Dị ứng sữa mẹ – Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ lại xảy ra tình trạng dị ứng sữa mẹ khiến cơ thể bị nổi mề đay, khó thở, tiêu chảy, nôn mửa,… Phụ huynh nên sớm nhận biết triệu chứng bệnh để dễ dàng xử lý và kiểm soát kịp thời.

di ứng sữa mẹ
Bé bị dị ứng sữa mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dị ứng sữa mẹ – Cách nhận biết đơn giản

Với các bé sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính để giúp bé khỏe mạnh và phát triển. Thực tế, có rất nhiều trẻ lại không thể hấp thụ được các dưỡng chất bên trong sữa mẹ gây ra tình trạng dị ứng. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ sau này và khiến trẻ rất dễ đối diện với nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng biết được con mình bị dị ứng sữa.

Bé bị dị ứng sữa là do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các protein từ sữa mẹ với các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể. Tình trạng dị ứng còn tùy thuộc vào cơ địa, chế độ ăn uống của người mẹ, môi trường sống xung quanh.Thông thường, các biểu hiện dị ứng sữa mẹ sẽ xuất hiện ở tuần đầu tiên bé uống sữa.Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp các mẹ có thể phát hiện bệnh và chăm sóc con mình tốt hơn.

  • Hệ hô hấp bị ảnh hưởng: Hơi thở khò khè, ho khàn tiếng, xuất hiện đờm ở mũi và vùng cổ họng, nghẹt mũi,…
  • Đau bụng, tiêu chảy: Trẻ đi ngoài có phân lỏng thường xuyên 2 – 4 lần/ngày, phân xuất hiện máu.
  • Da nổi mẩn đỏ: Làn da của bé bị phát ban giống như bệnh mề đay, mẩn ngứa và sưng phù ở mặt.
  • Buồn nôn, nôn ra sữa: Các bé thường bị nôn trớ, đầy bụng, không bú sữa, khó nuốt sữa.
  • Trẻ cáu gắt, quấy khóc: Bé không bú được sữa, thường bị đó, khó chịu, quấy khóc thường xuyên
  • Cân nặng giảm, không tăng cân: Do thiếu hụt chất dinh dưỡng và cơ thể không hấp thu được sữa mẹ nên bé chậm phát triển, thiếu cân, da vàng, xanh xao.

Phải làm gì khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ? 

Tình trạng dị ứng sữa mẹ ở trẻ nhỏ sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng bé. Tuy nhiên, nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện da tím tái, co giật, khó thở, suy hô hấp, đau bụng dữ dội, chân tay mềm nhũn, đau họng, hôn mê bất tỉnh,… thì nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị kịp thời.Bên cạnh đó, các mẹ nên chú ý một số vấn đề sau để hỗ trợ cải thiện bệnh cho trẻ.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]
dị ứng sữa mẹ
Phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ thăm khám nếu bị dị ứng sữa mẹ.
  • Thay đổi chế độ ăn uống của người mẹ. Các mẹ không nên ăn những thực phẩm có chứa chất kích thích, dị ứng gây ảnh hưởng đến lượng sữa cho bé bú.Nếu không thì cho bé bú ít lại và dần thay đổi bằng loại sữa phù hợp cho trẻ. 
  • Mẹ vẫn cho trẻ bú với lượng ít hơn và tiếp tục theo dõi các triệu chứng của trẻ. Nếu bé có dấu hiệu giảm dị ứng sữa mẹ thì tiếp tục cho con bú.
  • Theo dõi cân nặng cũng như sự phát triển thường xuyên của trẻ
  • Một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng sữa mẹ cho trẻ như đậu nành, ngô, trứng, đậu phộng, lúa mì, hành, tỏi, ớt,…

Cách phòng ngừa dị ứng sữa mẹ cho bé

Trẻ sơ sinh là lứa tuổi rất dễ bị dị ứng sữa mẹ. Nếu không cũng cấp đủ lượng sữa cần thiết cho cơ thể của trẻ, các bé sẽ rất dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Bên cạnh đó, tình trạng dị ứng sữa mẹ kéo dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm bởi sức đề kháng cơ thể của bé yếu. Để phòng ngừa dị ứng sữa cho trẻ, các mẹ nên tuân thủ một số yêu cầu sau trong suốt quá trình mang thai và cho con bú.

dị ứng sữa mẹ
Chế độ ăn uống phù hợp giúp kiểm soát tình trạng dị ứng sữa mẹ cho trẻ.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh và trái cây mỗi ngày.
  • Uống đầy đủ nước và cũng cấp thêm cho cơ thể nước ép sinh tố
  • Luyện tập một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,… để tăng cường sức đề kháng cho bản thân
  • Không nên ăn những thức ăn cay, nóng, thực phẩm đóng hộp hoặc các loại hải sản gây kích ứng
  • Có thái độ lạc quan, vui vẻ để hỗ trợ tốt cho việc chăm sóc con
  • Không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm khi mang thai và cho con bú
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Trong quá trình mang thai nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường nên báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những thông tin giúp các mẹ trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích về tình trạng dị ứng sữa mẹ ở trẻ nhỏ. Thông thường, trẻ 9 tháng trở lên sẽ hết gặp phải dấu hiệu này. Tuy nhiên, nếu nhận thấy trẻ bú sữa mẹ và gặp phải một số dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ thăm khám để bác sĩ có phương pháp kiểm soát kịp thời. Tuyệt đối không được áp dụng các mẹo chữa trị dân gian gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 13:47 - 24/04/2023 - Cập nhật lúc: 15:44 - 25/04/2023
Chia sẻ:
Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay sai 1 liệu trình tại Thuốc dân tộc
Bị mề đay mẩn ngứa từ nhỏ, bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi - Hà Nội) đã tìm được giải pháp khỏi hẳn bệnh chỉ sau 1 tháng áp dụng và gần nửa năm chưa tái phát.
Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể phản ứng lại với tinh trùng, tinh dịch. Dị ứng tinh trùng – Những dấu hiệu cần nhận biết sớm

Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể nữ giới có những phản ứng lại với các thành phần…

ngứa như kim châm khắp người Ngứa như kim châm khắp người là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngứa như kim châm khắp người là triệu chứng vô cùng khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống…

dị ứng xi măng Dị ứng xi măng và các loại thuốc điều trị thường dùng

Dị ứng xi măng là một trong những vấn đề về da rất phổ biến thường xuất hiện ở công…

thuốc zyrtec Thuốc Zyrtec – Giá bán, cách sử dụng điều trị dị ứng

Zyrtec là một loại thuốc kháng Histamine được sử dụng tương đối phổ biến trong các trường hợp bị dị…

Cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua lấy lại làn da mịn màng

Việc áp dụng cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua là một trong những cách mà có khá…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua