Các bệnh buồng trứng thường gặp và cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Buồng trứng chính là tuyến sinh dục của nữ giới vừa có cả chức năng nội tiết và ngoại tiết. Khi mắc các bệnh về buồng trứng, không chỉ chức năng sinh lý nữ giảm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản. Chính vì thế mà chị em cần hết sức chú ý để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

bệnh buồng trứng
Những thông tin cần biết về một số bệnh buồng trứng thường gặp

Thông tin về một số bệnh buồng trứng thường gặp

Buồng trứng chính là cơ quan sinh dục nữ, đồng thời là nơi tiết ra các hormone sinh dục nữ như progesteron và estrogen. Vị trí của buồng trứng nằm trên thành chậu của hông bé, 2 bên tử cung và dính vào lá sau dây chằng rộng ở phía sau tử cung, dưới eo chậu bên trên khoảng 10mm.

Buồng trứng có 2 chức năng chính là nội tiết và ngoại tiết. Điều này giúp đảm bảo chức năng sinh sản và cân bằng ham muốn tình dục. Chính vì thế, nếu buồng trứng gặp bất cứ vấn đề nào thì cũng đều trở thành một mối lo ngại lớn đối với các chị em.

Tốt nhất, cần nắm rõ những thông tin cơ bản của các bệnh lý về buồng trứng để luôn chủ động trong cả phát hiện và điều trị.

1. Buồng trứng đa nang

Đây là một trong những bệnh thường gặp về buồng trứng, nguyên nhân trực tiếp là do rối loạn cân bằng hormone. Những yếu tố liên quan đến nó có thể là yếu tố di truyền, dư thừa insulin hay chế độ ăn uống quá nhiều tinh bột.

Bạn có thể nhận biết hội chứng buồng trứng đa nang thông qua một số dấu hiệu đặc trưng sau đây:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hay bất thường
  • Cảm giác đầy bụng, vùng bụng khó chịu
  • Sự khó chịu có thể lan tỏa sang vùng chậu hoặc vùng lưng
  • Tăng cân, béo phì
  • Sắc tố da bị sậm màu, nhất là ở các vùng háng, nách và cổ
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Tóc rụng nhiều, thưa thớt dần
  • Rối loạn cảm giác, buồn vui thất thường

Bệnh lý này nếu không được phát hiện và chữa trị sớm có thể gây ra rất nhiều hệ lụy. Một trong số đó là tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, bệnh tiểu đường. Đáng quan ngại nhất đó là tình trạng vô sinh hiếm muộn do không rụng trứng.

2. Viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng là bệnh lý đặc trưng bởi sự viêm nhiễm của cơ quan này với tác nhân chính là nấm vi trùng, ký sinh trùng. Nguyên nhân liên quan có thể là vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, tiền sử nạo phá thai, quan hệ tình dục không an toàn, nhiễm bệnh phụ khoa…

Bạn nên chú ý đến một số dấu hiệu nhận biết bệnh sau đây:

  • Đau tức ở vùng hạ vị
  • Rối loạn kinh nguyệt, đôi khi còn bị mất kinh
  • Hậu môn có cảm giác sưng nóng, đau khi đại tiện
  • Dịch tiết âm đạo ra nhiều
  • Sốt nhẹ
Các bệnh buồng trứng
Tình trạng viêm nhiễm ở buồng trứng rất dễ phát sinh khi vi khuẩn xâm nhập

Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì các triệu chứng trên thường sẽ biểu hiện ở mức độ nặng nề hơn. Bệnh viêm buồng trứng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Không chỉ khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm mà còn làm tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh.

3. Suy buồng trứng

Đây cũng là một trong những bệnh về buồng trứng thường gặp khiến rất nhiều chị em lo lắng. Suy buồng trứng chính là thuật ngủ mô tả tình trạng chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động. Trong đó, người bệnh sẽ không thể thực hiện chức năng sản sinh cũng như nuôi dưỡng trứng để duy trì tốt hoạt động sinh sản.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy buồng trứng. Phải kể đến như các bệnh về di truyền, nhiễm sắc thể hay bệnh tự miễn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc suy giảm hormone estrogewn mới là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý này.

Để sớm phát hiện bệnh, bạn nên chú ý đến một số triệu chứng như sau:

  • Kinh nguyện bị rối loạn trong suốt một thời gian dài.
  • Thường xuyên buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ giữa đêm.
  • Ham muốn tình dục từ từ suy giảm.
  • Trí nhớ giảm, mất tập trung.
  • Ngực nhão, xệ, da dẻ nhăn nheo.
  • Khô âm đạo, đau rát khi quan hệ tình dục.

Bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người phụ nữ. Khiến họ không có ham muốn tình dục, đồng thời không đạt được khoái cảm khi giao hợp. Ngoài ra, chức năng sinh sản của phụ nữ cũng sẽ giảm mạnh, nguy cơ vô sinh là rất cao.

4. Viêm ống dẫn trứng

Viêm ống dẫn trứng cũng là một bệnh lý thường gặp liên quan đến buồng trứng. Bệnh này sẽ khởi phát khi vi khuẩn, vi nấm xâm nhập và gây ra tình trạng viêm nhiễm ở vòi trứng.

Bệnh viêm ống dẫn trứng thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ mắc bệnh phụ khoa, quan hệ tình dục bừa bãi, nạo phá thai không an toàn. Cần chú ý đến các dấu hiệu sau để có thể nhận biết bệnh một cách chuẩn xác nhất:

  • Vòng kinh bất thường, hay có dấu hiệu chậm kinh.
  • Tình trạng đau bụng kinh có thể được kích hoạt ở mức độ nặng nề hơn trước.
  • Khí hư có màu bất thường, vàng xanh và có mùi hôi.
  • Vùng kín ngứa ngáy.
  • Chóng mặt, mệt mỏi, sốt, tiểu buốt, buồn nôn.
  • Máu kinh có mùi hôi, chuyển thành màu nâu đen hay đen.
  • Đau rát, khó chịu khi quan hệ tình dục.

Viêm ống dẫn trứng được cho là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh có thể sẽ đe dọa đến chức năng sinh lý cũng như sinh sản. Điển hình nhất là các biến chứng như viêm nhiễm lan rộng, áp xe phần phụ, thai ngoài tử cung, hiếm muộn – vô sinh.

5. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng chính là bệnh lý đặc trưng bởi sự hình thành của những nang ngay tại buồng trứng. Các nang thường có vỏ bọc ở phía ngoài còn bên trong chứa chất dịch, thường xuất hiện trong giai đoạn rụng trứng. Bệnh lý này có nguy cơ xuất hiện ở bất cứ đối tượng phụ nữ nào, nhưng cao nhất vẫn là phụ nữ ở độ tuổi sinh sản.

Sẩy thai, có kinh nguyệt sớm hơn bình thường, rối loạn nội tiết tố, chức năng tuyến giáp suy yếu, nhiễm trùng vùng chậu… đều được cho là những nguyên nhân có liên quan đến sự xuất hiện của bệnh u nang buồng trứng.

bệnh về buồng trứng
U nang buồng trứng là bệnh lý thường gặp, không điều trị sớm có thể dẫn đến vô sinh

Bệnh lý này thường diễn tiến rất âm thầm, giai đoạn khởi phát sẽ ít gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, khi khối u đã lớn dần lên, người bệnh có thể sẽ dễ thấy một số biểu hiện sau đây:

  • Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, cơn đau dễ xuất hiện ở những tư thế hoạt động đặc biệt.
  • Chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường.
  • Tiểu khó, táo bón.
  • Sụt cân, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn.

U nang buồng trứng là bệnh thường rất dễ xảy ra biến chứng. Trong một số trường hợp nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Phải kể đến một số ví dụ điển hình như xoắn nang, vỡ nang, chèn ép tiểu khung, nhiễm khuẩn nang, chảy máu trong nang…

6. Ung thư buồng trứng

So với các bệnh về buồng trứng được đề cập ở trên thì ung thư buồng trứng là bệnh lý thường có phần hiếm gặp hơn. Ung thư buồng trứng chính là khối u ác tính có thể xuất phát từ một hay cả hai bên buồng trứng.

Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có một kết luận nhất quán nào về nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, một số yếu tố như tiền sử gia đình, cá nhân mắc bệnh ung thư vú hay ung thư đại tràng, tuổi tác, sử dụng thuốc kích thích phóng noãn… đều có thể liên quan đến sự khởi phát của bệnh.

Bệnh ung thư buồng trứng cũng khá giống với một số bệnh ung thư khác. Triệu chứng thường chỉ biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn muộn. Bạn nên chú ý đến một dấu hiệu dưới đây:

  • Cảm giác đau và khó chịu ngay tại vùng bụng dưới.
  • Rối loạn tiêu hóa kèm các biểu hiện buồn nôn, táo bón, tiêu chảy.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Cảm giác đầy bụng, ăn kém.
  • Giảm hay tăng cân không rõ nguyên nhân.
  • Chảy máu âm đạo bất thường, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau nhiều hơn khi giao hợp.

Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của chị em bất cứ lúc nào nếu không sớm phát hiện, can thiệp kịp thời và đúng cách.

Phải làm sao khi nghi ngờ mắc các bệnh buồng trứng?

Các bệnh về buồng trứng dù nặng hay nhẹ cũng sẽ có thể gây ra những hệ lụy đến chức năng sinh lý cũng như sinh sản của chị em. Là phụ nữ thì hãy luôn cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.

Nếu không may mắc các bệnh về buồng trứng thì chị em nên chú ý đến một số vấn đề sau:

1. Khi nào nên thăm khám?

Các bệnh về buồng trứng thường sẽ gây ra rất nhiều các triệu chứng tương tự như nhau. Trong nhiều trường hợp, triệu chứng còn rất giống với các bệnh về âm hộ, âm đạo hay tử cung.

xử lý khi bị bệnh buồng trứng
Thăm khám bác sĩ kịp thời là cách tốt nhất để đẩy lùi các bệnh buồng trứng

Chính vì thế, chị em nên thăm khám kịp thời để bác sĩ tìm ra căn nguyên của vấn đề và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất. Chú ý tìm đến bác sĩ ngay khi có những triệu chứng bất thường như sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường kéo dài.
  • Đau tức ở khu vực bụng dưới.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Khí hư trở nên bất thường.
  • Các dấu hiệu toàn thân khác: chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…

Lúc này, bác sĩ không chỉ dựa vào triệu chứng mà còn chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết để có thể xác nhận bệnh lý. Từ đó, đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng đối tượng người bệnh.

2. Những lưu ý trong điều trị

Việc điều trị các bệnh về buồng trứng thường không đơn giản và đòi hỏi người bệnh phải thực sự nghiêm túc. Nếu bác sĩ yêu cầu sử dụng thuốc thì bạn cần dùng đúng theo chỉ định. Tuân thủ về cả cách dùng, liều dùng cùng như thời gian. Nếu thuốc không đáp ứng triệu chứng hay có vấn đề bất thường phát sinh thì cần báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh.

Ngoài việc điều trị theo phác đồ người bệnh cũng cần chú ý thêm đến việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Điều này sẽ hỗ trợ đắc lực, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Đối với một số bệnh lý, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu kiêng quan hệ tình dục khi điều trị. Bạn cần chú ý nghiêm chỉnh chấp hành để nhanh chóng đẩy lùi bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về các bệnh buồng trứng thường gặp để giúp chị em chú ý cẩn trọng nhiều hơn. Tốt nhất, trong mọi trường hợp, nên thăm khám khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên.

Có thể bạn quan tâm: Bị đa nang buồng trứng nên ăn gì, không nên ăn gì tốt?

NHIỀU NGƯỜI CÙNG QUAN TÂM ĐẾN

Ngày đăng 09:25 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:35 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
các giai đoạn ung thư buồng trứng Các giai đoạn ung thư buồng trứng và điều cần biết

Đa phần các trường hợp bị ung thư buồng trứng đều phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn…

Biểu hiện viêm buồng trứng khi bị quai bị Biểu hiện viêm buồng trứng khi bị quai bị

Viêm buồng trứng là một trong những biến chứng của bệnh quai bị do virus gây ra. Mặc dù tỉ…

bệnh ung thư buồng trứng có lây không Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?

Khi phát hiện và điều trị muộn, ung thư buồng trứng có thể khiến sức khỏe suy yếu nhanh chóng…

U nang buồng trứng trái là gì, có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng trái là tình trạng khối u dạng nang xuất hiện ở buồng trứng bên trái. Điều…

Sau mổ u nang buồng trứng bao lâu thì lành hẳn?

Sau khi mổ u nang buồng trứng khoảng 2 - 5 ngày (đối với mổ nội soi) và 6 -…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua