Tắc vòi trứng vẫn có thai thật không? Tại sao như vậy?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Thực tế cho thấy, một số nữ giới bị tắc vòi trứng vẫn có thai như bình thường mà không cần phải can thiệp các biện pháp điều trị hay thụ tinh nhân tạo. Nguyên nhân được các chuyên gia xác định là do vòi trứng chỉ bị tắc nghẽn 1 bên, trong khi vòi trứng ở bên còn lại vẫn khỏe mạnh và hoạt động như bình thường.

tắc vòi trứng có thai được không
Tắc vòi trứng vẫn có thai thật không?

Tắc vòi trứng có thai được không? Vì sao?

Tắc vòi trứng là hiện tượng ống dẫn trứng bị tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và giảm khả năng thụ thai.

Như đã biết, vòi trứng là cơ quan nối liền buồng trứng và buồng tử cung. Buồng trứng sẽ phóng noãn vào bên trong vòi trứng, lúc này tinh trùng và noãn sẽ gặp nhau sau đó tạo thành phôi. Phôi thai sau khi hình thành sẽ được vòi trứng di chuyển vào buồng tử cung để phát triển.

Chính vì vậy nếu vòi trứng bị tắc nghẽn, khả năng “gặp gỡ” giữa tinh trùng và trứng sẽ giảm đi đáng kể. Điều này làm giảm chức năng sinh sản và tăng nguy cơ hiếm muộn ở nữ giới.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp nữ giới bị tắc vòi trứng vẫn có thai bình thường mà không cần can thiệp các biện pháp hỗ trợ như thông tắc vòi trứng, thụ tinh nhân tạo hoặc bơm trực tiếp tinh trùng vào tử cung.

tắc vòi trứng có thai được không
Tắc vòi trứng vẫn có khả năng mang thai do vòi trứng còn lại vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Trưởng khoa Sản phụ khoa tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết:

Tắc vòi trứng là nguyên nhân làm giảm khả năng thụ thai và ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng ở nữ giới. Tuy nhiên theo thống kê, có đến 35% trường hợp bệnh nhân tắc vòi trứng vẫn có thể mang thai bình thường mà không cần can thiệp điều trị. Nguyên nhân được xác định là do ở những trường hợp này, vòi trứng chỉ bị tắc nghẽn 1 bên, trong khi vòi trứng ở bên còn lại vẫn khỏe mạnh và hoạt động như bình thường.

Tuy nhiên tắc vòi trứng thường dẫn đến hiện tượng thai ngoài tử cung (phôi thai phát triển ở vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng,…). Đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm, có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ.

Vì vậy bệnh nhân được chẩn đoán tắc vòi trứng cần can thiệp các phương pháp điều trị trước khi quyết định mang thai nhằm hạn chế các tình huống rủi ro và biến chứng có thể xảy ra.”

Tắc vòi trứng được điều trị như thế nào?

Chủ động trong quá trình điều trị tắc vòi trứng không chỉ làm tăng tỷ lệ thụ thai mà còn giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm như thai ngoài tử cung, suy buồng trứng, viêm nhiễm lây lan,… Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều phải can thiệp các thủ thuật ngoại khoa nhằm thông tắc vòi trứng và bảo tồn chức năng của cơ quan này.

1. Phẫu thuật thông tắc vòi trứng

Thông tắc vòi trứng là phương pháp gỡ dính, loại bỏ mô mẫu vụn, da chết và các dịch ứ bên trong lòng của ống dẫn trứng. Phương pháp này thường được thực hiện bằng kỹ thuật nội soi nhằm giảm mức độ xâm lấn, hạn chế các biến chứng hậu phẫu và rút ngắn thời gian hồi phục.

Thông tắc vòi trứng thường được chỉ định với những trường hợp tắc ống dẫn trứng xảy ra ở đoạn gần tử cung và tình trạng tắc chỉ diễn ra ở một đoạn ngắn. Sau khi thông tắc vòi trứng, cơ quan này sẽ dần hồi phục và đảm bảo chức năng vận chuyển trứng, đồng thời là nơi “gặp gỡ” giữa trứng và tinh trùng.

2. Phẫu thuật cắt 1 đoạn/ toàn bộ vòi trứng

Với những trường hợp tắc vòi trứng xảy ra ở đoạn dài và xuất hiện ở vị trí xa tử cung, bác sĩ buộc phải mổ mở để cắt 1 đoạn hoặc toàn bộ vòi trứng. Vòi trứng bị cắt 1 đoạn sẽ được nối lại bằng chỉ tự tiêu, vẫn đảm bảo chức năng như bình thường và gần như không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới.

tắc vòi trứng vẫn có thai
Điều trị tắc vòi trứng trước khi mang thai giúp phòng ngừa biến chứng thai ngoài tử cung

Với nữ giới cắt bỏ 1 bên vòi trứng, tỷ lệ mang thai sẽ giảm đi đáng kể do chỉ còn 1 bên vòi trứng hoạt động. Tuy nhiên việc cắt bỏ hoàn toàn vòi trứng có thể ngăn chặn biến chứng thai ngoài tử cung, viêm nhiễm lây lan sang buồng trứng, tử cung, cổ tử cung hoặc thậm chí là ổ bụng.

Thông thường sau khi điều trị, bệnh nhân tắc vòi trứng sẽ có khả năng mang thai như bình thường. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, vòi trứng bị tắc thường suy giảm chức năng dẫn đến hiện tượng khó thụ thai. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó chuyển phôi vào bên trong tử cung.

Bệnh nhân tắc vòi trứng vẫn có thể mang thai như bình thường mà không cần can thiệp các phương pháp điều trị. Tuy nhiên việc thụ thai trong thời gian vòi trứng bị tắc có thể dẫn đến tình trạng thai ngoài tử cung. Vì vậy nữ giới được chẩn đoán tắc vòi trứng cần phải thực hiện phẫu thuật thông tắc ống dẫn trứng, cắt 1 đoạn hoặc toàn bộ vòi trứng để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Ngày đăng 09:04 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:39 - 07/06/2023
Chia sẻ:
tầm soát ung thư buồng trứng Tầm soát ung thư buồng trứng khi nào? Bao lâu/lần?

Tầm soát ung thư buồng trứng chính là giải pháp hữu hiệu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó phục…

Dương Ngọc Đan VS55 được nghiên cứu xây dựng phác đồ chuyên sâu đem lại hiệu quả ưu việt Dương Ngọc Đan VS55 – Bài Thuốc Chữa Đa Nang Buồng Trứng Của Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không?

Trên nhiều diễn đàn, hội nhóm tâm sự kinh nghiệm điều trị vô sinh, hiếm muộn, Dương Ngọc Đan VS55…

Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào? Điều cần biết

Phẫu thuật ung thư buồng trứng thường được chỉ định cho bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn I,…

bệnh buồng trứng Các bệnh buồng trứng thường gặp và cách xử lý

Buồng trứng chính là tuyến sinh dục của nữ giới vừa có cả chức năng nội tiết và ngoại tiết.…

Phương pháp thông tắc vòi trứng (ống dẫn trứng)

Thông tắc vòi trứng là phương pháp gỡ dính hoặc loại bỏ các mô/ mẫu vụn bám trong lòng ống…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua