Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khắp người là bệnh lý rất phổ biến, gây đau rát, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ. Cha mẹ cần chú ý phát hiện, có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khắp người là bệnh gì và có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.

Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa khắp người ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nổi mụn nước khắp người ở trẻ sơ sinh, sau đây là một số nguyên nhân trẻ rất dễ gặp phải:
- Virus, vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn, virus khi xâm nhập vào da của bé sẽ gây viêm da, làm xuất hiện các mụn nước khắp người.
- Bỏng: Nổi mụn nước ở trẻ sơ sinh cũng có thể là do bỏng
- Côn trùng cắn: Da trẻ sơ sinh cũng có thể bị nổi mụn nước khi bị côn trùng cắn
- Bệnh thủy đậu: Bệnh thủy đậu gây nổi mụn nước khắp người, những vùng da bị nhiễm trùng do virus gây ra sẽ tạo ra những mụn nước, mụn ngứa trên da của trẻ.
- Nguyên nhân khác: trẻ bị chấn thương, ma sát,… cũng có thể gây nổi mụn nước
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khắp người có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do vi khuẩn là nguy hiểm nhất. Lúc này, hệ miễn dịch trong cơ thể bé rất yếu, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ và tấn công cơ thể. Nếu chúng tấn công vào máu có thể gây nhiễm trùng huyết, sốt cao từ 39 – 40 độ, gia tăng nguy cơ co giật. Nếu vi khuẩn tấn công vào màng não, tim, phổi sẽ gây ảnh hưởng lớn đế sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do vi khuẩn gây ra sẽ rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ba mẹ nên để ý đến từng biểu hiện của trẻ, sớm nhận ra những bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khắp người là dấu hiệu của bệnh gì?
Nổi mụn nước khắp người là bệnh lý rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh. Các mụn nước này khi vỡ ra gây đau rát, khó chịu cho bé và có khả năng lây lan sang những vùng da khác gây nhiễm trùng. Đây có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm cha mẹ nên chủ quan.
Dưới đây là một số căn bệnh có liên quan đến dấu hiệu nổi mụn nước khắp người ở trẻ sơ sinh:
1. Bệnh rôm sảy

Bệnh này gặp rất nhiều ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào mùa nắng nóng khiến cơ thể bé tiết ra nhiều mồ hôi. Nếu những tuyến mồ hôi bị đè ép, mồ hôi không thoát ra được gây ra bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh.
Rôm sảy thường mọc ở vùng lưng, ngực, bắp tay, bắp chân của trẻ. Những hạt rôm sảy có màu đỏ hồng, hơi cứng và đôi khi có nước gây ngứa ngáy, khiến bé cảm thấy khó chịu.
2. Bệnh chốc
Khi trẻ bị chốc, trên da sẽ xuất hiện những nôt mụn đỏ có nước, khi chúng vỡ ra sẽ làm chảy dịch trong vài ngày rồi đóng vảy. Bệnh hay xuất hiện ở da mặt, mũi và miệng và đây là bệnh do vi khuẩn gây ra nên rất dễ lây lan. Khi trẻ bị chốc, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
3. Bệnh chàm sữa
Chàm sữa là căn bệnh dễ phát triển ở những trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Khi trẻ bị chàm sữa, những vùng da bị bệnh sẽ bắt đầu nổi những mẫn đỏ, sau đó phát triển thành những mụn nước li ti màu đỏ. Khi nứt vỡ làm rỉ nước, đóng mài và tróc vảy. Bệnh thường xuất hiện ở da mặt, hai bên má sau đó lan ra toàn thân.
Chàm sữa là căn bệnh dễ tái phát nên bó mẹ cần chú ý theo dõi, không tự ý dùng thuốc uống và thuốc thoa cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Mẹ có thể phòng tránh bệnh chàm sữa cho bé bằng cách vệ sinh da miệng sạch sẽ sau khi bú. Không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm gây dị ứng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
4. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus nhóm Entero gây ra, thường gặp là virus Coxsackie A, virus Coxsackie B. Bệnh lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ với người bệnh.
Bố mẹ rất khó phát hiện ra do thời gian ủ bệnh lâu thường 3 – 7 ngày. Ban đầu có thể bé bị sốt cao, xuất hiện những nốt hồng ban trên da và phát triển thành bóng nước. Mụn nước xuất hiện ở niêm mạc miệng, rất dễ vỡ sau đó chúng xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân, cánh tay, mông rồi tự xẹp.
Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể đe doạ đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị đúng cách.
5. Bệnh dị ứng mẩn ngứa
Dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay là phản ứng của cơ thể trẻ với thời tiết, thực phẩm gây dị ứng hoặc là các loại thuốc kháng sinh. Khi bị dị ứng mẩn ngứa da bé sẽ bị nổi các nốt sần màu hồng khắp người kèm theo ngứa ngáy, bệnh có thể gây nổi mụn nước nhỏ li ti trên cơ thể trẻ.
Nếu tìm được ra nguyên nhân gây bệnh thì quá trình điều trị sẽ không khó, một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị.
6. Bệnh viêm nang lông
Viêm nang lông là căn bệnh do vi khuẩn gây ra, làm xuất hiện những nốt mụn đỏ, sưng nóng và đau nhức. Các mụn nước dần mềm, chảy mủ và có thể để lại sẹo. Chúng có thể xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể trẻ khiến trẻ đau, khó chịu, quấy khóc, biếng ăn và khó ngủ.
Cách xử lý khi trẻ bị nổi mụn nước khắp người
Khi phát hiện ra trẻ bị nổi mụn nước khắp người, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trên để có các biện pháp chăm sóc da bé, giúp làn da bé nhanh chóng phục hồi.
Tìm hiểu nguyên nhân gây nổi mụn nước ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ có dấu hiệu bị nổi mụn nước trên cơ thể, mẹ nên xem xét các nguyên nhân gây ra bệnh có phải do côn trùng cắn hay bị bỏng hay không.
Nếu không phải do các nguyên nhân trên, bé bị nổi mụn nước có kèm theo các triệu chứng như sốt, mụn nước xuất hiện nhiều thì rất có thể là do virus, vi khuẩn gây ra. Lúc này, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân để có biện pháp điều trị chính xác.
Mẹ tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng thuốc tùy ý khi không có chỉ định của bác sĩ, tránh những biến chứng nguy hiểm. Bố mẹ cũng nên chăm sóc da bé, giữ cho các mụn nước không bị vỡ ra, gây đau rát và tăng nguy cơ lây lan sang những vùng da khác.
Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh khi bị nổi mụn nước khắp người
- Giữ da bé luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa hàng ngày cho bé bằng nước ấm giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng. Sau khi tắm nên lau khô da bé nhẹ nhàng, tránh gây vỡ mụn nước
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi. Hạn chế cho trẻ mặc quần áo quá dày gây nóng bức và kích ứng da.
- Trước khi thoa thuốc cho trẻ, mẹ nên rửa tay thật sạch để giữ vệ sinh an toàn, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để bé nhanh chóng hồi phục. Không tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh hoặc kem bôi có chứa corticoid khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ để cung cấp độ ẩm cho làn da, giúp trẻ nhanh chóng lành bệnh.
- Không để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây ngứa và dễ kích ứng như bụi bẩn, lông chó mèo, các loại hóa chất,…

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khắp người do vi khuẩn gây ra sẽ rất nguy hiểm, cha mẹ cần sớm nhận biết để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn. Hy vọng, với những chia sẽ trên đây, bạn có thể tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình, giúp trẻ tránh khỏi các tác nhân gây hại để phát triển khỏe mạnh.
==> Có thể bạn cần biết:
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Bé nhà em bị nổi mụn kèm nước có phải chân tay miệng không ạ