Theo các chuyên gia da liễu, để tránh bệnh chuyển biến xấu và ngăn ngừa tái phát, ngoài việc hạn chế tiếp xúc với nước, gió, người bị nổi mề đay cũng nên kiêng những thứ sau đây.

Nổi mề đay là hiện tượng da phản ứng mẩn cảm với những yếu tố dị nguyên bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện một phần hoặc toàn thân. Và triệu chứng của bệnh, nổi bật là ngứa có thể tự hết khi người bệnh ngưng tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh nặng, ngoài ngứa người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện nghiêm trọng như khó thở, thở khò khè, nguy hiểm hơn là phản ứng sốc phản vệ.
Chưa kể đến, nổi mề đay gây xuất hiện những nốt hồng sần sùi trên da, đặc biệt là da cổ, mặt,… làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng bệnh, trong quá trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, kiêng khem khoa học cũng là vấn đề cần thiết.
Bị nổi mề đay nên kiêng gì?
Để ngăn ngừa nổi mề đay phát triển trên diện rộng, người bệnh nên kiêng những vấn đề sau đây:
1. Gãi ngứa
Một trong những triệu chứng nhận biết đặc trưng của bệnh nổi mề đay là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên bề mặt da. Và gãi ngứa chính là cách giúp cải thiện biểu hiện này ngay lập tức. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không biết rằng, cách làm này không giúp xoa dịu mà khiến cơn ngứa tăng lên gấp nhiều lần so với ban đầu.
Chưa kể đến, gãi ngứa sẽ khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng hơn, là điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Vì vậy, các chuyên gia Y tế khuyên, người bệnh nên kiêng gãi nếu muốn bệnh mề đay mau chóng khỏi. Bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy bằng cách đắp gạc lạnh, khăn ướt hoặc chữa nổi mề đay bằng nước muối.
2. Chất kích thích
Các chất kích thích bao gồm thuốc lá, rượu, bia, caffein hoặc cocain,… cần được loại khỏi khẩu ăn uống hàng ngày của người bị nổi mề đay. Bởi theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, những hoạt chất này thường khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, mất dần chức năng bảo vệ. Và đây chính là lý do khiến bệnh mề đay ngày càng lan rộng và trở nên nặng nề hơn, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
3. Hóa mỹ phẩm
Một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay không thể không kể đến là mỹ phẩm. Vì vậy, nếu cơ thể bị dị ứng với các thành phần chứa trong các loại mỹ phẩm, người bệnh nên ngưng sử dụng. Tuyệt đối, không tiếp tục dùng, tránh tình trạng bệnh chuyển nặng gây ảnh hưởng xấu đến làn da.

4. Thực phẩm
Thực phẩm tuy không giúp chữa khỏi bệnh nhưng đóng vai trò thiết yếu trong việc làm giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, song song với mặt có lợi vẫn tồn tại những loại đồ ăn thức, uống gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến tình trạng nổi mề đay ngày càng tồi tệ như:
+ Thực phẩm cay nóng
Không cần phải là chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe cũng biết việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng như hạt tiêu, ớt, đồ chiên rán,… sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe. Đặc biệt, đối với những ai bị nổi mề đay, thực phẩm cay nóng sẽ gây nhiệt bên trong cơ thể khiến da trở nên khô, bong tróc và ngứa ngáy dữ dội hơn. Vì vậy, để giúp kiểm soát triệu chứng, người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng sử dụng các loại thức ăn này.
+ Thực phẩm chứa nhiều đường và muối
Bổ sung quá nhiều đường và muối không chỉ gây ảnh hưởng lên sức khỏe não bộ mà còn kích thích lên hệ thống thần kinh ngoại biên khiến bệnh mề đay trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, tiêu thụ quá nhiều đường và muối còn làm giảm chức năng của hệ miễn dịch khiến các vết loét, mẩn ngứa trên da khó lành, đồng thời tăng tỷ lệ tái phát bệnh.
+ Thực phẩm giàu đạm
Đối với những cơ địa nhạy cảm, việc dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu đạm chính là nguyên nhân khiến bệnh mề đay ngày càng phức tạp hơn. Bởi khi bị bệnh, hệ miễn dịch cơ thể có dấu hiệu suy yếu. Và việc bổ sung hàm lượng đạm cao từ hải sản, thịt bò, cá biển,… sẽ khiến cơ thể chuyển hóa và hấp thu kém, làm tăng nguy dị ứng và ảnh hưởng đến việc điều trị.
5. Kiêng gió
Gió được xem là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay, mẩn ngứa. Chính vì vậy, trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh nên tránh xa yếu tố này. Bởi gió tự nhiên hoặc nhân tạo đều chứa nhiều bụi bẩn, gây ngứa ngáy và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
6. Không nên lạm dụng thuốc
Nổi mề đay cũng có thể là do dị ứng với thuốc. Do đó, để khắc phục bệnh, giúp xoa dịu cơn ngứa, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn bác sĩ kê trên đơn. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, tránh tình trạng bệnh không khỏi mà còn gây ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác trên cơ thể như thận hoặc gan.
Người bị nổi mề đay ngoài việc kiêng gãi, kiêng ăn thực phẩm giàu đạm, cay nóng,… bệnh nhân cũng nên có chế độ tập luyện khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tăng cường bổ sung thực phẩm có tính mát, giải độc giúp hạ nhiệt và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp rút ngắn thời gian chữa trị.
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!