Chụp tử cung vòi trứng khi nào, đau và có hại không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Chụp tử cung vòi trứng là xét nghiệm X-quang đặc biệt giúp đánh giá khả năng sinh sản của phụ nữ. Khi nào cần thực hiện? Nó có gây đau không? Cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến xét nghiệm này với nội dung bài viết dưới đây.

kỹ thuật chụp tử cung vòi trứng
Chụp tử cung vòi trứng giúp đánh giá khả năng sinh sản ở nữ giới

Chụp tử cung vòi trứng là gì?

Chụp tử cung vòi trứng chính là xét nghiệm hysterosalpingogram (HSG), một thủ tục ngoại trú mất không quá nửa giờ. Đặc trưng bởi việc sử dụng một loại tia X để nhìn vào tử cung và ống dẫn trứng của phụ nữ.

Loại tia X được sử dụng sẽ dùng vật liệu tương phản để tử cung cũng như vòi trứng hiển thị một cách rõ ràng trên hình ảnh X-quang. Loại tia X này gọi là huỳnh quang, giúp tạo ra hình ảnh video chứ không đơn thuần chỉ là hình ảnh tĩnh.

Bác sĩ tiến hành có thể theo dõi thuốc nhuộm kho nó di chuyển qua cơ quan sinh sản. Sau đó sẽ giúp xem xét và chẩn đoán nếu có tắc nghẽn trong vòi trứng hay có bất cứ bất thường cấu trúc nào ở trong tử cung. Xét nghiệm chụp tử cung vòi trứng hysterosalpingogram còn có thể được gọi là nội soi tử cung.

Khi nào cần chụp tử cung vòi trứng? Có đau không?

Không phải lúc nào việc chụp tử cung vòi trứng cũng được chỉ định. Thông thường xét nghiệm này chỉ được yêu cầu trong trường hợp phụ nữ gặp khó khăn khi mang thai hay gặp các vấn đề về thai kỳ. Điển hình như sảy thai nhiều lần hay nghi ngờ mang thai ngoài tử cung.

Xét nghiệm chụp tử cung vòi trứng hysterosalpingogram có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân hiếm muộn vô sinh. Có thể được gây ra bởi các vấn đề sau:

  • Bất thường cấu trúc trong tử cung, có thể do di truyền, bẩm sinh hay mắc phải.
  • Tắc nghẽn ống dẫn trứng, vòi trứng thông hạn chế.
  • U xơ, khối u hay polyp trong tử cung.
  • Mô sẹo trong tử cung.

Ngoài ra, xét nghiệm này còn được chỉ định sau khi bạn đã phẫu thuật ống dẫn trứng. Mục đích là để kiểm tra lại xem ca phẫu thuật có thành công hay không.

Bên cạnh đó, khi bạn thực hiện việc thắt ống dẫn trứng thì bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm này để bảo đảm rằng vòi trứng được đóng lại đúng cách. Xét nghiêm cũng có thể giúp đánh giá sự thành công trong việc mở lại ống dẫn trứng đã từng thắt.

trước khi chụp tử cung vòi trứng cần làm gì
Thủ tục này giúp phát hiện những bất thường ở tử cung và ống dẫn trứng

Thủ thuật này được thực hiện tốt nhất vào thời điểm khoảng 1 tuần sau khi có kinh nguyệt nhưng phải trước thời gian rụng trứng. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn không có thai trong khi làm xét nghiệm.

Có rất nhiều phụ nữ thắc mắc rằng liệu xét nghiệm chụp tử cung vòi trứng có đau không? Trao đổi trước vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, xét nghiệm này chắc chắn sẽ gây đau. Tuy nhiên mức độ đau và khó chịu nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào từng đối tượng người bệnh.

Khảo sát cho thấy, một số phụ nữ chỉ bị đau ở mức độ nhẹ đến trung bình. Cũng nhiều chị em chỉ cảm thấy hơi khó chịu, đau âm ỉ. Ngoài ra, rất ít người nói rằng họ bị đau ở mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng có một số người nói rằng nỗi sợ đau của họ còn vượt xa những gì họ cảm thấy.

Trước khi chụp tử cung vòi trứng cần làm gì?

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn cần thông báo với bác sĩ một số vấn đề sau:

  • Đang mang thai hay nghi ngờ mang thai. Trường hợp nghi ngờ có thai bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm beta-hCG trước.
  • Bị nhiễm trùng vùng chậu hay các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh sùi mào gà, bệnh lậu, chlamydia…
  • Đang điều trị bệnh đái tháo đường hay có tiền sử bệnh đái tháo đường, bệnh thận…
  • Thông báo về các loại thuốc đang sử dụng. Hoặc tiền sử bị dị ứng, nhất là với chất cản quang chứa iod.

Trên đây đều là những trường hợp được khuyến cáo chống chỉ định chụp tử cung vòi trứng. Ngoài ra với nhóm đối tượng đang có vòng tránh thai hay xuất huyết nhiều, bác sĩ sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro trước khi tiến hành thí nghiệm.

Trong trường hợp thủ thuật được chỉ định, đêm trước đó người bệnh có thể được yêu cầu uống thuốc nhuận tràng để làm rỗng ruột. Điều này cho phép thấy rõ tử cung cũng như các cấu trúc xung quanh hơn.

sau khi làm xét nghiệm HSG dễ có thai
Chụp tử cung vòi trứng là xét nghiệm chống chỉ định với phụ nữ mang thai

Xét nghiệm này có thể gây đau nên trước khi tiến hành khoảng 1 giờ đồng hồ, người bệnh thường được đề nghị dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc an thần nhằm giúp bạn thư giãn hơn nếu như gặp vấn đề lo lắng về thủ tục. Ngoài ra, một loại kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng cũng có thể được chỉ định uống trước hay sau khi xét nghiệm.

Quy trình thực hiện xét nghiệm chụp tử cung vòi trứng

Quy trình chụp tử cung vòi trứng sẽ trải qua các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Người bệnh nằm ngửa trên giường chuyên dụng, chân đặt trên giá đỡ. Bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt đưa vào âm đạo nhằm giúp dễ dàng quan sát cổ tử cung. Sau đó dùng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch cổ tử cung.
  • Bước 2: Tiêm thuốc gây tê cục bộ tại phần cuối của cổ tử cung. Lúc này người bệnh có thể sẽ cảm thấy hơi nhói.
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành đưa ống thông vào cổ tử cung và mỏ vịt sẽ được gỡ bỏ. Tiếp đến là chèn thuốc nhuộm qua ống thông để thuốc chảy vào trong tử cung và ống dẫn trứng.
  • Bước 4: Người bệnh được di chuyển đặt dưới máy X-quang và bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện việc chụp. Người bệnh thường sẽ được yêu cầu thay đổi vị trí nhiều lần để bác sĩ có thể chụp lại hình ảnh từ các góc khác nhau.
  • Bước 5: Khi đã thu được hình ảnh Xquang, bác sĩ sẽ từ từ rút ống thông ra khỏi cổ tử cung. Sau đó người bệnh sẽ được lê toa các loại thuốc thích hợp để giảm đau hay chống nhiễm trùng và sẽ được xuất viện.

Chụp tử cung buồng trứng có ảnh hưởng gì không?

Các biến chứng từ chụp tử cung buồng trứng là rất hiếm, tuy nhiên người bệnh cũng có thể sẽ gặp phải một số vấn đề như:

  • Phản ứng dị ứng với thuốc nhuộm tương phản.
  • Nhiễm trùng vòi trứng hay nội mạc tử cung.
  • Chấn thương tử cung, có thể là thủng.

Sau khi xét nghiệm xong, người bệnh có thể tiếp tục bị đau tương tự như đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, còn có thể bị tiết dịch hoặc chảy máu âm đạo nhẹ. Lúc này nên sử dụng một miếng băng vệ sinh dạng đệm bình thường thay vì tampon để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

chụp vòi trứng có đau không
Sau khi tiến hành thủ thuật người bệnh có thể bị đau âm ỉ như đau bụng kinh

Một số người bệnh cũng có thể bị chóng mặt hay buồn nôn sau khi xét nghiệm. Những tác dụng phụ này là bình thường và có thể từ từ biến mất. Tuy nhiên, hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải các triệu chứng nhiễm trùng, bao gồm:

  • Sốt
  • Chuột rút và đau dữ dội
  • Dịch tiết âm đạo có mùi hôi
  • Nôn nhiều
  • Chảy máu âm đạo nặng
  • Ngất xỉu

Lúc này, sự chăm sóc y tế kịp thời là hết sức cần thiết để tránh các biến chứng nguy hiểm phát sinh. Đôi khi không chỉ đe dọa đến sức khỏe mà còn đe dọa cả tính mạng nếu không can thiệp kịp thời.

Chụp tử cung vòi trứng là một thủ thuật y tế quan trọng giúp tìm ra nguyên nhân hiếm muộn, vô sinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, trước khi tiến hành phương pháp này, bác sĩ cần thăm khám và cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi trong một số trường hợp, việc thực hiện xét nghiệm có thể gây ảnh hưởng xấu thậm chí là nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Ngày đăng 08:01 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:39 - 07/06/2023
Chia sẻ:
hóa trị ung thư buồng trứng Hóa trị ung thư buồng trứng khi nào? Điều cần biết

Hóa trị hiện đang là giải pháp điều trị được áp dụng phổ biến cho các bệnh ung thư nói…

kỹ thuật chụp tử cung vòi trứng Chụp tử cung vòi trứng khi nào, đau và có hại không?

Chụp tử cung vòi trứng là xét nghiệm X-quang đặc biệt giúp đánh giá khả năng sinh sản của phụ…

ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không Ung thư buồng trứng có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi hoàn toàn được không là vấn đề mà rất nhiều chị em thắc…

U nang nước buồng trứng là gì, có nguy hiểm không?

U nang nước buồng trứng là dạng u nang buồng trứng thường gặp nhất (chiếm hơn 40%). Tuy nhiên nang…

Nang cơ năng buồng trứng là gì, nguy hiểm không?

Nang cơ năng buồng trứng là dạng u nang lành tính và vô hại. Thông thường, nang cơ năng sẽ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua