Tầm soát ung thư buồng trứng khi nào? Bao lâu/lần?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Tầm soát ung thư buồng trứng chính là giải pháp hữu hiệu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó phục vụ đắc lực cho công tác điều trị. Không chỉ giúp nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh mà còn hỗ trợ kéo dài tiên lượng sống, giảm nguy cơ tử vong.

tầm soát ung thư buồng trứng
Muốn phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng, nữ giới nên thực hiện tầm soát

Tầm soát ung thư buồng trứng là gì?

Tầm soát ung thư buồng trứng được hiểu đơn giản là một bài kiểm tra, xét nghiệm được thực hiện cho những nữ giới có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng. Tuy nhiên vẫn chưa gặp phải bất cứ biểu hiện nào của bệnh ra bên ngoài.

Để tầm soát bệnh, bác sĩ có thể kết hợp sử dụng nhiều kỹ thuật y khoa đồng thời. Có thể là siêu âm, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu tìm chỉ điểm CA 12-5, HE4…

Trường hợp phụ nữ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh rồi mới đi thăm khám và làm xét nghiệm thì sẽ không còn được gọi là tầm soát ung thư. 

Vì sao cần tầm soát ung thư buồng trứng?

Số liệu thống kê ghi nhận, có khoảng 90% số người bị ung thư buồng trứng có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn khi phát hiện ở giai đoạn đầu. Tỷ lệ này sẽ càng giảm dần nếu như phát hiện bệnh ở các giai đoạn sau.

Khi các tế bào ung thư đã có xu hướng phát triển nhanh thì tỷ lệ chữa khỏi chỉ còn khoảng 70 – 80%. Còn trường hợp ung thư buồng trứng đã bước sang giai đoạn di căn thì chỉ có khoảng 20% bệnh nhân có thể được chữa khỏi.

Thực tế cho thấy, các triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn sớm thường không rõ ràng và đặc trưng. Nhiều trường hợp dễ gây nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa hay bệnh đường tiêu hóa khác.

Đa số các trường hợp bị ung thư buồng trứng chỉ phát hiện ra bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn muộn. Lúc này không chỉ việc điều trị gặp nhiều khó khăn mà tiên lượng sống cũng sẽ giảm rõ rệt.

Chính vì vậy, tầm soát ung thư buồng trứng đóng vai trò rất quan trọng với việc phát hiện bệnh sớm. Từ đó giúp chị em phụ nữ nâng cao khả năng điều trị khỏi bệnh, kéo dài tiên lượng sống. Đồng tời làm giảm tối đa nguy cơ tử vong.

Những đối tượng nên đi tầm soát ung thư buồng trứng

Mọi nữ giới đều có thể thực hiện việc tầm soát ung thư buồng trứng nếu muốn. Tuy nhiên, một số đối tượng chị em có nguy cơ cao thì việc tầm soát sẽ trở nên cần thiết hơn.

Dưới đây là một số nhóm đối tượng cần chú ý đi tầm soát định kỳ:

  • Nữ giới có người thân cận huyết từng bị ung thư buồng trứng hay ung thư vú
  • Nữ giới trên 20 tuổi và đã từng quan hệ tình dục qua đường âm đạo
  • Phụ nữ trên 35 tuổi nhưng chưa sinh con, sinh con muộn hay bị vô sinh
  • Phụ nữ trên 50 tuổi
  • Nữ giới đã từng điều trị thay thế nội tiết tố
  • Nữ giới bị thừa cân – béo phì
  • Có các gen liên quan tới bệnh ung thư trực tràng nonpolyposis di truyền
  • Có bất thường trong một gen BRCA1 hoặc BRCA2
đối tượng nên tầm soát ung thư buồng trứng
Nữ giới bị thừa cân – béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn

Đặc biệt là nữ giới hay gặp phải các triệu chứng bất thường như:

  • Chảy máu âm đạo ngoài kỳ kinh nguyệt hay sau khi quan hệ tình dục
  • Thường xuyên có cảm giác đau nhiều hay đau bất thường khi quan hệ tình dục
  • Hay bị buồn nôn, nôn ói, rối loạn tiêu hóa, tiểu dắt
  • Có cảm giác chán ăn
  • Hay bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng
  • Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
  • Bị đau vùng chậu, đau lưng hay đau bụng dữ dội không rõ nguyên nhân

Tầm soát ung thư buồng trứng bao lâu 1 lần?

Cũng giống như một số bệnh ung thư khác, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên chú ý thực hiện việc tầm soát ung thư buồng trứng 1 năm/lần. Đặc biệt là khi thuộc vào những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thì việc tầm soát sẽ càng quan trọng hơn.

Trường hợp không thuộc vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao hay không có điều kiện tài chính thì bạn hãy cố gắng sắp xếp tầm soát 2 năm/ lần. Tuy nhiên, bất cứ khi nào có dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh thì hãy chủ động thăm khám ngay.

Cần chuẩn bị gì cho buổi tầm soát?

Không phải bất cứ thời điểm nào bạn có ý định thăm khám thì cũng sẽ thực hiện được việc tầm soát ung thư buồng trứng. Bởi nếu không tầm soát đúng thời điểm và chưa có sự chuẩn bị trước thì có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả thực hiện. Chính vì vậy cần chú ý chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh mất thời gian và nhận được kết quả tốt nhất.

Dưới đây là một số vấn đề cần quan tâm:

  • Nên thực hiện tầm soát bệnh trong khoảng 14 ngày sau khi kết thúc kỳ hành kinh gần nhất.
  • Không nên thực hiện tầm soát khi đang đặt thuốc hay đang điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Kiêng cữ chuyện giao hợp trong khoảng 24 – 48 giờ trước khi tầm soát ung thư. Điều này sẽ tránh gây tổn thương cho cổ tử cung. Đồng thời tránh tình trạng dẫn đến kết quả không chính xác.
  • Tuyệt đối tránh sử dụng các loại kem bôi trơn âm đạo. Bởi chúng có thể sẽ che khuất các tế bào bất thường trước khi thực hiện tầm soát.
chuẩn bị trước tầm soát ung thư buồng trứng
Nên dừng quan hệ ít nhất 24 giờ trước khi thực hiện tầm soát

Các xét nghiệm, chẩn đoán dùng trong tầm soát ung thư buồng trứng

Tầm soát ung thư buồng trứng là dùng các phương pháp y học để phát hiện bệnh sớm. Chị em có thể sẽ được bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm, chẩn đoán sau đây:

1. Khám vùng chậu

Bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng chậu trước khi chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu. Việc thăm khám lâm sàng cũng có thể phát hiện một số dấu hiệu bất thường.

Nữ giới có thể mắc ung thư buồng trứng nếu khám vùng chậu cho kết quả:

  • Các buồng trứng phình to một cách bất thường
  • Vùng bụng có xuất hiện khối u
  • Xuất hiện nhiều chất dịch ở vùng bụng

Ngoài việc thăm khám thì bác sĩ có thể sẽ hỏi người bệnh một số vấn đề liên quan. Ví dụ như tiền sử mắc ung thư buồng trứng của gia đình, nữ giới có gặp phải các triệu chứng bất thường trong thời gian gần đây không? Những vấn đề này cũng có thể sẽ hỗ trợ tốt cho kết quả tầm soát.

2. Siêu âm bụng chậu

Trường hợp nghi ngờ người bệnh có thể bị mắc ung thư buồng trứng dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng thì bác sĩ sẽ chỉ định ngay việc siêu âm vùng chậu. Siêu âm có thể được thực hiện cả qua ngã bụng và qua ngã âm đạo.

Thực hiện siêu âm bụng chậu sẽ giúp phát hiện ra các dấu hiệu hay những điểm bất thường. Thông qua hình ảnh siêu âm bác sĩ cũng sẽ thấy được những thay đổi đáng nghi ngờ ở cơ quan sinh dục. Đặc biệt là ở buồng trứng. Điều này giúp bác sĩ đánh giá được nữ giới có đang bị ung thư buồng trứng hay không?

xét nghiệm phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng
Bác sĩ thường sẽ chỉ định siêu âm vùng chậu để hỗ trợ phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng

Nếu phát hiện ra những bất thường trên hình ảnh siêu âm, đồng thời có triệu chứng và sự xuất hiện của các chất ung thư trong máu thì bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn về kết quả siêu âm. Từ đó xem xét việc có nên thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng cho người bệnh hay không?

3. Xét nghiệm định lượng CA-125 trong máu

Định lượng CA-125 trong máu là một trong những giải pháp có thể giúp hỗ trợ việc phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng. Bởi các chuyên gia cho biết, nồng độ CA-125 trong máu ở mức cao có liên quan mật thiết với bệnh lý này.

Trường hợp xét nghiệm cho kết quả hàm lượng CA-125 tăng cao thì nữ giới đang có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, tăng CA-125 trong máu không phải do ung thư buồng trứng. Mà đôi khi nó liên quan đến một số bệnh ung thư khác như phổi, đại tràng, tuyến tiền liệt…

4. Phương pháp phết tế bào cổ tử cung – PAP sMear

Phương pháp phết tế bào cổ tử cung – PAP sMear là một xét nghiệm tế bào học để tầm soát phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phết cổ tử cung cũng có giá trị phát hiện 10 – 30% các trường hợp bị ung thư buồng trứng.

tầm soát ung thư buồng trứng
PAP sMear được nhận định là có giá trị với tầm soát ung thư buồng trứng

5. Một số chẩn đoán hình ảnh

Ngoài các phương pháp và chẩn đoán nêu trên, để tầm soát bệnh ung thư buồng trứng thì bác sĩ cũng có thể chỉ định các chẩn đoán hình ảnh khác. Bao gồm:

  • Chụp cắt lớp hay chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh ghi nhận được có thể giúp đánh giá mức độ khối u. Đồng thời hỗ trợ tìm dấu hiệu bệnh ở những vùng khác nhau trong cơ thể.
  • Chụp X – quang: Đây cũng được cho là một phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng rất hữu hiệu. Nó có thể được sử dụng để chẩn đoán về mức độ ảnh hưởng của các vùng khác trong cơ thể.

6. Sinh thiết

Sinh thiết được thực hiện bằng cách lấy mô đem đi kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán ung thư. Để lấy được mẫu mô thì bác sĩ sẽ phải tiến hành thực hiện phẫu thuật mở bụng.

Tầm soát ung thư buồng trứng giá bao nhiêu? Thực hiện ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện được gói khám tầm soát ung thư buồng trứng. Tuy nhiên để đảm bảo nhận được kết quả tốt thì bạn nên lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.

Tốt nhất nên chọn thăm khám tại các bệnh viện công lập lớn, đặc biệt là các bệnh viện sản phụ khoa tuyến đầu. Ở khu vực miền Bắc có Bệnh viện Phụ sản Trung ương, còn khu vực miền Nam có Bệnh viện Từ Dũ.

Chi phí tầm soát ung thư buồng trứng hiện nay dao động trong khoảng trên dưới 1.500.000 đồng. Tuy nhiên nếu lựa chọn thăm khám tại các bệnh viện tư thì mức phí có thể cao hơn rất nhiều.

Ung thư buồng trứng có thể dễ dàng phát hiện sớm hơn nếu nữ giới thực hiện việc tầm soát. Nên duy trì đều đặn 1 năm/ lần và chú ý lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để trao niềm tin. Trường hợp gặp phải các triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc bệnh thì ên chủ động thăm khám ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 14:01 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:49 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Chưa quan hệ liệu có bị ung thư buồng trứng không? Chưa quan hệ liệu có bị ung thư buồng trứng không?

Ung thư buồng trứng chiếm khoảng 3% số trường hợp ung thư ở nữ giới. Trong đó ở những phụ…

Buồng trứng là gì? Cấu tạo, vị trí và chức năng

Buồng trứng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nhờ có cơ quan…

Bị viêm buồng trứng có thai và sinh con được không? Bị viêm buồng trứng có thai và sinh con được không?

Viêm buồng trứng là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở.…

Sau mổ u nang buồng trứng bao lâu thì lành hẳn?

Sau khi mổ u nang buồng trứng khoảng 2 - 5 ngày (đối với mổ nội soi) và 6 -…

Biểu hiện viêm buồng trứng khi bị quai bị Biểu hiện viêm buồng trứng khi bị quai bị

Viêm buồng trứng là một trong những biến chứng của bệnh quai bị do virus gây ra. Mặc dù tỉ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua