Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào? Điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Phẫu thuật ung thư buồng trứng thường được chỉ định cho bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn I, II. Trong quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể được cắt bỏ một hoặc cả hai buồng trứng cùng với tử cung và một số bộ phận khác bị ảnh hưởng. Sau phẫu thuật, cần chú ý một số vấn đề trong việc ăn uống, vận động để sức khỏe mau hồi phục.

Phẫu thuật chữa ung thư buồng trứng khi nào?

Phẫu thuật ung thư buồng trứng là một trong những phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định cho hầu hết các trường hợp có tế bào ác tính trong buồng trứng nhằm loại bỏ đi khối u và các mô bị ảnh hưởng. Tùy theo mức độ xâm lấn của ung thư, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ 1 buồng trứng hoặc cả hai cùng các hạch bạch huyết và cơ quan khác bị ảnh hưởng trong trường hợp tế bào ung thư đã di căn.

Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị ung thư buồng trứng ở giai đoạn I, II. Các trường hợp ung thư giai đoạn muộn đã được truyền hóa chất cũng có thể được làm phẫu thuật để cắt bỏ các tế bào ung thư còn sót lại.

Phẫu thuật ung thư buồng trứng
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định phổ biến cho bệnh nhân bị ung thư buồng trứng

Phẫu thuật ung thư buồng trứng không được thực hiện trên những bệnh nhân đã bị ung thư di căn nhiều nơi.

Các phương pháp phẫu thuật chữa ung thư buồng trứng

Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng để điều trị ung thư buồng trứng. Tùy theo vị trí của khối u, giai đoạn bệnh, loại ung thư, mức độ xâm lấn của ung thư và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn một phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để nắm rõ những lợi ích cùng rủi ro đi kèm với ca phẫu thuật để chẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý. 

Trong trường hợp vẫn còn muốn có con, bệnh nhân sẽ được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa về sinh sản để được trao đổi cụ thể bởi việc phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con trong tương lai, thậm chí là vô sinh.

Các phương pháp phẫu thuật ung thư tử cung có thể được lựa chọn:

1. Phẫu thuật cắt một bên buồng trứng

Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, khi mới chỉ tìm thấy tế bào ung thư ở một bên buồng trứng. Trường hợp này, phần buồng trứng bị ung thư cùng ống dẫn trứng nối liền sẽ bị cắt bỏ.

Bên buồng trứng khỏe mạnh vẫn sẽ được giữ lại nên bệnh nhân hoàn toàn có hy vọng sinh con trong tương lai nếu muốn.

2. Phẫu thuật cắt bỏ hai bên buồng trứng

Việc cắt bỏ hai buồng trứng cùng ống dẫn trứng là bắt buộc nếu như tế bào ung thư đã lan rộng sang cả hai bên. Một số bệnh nhân còn trẻ, vẫn còn nguyện vọng sinh con sẽ được bác sĩ tư vấn đông lạnh phôi hay trứng trước khi tiến hành phẫu thuật để cấy vào tử cung sau này. Ngoài ra, người bệnh vẫn có thể dùng trứng do người hiến tặng cung cấp.

các phương pháp phẫu thuật ung thư buồng trứng
Người bị ung thư buồng trứng có thể phải cắt 1 hoặc 2 bên buồng trứng khi làm phẫu thuật

3. Phẫu thuật cắt buồng trứng và hạch bạch huyết

Trong khung chậu chứa nhiều hạch bạch huyết. Các tế bào ung thư có thể di căn từ buồng trứng sang một số hạch bạch huyết ở gần đó. Trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng kết hợp bóc tách, loại bỏ các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng.

4. Phẫu thuật cắt buồng trứng và tử cung

Bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn muộn có thể di căn đến tử cung. Vì vậy, phẫu thuật ngoài mục đích căn bỏ hai buồng trứng, ống dẫn trứng thì bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ cả tử cung để ngăn chặn sự lây lan của ung thư. Cần lưu ý rằng, một khi tử cung đã bị cắt bỏ thì người bệnh sẽ không còn khả năng mang thai nữa.

5. Phẫu thuật cắt buồng trứng và các cơ quan khác

Nếu ung thư lan rộng đến ruột già, trực tràng hay đại tràng có thể được cắt bỏ khi làm phẫu thuật. Ngoài một, một số cơ quan ở xa hơn như bàng quang, gan hay lá lách cũng có thể được loại bỏ nếu đã bị tế bào ung thư từ buồng trứng xâm lấn sang.

Sau phẫu thuật, các mô cùng chất lỏng được loại bỏ sẽ được đem đi kiểm tra nhằm xác nhận loại ung thư buồng trứng mà bệnh nhân mắc phải. Một số trường hợp có thể cần tiếp tục điều trị bằng hóa trị sau phẫu thuật để tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại.

Quy trình phẫu thuật ung thư buồng trứng

Quá trình phẫu thuật điều trị ung thư buồng trứng thường được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

  • Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám toàn thân và khám chuyên khoa nhằm xác định rõ mức độ bệnh và kiểm tra các bệnh lý phối hợp. Bác sĩ cũng tiến hành trao đổi về những rủi ro và biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật cho người bệnh cũng như thân nhân của họ hiểu rõ.
  • Tiếp theo, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách vệ sinh thân thể, tháo thụt phân và sử dụng dung dịch sát khuẩn để tắm rửa.
  • Trước khi phẫu thuật ung thư buồng trứng, người bệnh được yêu cầu nhịn ăn trong ít nhất 8 tiếng.
  • Nhân viên y tế tiến hành chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ bệnh án phẫu thuật cho người bệnh theo đúng quy định.

Bước 2: Tiến hành phẫu thuật

Sau khi được tiêm thuốc gây mê, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Các bước thực hiện bao gồm:

  • Dùng dụng cụ y tế mở bụng dọc theo đường trắng giữa nằm trên hoặc dưới rốn
  • Thăm dò ổ bụng kết hợp lấy mẫu dịch bụng đem đi làm xét nghiệm để đánh giá khối u.
  • Cắt bỏ một hoặc cả hai buồng trứng, ống dẫn trứng
  • Cắt tử cung, mạc nối lớn và vét hạch chậu hai bên nếu các cơ quan này cũng bị ảnh hưởng.
  • Khâu đóng ổ bụng theo các lớp giải phẫu
Quy trình phẫu thuật ung thư buồng trứng
Cận cảnh một phẫu thuật ung thư buồng trứng

Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được chuyển đến phòng hồi sức chờ cho thuốc gây mê hết tác dụng và người bệnh hoàn toàn tỉnh táo sẽ được đưa trở về phòng điều trị nội trú trong bệnh viện. 

Biến chứng của phẫu thuật ung thư buồng trứng

Sau phẫu thuật, một số trường hợp có thể bị mất nhiều máu. Rủi ro này thường xảy ra ở các bệnh nhân được mổ hở. Phẫu thuật ung thư buồng trứng bằng nội soi có thể giúp hạn chế được lượng máu bị mất.

Cảm giác đau là không thể tránh khỏi nhưng vấn đề này có thể được kiểm soát. Trong một đến hai ngày đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được tiêm thuốc gây tê cục bộ trực tiếp vào trong bụng hoặc cột sống hoặc dùng thuốc giảm đau theo đường truyền tĩnh mạch. Việc kiểm soát tốt cơn đau có thể giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe và có thể sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

Một số trường hợp có thể bị táo bón sau phẫu thuật. Bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc nhuận tràng kết hợp uống nhiều nước để đi ngoài dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật nếu không được chăm sóc đúng cách.

Chăm sóc, theo dõi sau phẫu thuật ung thư buồng trứng

Bệnh nhân sẽ được giữ lại bệnh viện trong vài ngày để theo dõi huyết động, tình trạng chảy máu ở vết mổ và quá trình phục hồi sức khỏe, đảm bảo không có bất kỳ biến chứng xấu nào xảy ra cho người bệnh.

Người bệnh sẽ được truyền nước, thuốc giảm đau cùng một số loại thuốc khác theo đường truyền tĩnh mạch. Bàng quang của bệnh nhân được nối với một ống thông để dẫn nước tiểu vào trong một cái túi nhỏ.

Hàng ngày, bác sĩ có thể tiêm thuốc làm loãng máu cho người bệnh để giảm thiểu nguy cơ bị đông máu. Điều này có thể được thực hiện trong một thời gian sau khi làm phẫu thuật.

Khi chăm sóc cho bệnh nhân mới làm phẫu thuật ung thư buồng trứng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Chăm sóc vết mổ đúng cách:

Ở một số bệnh nhân, vết mổ vẫn chảy máu nhẹ sau phẫu thuật. Điều này có thể chấm dứt trong khoảng 2 tuần. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cách thay băng và vệ sinh vết mổ khi được xuất viện trở về nhà để tránh bị nhiễm trùng.

– Nghỉ ngơi nhiều:

Bệnh nhân mới làm phẫu thuật ung thư buồng trứng cần được nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động mạnh để vết mổ nhanh lành. Bệnh nhân có thể ngồi thiền hoặc áp dụng một số kỹ thuật thư giãn để tinh thần thoải mái hơn.

– Tránh nâng vật nặng:

Để không ảnh hưởng đến vết mổ, người bệnh cần tránh xách vật nặng hơn 3 – 4 kg. Ngoài ra, tránh các hoạt động phải cúi gập người như phơi quần áo, hút bụi trong ít nhất 6 tuần. Hãy nhờ sự trợ giúp của người nhà khi cần thiết.

– Lái xe:

Trong vòng một vài tuần sau phẫu thuật ung thư buồng trứng, người bệnh không nên tự mình lái xe, điều khiển các phương tiện giao thông. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết mổ mà còn không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

– Công việc:

Người bệnh có thể cần đến khoảng 4 tuần nghỉ phép tùy theo tính chất công việc.

– Chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cơ thể người bệnh nhanh phục hồi. Ngoài việc uống nhiều nước để ngăn ngừa táo bón, hãy bổ sung các thực phẩm giàu protein vào trong thực đơn của người bệnh. Chất này giúp bổ sung năng lượng và tham gia vào quá trình tái tạo tế bào, giúp vết mổ nhanh kéo da non.

chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư buồng trứng
Sau phẫu thuật ung thư buồng trứng, người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu protein để mau phục hồi sức khỏe

Protein được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như thịt nạc, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa, trứng, cá béo. Người bệnh cũng có thể sử dụng nguồn protein từ thực vật như các loại hạt, đậu nành… để cơ thể dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất.

Quan hệ tình dục:

Bệnh nhân mới làm phẫu thuật ung thư buồng trứng cần kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 6 tuần để vết thương không bị tác động và có thời gian lành lại.

– Tập thể dục

Sau khi bớt đau, bệnh nhân được khuyến khích nên tập đi bộ nhẹ nhàng để tránh bị dính ruột và kích thích lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể. Hãy bắt đầu thử nghiệm với những đoạn đường ngắn rồi tăng dần thời gian và khoảng cách đi lại.

Tập thể dục đúng cách cũng có thể giúp người bệnh giảm thiểu được nguy cơ gặp tác dụng phụ sau phẫu thuật ung thư buồng trứng, đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe và giúp bệnh nhân sớm trở lại được với sinh hoạt hàng ngày.

– Tắm rửa:

Người bệnh nên tắm bằng vòi hoa sen thay vì ngâm mình trong bồn tắm. Nếu vết mổ chưa kéo da non, tránh để dính nước khi tắm. Không bơi lội ở các hồ bơi công cộng trong 4 – 6 tuần sau khi phẫu thuật.

Thông thường, thời gian phục hồi của mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại phẫu thuật ung thư buồng trứng, tuổi tác, thể trạng và chế độ chăm sóc sau mổ. Hầu hết bệnh nhân đều có thể trở lại với các hoạt động thường ngày sau 4 – 8 tuần.

Bạn nên tham khảo thêm

Ngày đăng 14:01 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:49 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bệnh ung thư buồng trứng ở trẻ em Ung thư buồng trứng ở trẻ em do đâu? Tỷ lệ bao nhiêu?

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh hoặc…

cách điều trị ung thư buồng trứng Các cách điều trị ung thư buồng trứng mới nhất

Có thể lựa chọn cách điều trị ung thư buồng trứng phù hợp căn cứ vào diễn tiến của bệnh…

Chi phí mổ u nang buồng trứng tại một số bệnh viện lớn Chi Phí Mổ U Nang Buồng Trứng Tại Một Số Bệnh Viện Lớn

Mổ u nang buồng trứng là thủ thuật đơn giản giúp loại bỏ khối u phòng nguy cơ biến chứng…

Bị viêm buồng trứng nên ăn gì? Bị viêm buồng trứng nên ăn gì, tránh gì nhanh khỏi?

Bị viêm buồng trứng nên ăn gì là câu hỏi được nhiều chị em nữ giới đang mắc phải căn…

Diệp Phụ Khang chữa u nang buồng trứng Hạnh Phúc Đón Tin Vui Sau Khi Sử Dụng Diệp Phụ Khang Điều Trị Buồng Trứng Đa Nang

Buồng trứng đa nang, căn bệnh Phụ khoa khiến cho rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng về khả…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua