Nổi mụn nước ngứa ở cánh tay và các bệnh lý liên quan

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nổi mụn nước ngứa ở cánh tay là bệnh phổ biến, liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể là do nhiễm trùng, di truyền hoặc do một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

nổi mụn nước ngứa ở cánh tay là bệnh gì
Nổi mụn nước ngứa ở cánh tay là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh

Nguyên nhân gây nổi mụn nước ngứa ở cánh tay

Tình trạng mụn nước ngứa ở cánh tay có thể do viêm, đó là phản ứng bình thường của cơ thể đối với chấn thương hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, đôi khi hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động khi không cần thiết. Điều này dẫn đến bệnh viêm tự miễn và dẫn đến tình trạng phát ban, ngứa da.

Một số bệnh lý phổ biến có liên quan bao gồm:

1. Bệnh chốc lở

Chốc lở là bệnh do vi khuẩn Staphylococcus Aureus gây ra. Bệnh thường phổ biến ở trẻ nhỏ không được vệ sinh thân thể sạch sẽ. Những vùng da bị ảnh hưởng bởi chốc lở thường bị đỏ, có nóng nước khi vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét đau đớn.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Chốc lở có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, miệng và xung quanh mũi. Chốc lở là bệnh nhiễm trùng ngoài da cần được điều trị đúng lúc để tránh các biến chứng không mong muốn.

2. Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là một tình trạng rất dễ lây lan được gây ra bởi một loại rệp nhỏ gọi là Sarcoptes scabiei. Sau khi cắn vào da, chúng gây phát ban, có thể chứa dịch và đặc biệt là rất ngứa.

Người bệnh ghẻ có thể có các mụn nước nhỏ hoặc u hạt nhạt màu trên da. Nếu ghẻ đóng vảy, trên da sẽ xuất hiện những lớp vỏ dày, bên trong cố hàng ngàn con ve hoặc trứng ve. Tình trạng này thường xuất hiện ở những nơi có nếp gấp da như giữa các ngón tay, xung quanh cổ tay, khuỷu tay và đầu gối.

ghẻ gây nổi mụn nước ngứa ở cánh tay
Bệnh ghẻ thường ảnh hưởng đến các ngón tay, cổ tay, khuỷu tay

3. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra sau khi cơ thể phản ứng với một vật hoặc một chất nào đó trong môi trường. Tình trạng này có thể gây ra hiện tượng nổi mụn nước ngứa ở cánh tay.

4. Bệnh chàm

Bệnh chàm là tình trạng nổi mẩn ngứa khi da bị kích ứng, đỏ, khô, nứt nẻ, đôi khi có thể sưng to, rò rỉ nước hoặc chảy máu. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. 

Tuy nhiên bệnh thường phổ biến ở những nơi da gấp hoặc tiếp xúc với các yếu tố, chẳng hạn như xung quanh bàn tay, cánh tay và khuôn mặt.

5. Phản ứng dị ứng với thuốc

Một số phản ứng thuốc có thể dẫn đến việc nổi mẩn ngứa trên cơ thể. Phát ban do thuốc ảnh hưởng đến một bộ phận nhất định hoặc lan rộng ra toàn cơ thể. Tuy nhiên hiện tượng này thường phổ biến ở cánh tay hoặc cổ tay.

Các loại thuốc thuốc thường gây dị ứng bao gồm kháng sinh, thuốc thuộc nhóm Sulfa hoặc Penicillin. Bất cứ ai nghi ngờ dị ứng thuốc nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Bởi vì các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

6. Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô hoặc cơ quan của cơ thể. Bệnh có thể tấn công bất cứ cơ quan nào của cơ thể bao gồm da, phổi, tim, mạch máu, thận, hệ thống thần kinh hoặc các tế bào máu.

mụn nước ngứa ở cánh tay
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào trên cơ thể bao gồm cả da

Lupus ban đỏ cũng gây ra hiện tượng co thắt mạch máu ở các ngón tay, ngón chân, tai, mũi dẫn đến tím tái, phát ban hoặc nổi mụn nước. Đôi khi người bệnh có thể xuất hiện các vết phồng rộp ở cánh tay, cổ tay. Tuy nhiên, điều này không thường xảy ra.

7. Porphyria cutanea tarda

Porphyria cutanea tarda là một bệnh ngoài da hiếm gặp có thể gây phát ban, phồng rộp, nổi mụn nước có thể ngứa hoặc không ngứa. Tình trạng này thường phổ biến ở bệnh nhân di truyền thiếu enzym gan hoặc nghiện rượu nặng.

Porphyria cutanea tarda thường chỉ gây nổi mụn nước ngứa ở cánh tay và bàn tay. Đôi khi tình trạng này có thể để lại sẹo và vết thâm sau khi điều trị khỏi.

Cách xử lý tình trạng nổi mụn nước ngứa ở cánh tay

Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để điều trị tình trạng nổi mụn nước ngứa ở cánh tay. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được tư vấn, chẩn đoán và có liệu pháp điều trị hợp lý.

nổi mụn nước ngứa ở cánh tay
Thông thường tình trạng nổi mụn nước ngứa ở cánh tay không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài ngày

Một số phương pháp có thể hỗ trợ điều trị tình trạng nổi mụn nước ngứa ở cánh tay bao gồm:

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh để hạn chế các triệu chứng. Người bệnh có thể chườm đá lạnh lên vùng da ảnh hưởng để làm dịu da và hỗ trợ giảm viêm.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm là biện pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng kích ứng da và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, dưỡng ẩm cũng có thể ngăn ngừa bệnh chàm tái phát.
  • Dùng thuốc sát trùng: Nếu các nốt mụn nước bị vỡ ra, người bệnh nên khử trùng vùng da bệnh bằng thuốc sát trùng. Tránh việc gãi, cào làm trầy xước hoặc tổn thương vùng da bệnh.

Đối với tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc khi các dấu hiệu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamine
  • Kem Corticosteroid dạng thoa và dạng uống
  • Thuốc kháng sinh

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp nổi mụn nước ngứa ở cánh tay sẽ tự biến mất trong vòng một vài ngày. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của dị ứng hoặc bệnh tật. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Mụn nước lan khắp cơ thể
  • Mụn nước bị vỡ hoặc chảy dịch
  • Da có dấu hiệu nhiễm trùng như: sưng, xuất hiện vảy, có mủ màu vàng hoặc xanh

Đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị hợp lý để tránh các biến chứng không mong muốn. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc có liên quan nào.

Tham khảo thêm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 16:15 - 13/11/2023 - Cập nhật lúc: 16:29 - 13/11/2023
Chia sẻ:
Chị Đỗ Thị Ngọc từng ám ảnh vì mề đay và khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng dùng thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh của chị Ngọc.
Chị Chu Thị Thúy Hồng chia sẻ về hiệu quả điều trị mề đay Bệnh nhân khỏi mề đay sau 2 tháng phản hồi hiệu quả điều trị

Bị mề đay, mẩn ngứa mãn tính tái phát liên tục trong thời gian dài, chị Chu Thị Thúy Hồng…

Mề đay mãn tính, cấp tính: Triệu chứng và cách điều trị từ Đông y cổ truyền

[caption id="attachment_14189" align="aligncenter" width="900"] Mề đay mãn tính, cấp tính: Triệu chứng và cách điều trị dứt điểm từ Đông…

mẩn ngứa khuỷu tay đầu gối Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối là do bệnh gì gây ra?

Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang sống chung…

Mề đay có tự khỏi không là băn khoăn của nhiều người Bệnh mề đay có tự khỏi hết không? Bác sĩ nói gì

Bệnh mề đay có tự khỏi hết không là thắc mắc chung của nhiều người. Những cơn ngứa và nốt…

Bé bị sưng môi trên và sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bé bị sưng môi trên và sốt thường là dấu hiệu nhiễm trùng và dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng…

Bình luận (1)

  1. Hồ Đan Trường
    Hồ Đan Trường says: Trả lời

    Mình bị nỗi mụn gây ngứa ở cánh tay với lưng uống thuốc vào thì bớt hết thuốc thì bị lại cho hỏi mình mắc phải bệnh ji

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua