiết dịch
  • Ngứa ngáy dữ dội ngoài da ở một vài vị trí hoặc khắp cơ thể
  • Có cảm giác châm chích khó chịu trong da
  •  Bỏng rát da
  • Sưng phù ở một số vùng như mặt hay vùng kín
  • Da trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Da có hiện tượng tăng sắc tố sẫm màu, thô ráp, bong tróc, nứt nẻ mất thẩm mỹ
  • Các dấu hiệu toàn thân: Trường hợp bị dị ứng sữa tắm nghiêm trọng, bạn có thể gặp các dấu hiệu toàn thân như: Khó thở, đau tức ngực hoặc nặng hơn là sốc phản vệ.

Dị ứng sữa tắm khi nào nên đến bệnh viện khám?

Các triệu chứng của dị ứng sữa tắm có thể biểu hiện ra bên ngoài với nhiều mức độ khác nhau. Bạn nên tới bệnh viện nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ nếu: 

  • Có biểu hiện dị ứng phát ban toàn thân
  • Nhiễm trùng da
  • Ngứa ngáy nhiều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
  • Dị ứng xảy ra ở bộ phận sinh dục
  • Các dấu hiệu dị ứng ngày càng nghiêm trọng và tổn thương có khuynh hướng lan rộng hơn.

CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG đang gặp phải

CHUYÊN GIA CHỈ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT.

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

- Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Triệu chứng của bạn?

Nguyên nhân gây dị ứng sữa tắm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng sữa tắm như:

– Sử dụng sữa tắm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chúng chứa nhiều thành phần độc hại cho da.

– Không tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, lạm dụng sữa tắm quá mức

– Sử dụng nhiều loại sữa tắm cùng lúc. Các thành phần có trong những loại sữa tắm này có thể không tương thích với nhau khiến da bị dị ứng.

dấu hiệu dị ứng sữa tắm
Dị ứng sữa tắm thường xảy ra do sử dụng sản phẩm có thành phần không phù hợp

– Dùng sữa tắm chứa thành phần không phù hợp với da. Một số chất hóa học có trong sữa tắm thường gây dị ứng nhất bao gồm:

  • Talc: Chất có tác dụng làm mềm da thường được tìm thấy trong sữa tắm hoặc các loại hóa mỹ phẩm khác. Nó có thể gây dị ứng cho những người có làn da nhạy cảm.
  • Retinol: Thành phần giúp chống lão hóa da
  • Alcohol: Một loại cồn có thể khiến da bị nổi mụn trứng cá, kích ứng hoặc dị ứng.
  • Parfum: Chất đóng vai trò tạo mùi thơm trong sữa tắm
  • Paraben: Đây là chất bảo quản có tác dụng kháng nấm, diệt khuẩn. Mặc dù có thể giúp kéo dài thời hạn sử dụng của sữa tắm nhưng nếu sử dụng với hàm lượng cao hoặc kéo dài, Paraben mang lại rất nhiều tác hại cho da, bao gồm cả tình trạng dị ứng.
  • Hydroquinone: Chất làm trắng da
  • Methylisothiazolinone ((MIT)): Nghiên cứu cho thấy Methylisothiazolinone có khả năng gây kích ứng, dị ứng da gấp 10 lần so với các chất bảo quản thông thường khác.
  • Các chất khác: Sulfate, retinol, hydroquinone, nhôm…

Phương pháp chẩn đoán dị ứng sữa tắm

Khi tới bệnh viện khám, bác sĩ có thể áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để chẩn đoán dị ứng sữa tắm như:

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về lý do đi khám, các triệu chứng đang gặp phải và thời điểm chúng bắt đầu xuất hiện. Các vấn đề như tiền sử dị ứng, loại sữa tắm, các sản phẩm chăm sóc da, thuốc thang hay thậm chí là thực phẩm bạn mới dùng trong thời gian gần nhất cũng sẽ được đề cập đến. Điều này nhằm giúp bác sĩ tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra các vấn đề bạn đang gặp phải có thật sự là do dị ứng với sữa tắm không.

Ngoài ra, một số xét nghiệm khác cũng có thể được chỉ định để phục vụ cho công tác chẩn đoán dị ứng sữa tắm như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm áp bì, xét nghiệm kháng thể igE…

Tư vấn cùng chuyên gia

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Nhập thông của bạn để gửi tới bác sĩ

 Cách chữa dị ứng sữa tắm

Khi có biểu hiện nghi ngờ bị dị ứng sữa tắm, trước tiên bạn cần biết cách xử lý, sơ cấp cứu để giảm thiểu tối đa những tổn thương trên da. Nếu cần thiết, hãy sử dụng thuốc chống dị ứng và các loại thuốc khác để làm giảm triệu chứng khó chịu đang gặp phải.

1. Cách xử lý khi bị dị ứng sữa tắm

  • Trường hợp bị dị ứng ngay trong quá trình tắm, bạn nên lập tức tắm rửa qua nhiều lần nước để loại bỏ hết lượng sữa tắm còn lưu lại trên da.
  • Ngưng sử dụng loại sữa tắm bạn đang dùng. Thông thường nếu da chỉ bị kích ứng nhẹ thì các triệu chứng dị ứng sẽ thuyên giảm dần và hết hẳn sau khi bạn ngưng dùng loại sữa tắm đó.
  • Cân nhắc lựa chọn một loại sữa tắm khác an toàn, phù hợp hơn sau khi những tổn thương trên da đã được chữa lành. Tốt nhất là bạn nên sử dụng các sản phẩm được bào chế từ các nguyên liệu thiên nhiên, không chứa hương liệu, chất tẩy trắng hay chất tạo mùi thơm.
  • Tránh dùng tay gãi mạnh ở nơi bị dị ứng. Hành động này không chỉ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn mà còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn, lở loét da.
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mỏng nhẹ để không gây cọ sát vào da mỗi khi vận động.
  • Giữ cho khu vực da bị dị ứng luôn khô ráo, sạch sẽ để nhanh lành hơn và tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để chống khô da, bong tróc da khi bị dị ứng và đẩy nhanh quá trình tái tạo da. Có thể dùng dầu dừa hoặc dầu ô liu thay thế cho kem để đảm bảo an toàn cho da và tận dụng được khả năng kháng khuẩn, chống viêm tuyệt vời của chúng.
cách xử lý khi bị dị ứng sữa tắm
Thoa kem dưỡng ẩm có thể giúp làm dịu cơn ngứa khi bị dị ứng sữa tắm
  • Chườm mát da: Độ ẩm và nhiệt độ lạnh có thể giúp xoa dịu kích ứng cũng như cơn ngứa ngáy trên da, đồng thời làm giảm sự xuất hiện của các nốt mề đay, mẩn ngứa. . Bạn hãy lấy một cái khăn mềm ngâm vào trong nước lạnh từ 3 – 5 phút. Sau đó vắt ráo nước và đắp lên da khoảng 20 phút. Tuy nhiên mẹo này chỉ thích hợp khi bị dị ứng sữa tắm trên một khu vực da nhỏ.
  • Sử dụng các bài thuốc chữa trị ứng da từ thảo dược theo kinh nghiệm dân gian để khắc phục các triệu chứng tại nhà. Chẳng hạn như tắm nước lá khế, lá tía tô, kinh giới, kim ngân hoa…
  • Hàng ngày, ăn các thực phẩm có tính mát như mướp, bí đao, rau má, rau sam, đậu xanh… cũng có tác dụng tích cực trong việc thải độc da, giảm viêm và làm dịu cơn ngứa do dị ứng sữa tắm gây ra.

2. Điều trị dị ứng sữa tắm bằng thuốc Tây

Nếu các dấu hiệu dị ứng sữa tắm kéo dài và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ có  thể chỉ định cho bạn các thuốc điều trị dưới đây:

– Thuốc kháng histamin:

Đây là thuốc chống dị ứng được sử dụng rất phổ biến. Bạn có thể dùng các loại thuốc kháng histamin dạng bôi ngoài da như Cetirizine, Loratadine, Benadryl hoặc các thuốc theo đường uống. Thuốc có tác dụng giảm ngứa, ngăn chặn phản ứng dị ứng bằng cách ức chế sản xuất histamin.

Thuốc mỡ Corticosteroid

Đây là loại thuốc điều trị tại chỗ có tác dụng giảm viêm, chống ngứa mạnh. Bạn có thể được chỉ định loại thuốc Corticosteroid có hàm lượng nhẹ trong vòng vài ngày. Tuy nhiên nếu bạn bị dị ứng sữa tắm gây viêm da nghiêm trọng, các thuốc Corticosteroid dạng uống tác dụng toàn thân có thể được chỉ định.

thuốc chữa dị ứng sữa tắm
Thuốc Corticosteroid có thể được chỉ định cho người bị dị ứng sữa tắm có biểu hiện viêm da

Thuốc Corticosteroid dù là dạng bôi hay uống đều có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ cho da như khô da, teo da, bong tróc da hoặc làm tăng nguy cơ bị loãng xương, đục thủy tinh thể, nhiễm trùng… Vì vậy, tuyệt đối không được tự ý dùng loại thuốc này kéo dài quá 7 ngày mà không có sự cho phép của bác sĩ.

– Thuốc kháng sinh:

Một số trường hợp bị dị ứng sữa tắm có biểu hiện viêm da nặng do nhiễm trùng sẽ được bổ sung thêm kháng sinh vào trong toa thuốc. Đó có thể làm thuốc mỡ, kem bôi hay viên uống tùy theo mức độ nhiễm trùng của bạn. 

Thông thường thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định ít nhất từ 3 ngày trở lên. Tránh tự ý tăng bớt liều lượng hoặc ngưng thuốc kháng sinh đột ngột dẫn đến lờn thuốc và làm gián đoạn quá trình điều trị.

Nếu đáp ứng tốt với điều trị, các dấu hiệu dị ứng sữa tắm sẽ thuyên giảm dần và hết hẳn sau vài ngày hoặc chậm nhất là vài tuần đối với các trường hợp bị nặng. 

Cách phòng ngừa dị ứng sữa tắm

Không có cách nào để ngăn ngừa dị ứng sữa tắm tuyệt đối. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng bằng những hành động đơn giản sau:

  • Sử dụng sữa tắm có thương hiệu uy tín, xuất xứ rõ ràng
  • Tùy theo loại da mà lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần phù hợp
  • Tránh thay đổi sữa tắm liên tục hoặc sử dụng nhiều sản phẩm cùng lúc
  • Khi bạn bắt đầu sử dụng một loại sữa tắm mới, hãy thận trọng thử một ít sữa tắm lên vùng da nhỏ. Nếu sau đó không thấy phản ứng gì bất thường thì mới dùng tắm toàn thân.
  • Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên lựa chọn loại sữa tắm được đặc chế dành riêng cho lứa tuổi của bé. Không dùng chung sữa tắm với người lớn.
  • Sữa tắm đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu biến chất thì không nên dùng sẽ rất nguy hiểm.
  • Trên bao bì của mỗi sản phẩm đều có hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm rất rõ ràng. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
  • Nếu bạn có làn da nhạy cảm, từng bị dị ứng sữa tắm nhiều lần dù đã đổi qua nhiều sản phẩm khác nhau, cân nhắc thay thế sữa tắm bằng bột yến mạch hay cám gạo… hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một sản phẩm an toàn.

[MIỄN PHÍ] NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP TỪ BÁC SĨ DA LIỄU ĐẦU NGÀNH

Bạn nên tham khảo thêm

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 13:42 - 27/11/2022 - Cập nhật lúc: 13:10 - 28/05/2023
Chia sẻ:
Dị ứng thai kỳ – Các nguyên nhân và cách phòng tránh

Dị ứng thai kỳ là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này không gây nguy…

Thuốc dị ứng Cezil – Liều dùng và tác dụng phụ cần biết

Thuốc dị ứng Cezil chứa thành phần Cetirizine Hydrochloride, có tác dụng kiểm soát và hỗ trợ điều trị các…

Nổi mụn trắng trong cổ họng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm Nổi mụn trắng trong cổ họng – Dấu hiệu nguy hiểm chớ xem thường

Cổ họng – nơi chịu nhiều tác động nhưng lại khá nhạy cảm. Khi đột nhiên bị nổi mụn trắng…

Ngứa dưới da, trong da là do bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

Tình trạng ngứa dưới da là triệu chứng điển hình của bệnh chàm, viêm da kích ứng và dị ứng.…

Dị ứng đạm sữa bò thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh Dị ứng đạm sữa bò – Cách nhận biết và xử lý kịp thời

Dị ứng sữa bò là một hiện tượng thường gặp, gây ra các vấn đề về tiêu hóa, về da…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua