Bóng đè là hiện tượng gì? Nguyên nhân, dấu hiệu & điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Bóng đè là cảm giác không thể cử động hoặc nói chuyện khi ngủ hoặc ngay cả khi đã thức dậy. Các giác quan và nhân thức của người bị bóng đè vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên người bị bóng đè thường cảm thấy có áp lực hoặc một nỗi sợ hãi mãnh liệt kèm theo.

bóng đè là hiện tượng gì
Bóng đè là hiện tượng rối loạn giấc ngủ không gây tổn thương thực thể

Bóng đè là hiện tượng gì?

Trong nhiều thế kỷ trước, bóng đè được cho là dấu hiệu của ma quỷ hoặc các hiện tượng tâm linh xấu xa. Hầu hết các nền văn hóa đều miêu tả bóng đè có liên quan đến các nhân vật tà ác khiến con người bị hoảng sợ và điều khiển vào ban đêm. Tuy nhiên, hiện tại các khoa học cho biết bóng là một dạng tê liệt khi ngủ, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (có nghĩa là không gây tổn thương đến thực thể). Bóng đè thường xảy ra ngay sau khi ngủ, lúc nửa đêm hoặc vào khoảng thời gian giữa lúc thức và lúc ngủ.

Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ cho biết, hiện tượng bị bóng đè là một dạng tê liệt giấc ngủ và là dấu hiệu cho thấy các giai đoạn của giấc ngủ bị rối loạn. Hiếm khi bóng đè có liên quan đến các vấn đề tâm thần chuyên sâu hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác.

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]

Bóng đè không gây tổn thương và nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể dẫn đến ảo giác (nghe, cảm nhận, suy nghĩ hoặc nhận thấy những điều không tồn tại), điều này thường dẫn đến sợ hãi và ám ảnh lâu dài.

Tại sao bị bóng đè liên tục?

Trong một số thí nghiệm, các nhà khoa học đã chứng minh hiện tượng bóng đè có liên quan đến bệnh mất ngủ, thiếu ngủ, căng thẳng và rối loạn lịch trình giấc ngủ. Bóng đè cũng có thể liên quan đến rối loạn lo âu hoặc chứng hay mơ khi ngủ và mộng du.

nguyên nhân bóng đè
Người mất ngủ, rối loạn giấc ngủ thường dễ bị bóng đè

Bóng đè thường phổ biến trong độ tuổi từ 20 – 30. Tuy nhiên, cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bóng đè. Bên cạnh đó, một số đối tượng dễ bị bóng đè bao gồm:

  • Người bị rối lo âu
  • Bệnh nhân trầm cảm
  • Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực
  • Người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương
  • Có các vấn đề khác về giấc ngủ như chứng ngủ rũ hoặc chuột rút chân vào ban đêm.
  • Thường xuyên sử dụng một số như thuốc điều trị chứng rối loạn tăng động giảm sự chú ý hoặc thiếu tập trung, bốc đồng và hiếu động thái quá.
  • Sử dụng hoặc lạm dụng các chất kích thích, ma túy, rượu hoặc bia.
  • Tư thế ngủ gây khó thở và chèn ép các dây thần kinh.
  • Rối loạn giấc ngủ, thường hay xuất hiện ở người làm việc theo ca.
  • Có tiền sử gia đình bị mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.

Ngoài ra, đôi khi nguyên nhân bóng đè có thể liên quan đến chứng trầm cảm, đau nửa đầu, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn phổi, huyết áp tăng cao đột ngột hoặc một số bệnh lý thần kinh.

Triệu chứng và dấu hiệu bị bóng đè

Đặc điểm chung của hiện tượng bóng đè là không có khả năng di chuyển hoặc nói. Bạn có thể bị bất động trong một vài giây hoặc một vài phút. Hiện tượng này sẽ kết thúc khi có ai đó chạm vào hoặc di chuyển bạn.

Trong lúc bị bóng đè, bạn có thể nhận thấy những gì đang xảy ra nhưng vẫn không thể di chuyển hoặc nói. Một số người có thể bị tê liệt hoặc gặp ảo giác như một giấc mơ. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra nhưng sẽ gây nhiều sợ hãi, lo lắng và ám ảnh kéo dài.

bị bóng đè liên tục
Người bị bóng đề thường không thể cử động hoặc nói chuyện trong vài phút

Một số dấu hiệu bóng đè khác bao gồm:

  • Đầu óc và tinh thần hoàn toàn tỉnh táo.
  • Có cảm giác áp lực lên ngực.
  • Khó thở.
  • Nóng và đổ nhiều mồ hôi.
  • Đau đầu, đau nhức cơ bắp.
  • Có cảm giác như cái chết hoặc thần chết đang đến.

Chẩn đoán và cách trị bóng đè

Hiện tượng bóng đè thường không được coi là bệnh lý và không được chẩn đoán và điều trị y khoa. Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và khiến bạn cảm thấy lo lắng, hãy đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị phù hợp.

1. Chẩn đoán

Để tìm hiểu thêm về tình trạng bệnh lý của người hay bị bóng đè, bác sĩ có thể:

  • Yêu cầu người bệnh mô tả về các triệu chứng và ghi lại lịch trình giấc ngủ trong vài tuần trở lại.
  • Trao đổi về lịch sử giấc ngủ, bao gồm rối loạn giấc ngủ hoặc các rối loạn giấc ngủ trong gia đình.
  • Tiến hành nghiên cứu hành vi giấc ngủ thông qua các giấc ngủ ngắn để đảm bảo bạn không có các bệnh lý giấc ngủ khác.

2. Cách chữa bóng đè

Trong hầu hết các trường hợp, bóng đè thường không cần điều trị. Tuy nhiên, những người bệnh thường xuyên bị bóng đè hoặc có dấu hiệu rối loạn giấc ngủ khác nên tham khảo về phương pháp điều trị với bác sĩ chuyên môn.

Các biện pháp y tế có thể được đề nghị để điều trị các dấu hiệu bóng đè bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm loại 3 hoặc thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc (SSRIs). Các loại thuốc này có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ trong một thời gian nhất định.
  • Axit – Hydroxybutyric (GHB), còn được gọi là axit 4 – hydroxybutanoic, là một chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý ở vùng não và điều trị tê liệt giấc ngủ.
  • Tiến hành nghiên cứu giấc bằng điện cực. Bác sĩ có thể đặt một số điện cực lên cằm, da đầu và rìa bên ngoài của mí mắt. Các điện cực này có thể đo hoạt động của sóng não và cơ bắp.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, đôi khi bác sĩ có thể đặt một máy quay trong phòng ngủ của người bệnh. Máy quay có thể ghi hình lại hoạt động khi ngủ và hỗ trợ cải thiện tình trạng bóng đè.

Cách ngủ không bị bóng đè

Mặc dù không có cách điều trị cụ thể cho chứng bóng đè. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số cách thoát khỏi bóng đè. Kiểm soát căng thẳng, duy trì lịch trình ngủ đều đặn và thực hiện các thói quen ngủ tốt có thể làm giảm khả năng gặp phải hiện tượng này.

bóng đè là gì
Kiểm soát căng thẳng, duy trì lịch trình ngủ đều đặn có thể cải thiện tình trạng bóng đè

Một số cách ngủ để không bị bóng đè bao gồm:

  • Giữ một lịch trình ngủ và thức dậy đều đặn, kể cả ngày cuối tuần và ngày lễ.
  • Đảm bảo một môi trường ngủ thoải mái. Mặc đồ ngủ phù hợp và giữ cho không gian ngủ sạch sẽ, tối, mát mẻ và yên tĩnh.
  • Giảm thời gian tiếp xúc với ánh sáng vào buổi tối. Trước khi ngủ 2 giờ không nên sử dụng điện thoại, máy tính hoặc ti vi. Sử dụng đèn phù hợp cho phòng ngủ và phòng tắm vào ban đêm.
  • Không làm việc, học tập hoặc giải trí trong phòng ngủ.
  • Giảm căng thẳng trong cuộc sống, dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên không nên tập thể dục gần với giờ đi ngủ.
  • Ăn tối trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ. Bên cạnh đó không nên sử dụng các sản phẩm caffeine hoặc chất kích thích gần giờ đi ngủ.
  • Kiểm soát và theo dõi các loại thuốc sử dụng để điều trị bệnh.
  • Nắm rõ các tác dụng phụ và tương tác của một số loại thuốc thông dụng. Nếu cần sử dụng một dược phẩm mới, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
  • Nếu bạn bị tâm thần hoặc trầm cảm, hãy thảo luận với bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

Hiện tượng bóng đè gây căng thẳng liên tục và gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. Điều này có thể có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Do đó, hãy tạo thói quen ngủ lành mạnh để kiểm soát tình trạng bóng đè và bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 10:51 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:00 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Hiệu quả điều trị mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Click xem chi tiết]
Top 5 món canh chữa mất ngủ nên ăn thường xuyên để ngủ ngon hơn

Mất ngủ là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi, người đang bị bệnh hoặc gặp nhiều áp lực…

Ngủ ngáy quá to là bệnh gì, chữa được không?

Ngáy to không đơn thuần chỉ là âm thanh phát ra trong quá trình ngủ mà nó còn là dấu…

Bác sĩ Lệ Quyên chia sẻ tình trạng mất ngủ và kết quả điều trị của NSƯT Hương Dung

Được NSƯT Trần Nhượng hết lòng giới thiệu, NSƯT Hương Dung đã quyết định tìm đến Trung tâm Thuốc dân…

Định tâm an thần thang chữa mất ngủ Mất ngủ trắng đêm cô bé 16 tuổi tìm lại giấc ngủ ngon nhờ bài thuốc của TT Thuốc dân tộc

Mất ngủ là nỗi ám ảnh, nỗi sợ mỗi khi đêm đến của nhiều người. Khó ngủ, ngủ không ngon…

Khó ngủ trưa phải làm sao? Khó ngủ trưa – Cách giúp bạn chìm nhanh vào giấc ngủ

Khó ngủ trưa là tình trạng chung thường gặp phải đối với những người làm việc văn phòng. Khó ngủ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua