Bị ngứa da vào ban đêm là bệnh gì? Cách chữa dứt điểm từ thảo dược

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bị ngứa da vào ban đêm cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả ung thư. Trong đó các bệnh viêm da là nguyên nhân gây ngứa khắp người vào ban đêm thường gặp nhất. Những tư vấn chuyên sâu của bác sĩ Lệ Quyên – Trưởng khoa da liễu (Trung tâm Thuốc dân tộc) trong nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn nhện biết bệnh lý, nguyên nhân và gợi ý cách trị ngứa da về đêm bằng thảo dược hiệu quả nhất.

hay bị ngứa da vào ban đêm
Tình trạng ngứa da vào ban đêm có thể là báo hiệu cho một số bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn

Bị ngứa da vào ban đêm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa da liễu –  Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, trong hầu hết các trường hợp, việc hay bị ngứa da vào ban đêm liên quan đến nhịp độ sinh học bình thường của cơ thể. Điều này có thể liên quan đến nhiệt độ cao hoặc các chất kích thích có trong môi trường.

Tuy nhiên, đôi khi tình trạng ngứa có thể trở nên dữ dội vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý da liễu và cơ thể nguy hiểm. Hay bị ngứa da vào ban đêm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Điều này làm người bệnh thường xuyên mệt mỏi, uể oải hoặc gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn về sức khỏe.

Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên tìm hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục đúng đắn nhất. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp phải khi có biểu hiện bị ngứa da về đêm.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

1. Ngứa da vào ban đêm do rối loạn Hormone

Cơ thể điều chỉnh nồng độ hormone theo nhịp sinh học và chu kỳ tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân biến động hoặc thay đổi Hormone trong cơ thể và khiến bạn bị ngứa da vào ban đêm. Các yếu cơ bản làm thay đổi nồng độ Hormone bao gồm:

  • Tăng lưu lượng máu di chuyển bên dưới da. Điều này góp phần làm tăng nhiệt độ ở da và gây ngứa.
  • Tăng nồng độ Cytokine trong các phản ứng miễn dịch và gây viêm dưới da.
  • Tổn thương tuyến tiền liệt, lúc này Hormone tuyến tiền liệt làm cho các mạch máu mở rộng, gây kích ứng da và ngứa.

2. Ngứa da nổi mẩn đỏ ban đêm do thiếu máu

Tình trạng thiếu máu hoặc suy giảm nồng độ huyết sắc trong tế bào hồng cầu có thể dẫn đến một số thay đổi trong cơ thể. Các triệu chứng thiếu máu cơ bản bao gồm thường hay mệt mỏi, chóng mặt, sưng tê lưỡi, móng tay dễ gãy,… Đặc biệt, tình trạng thiếu máu có thể gây ra tình trạng da nhợt nhạt, hoặc hay có cảm giác ngứa râm ran ở chân, nhất là vào ban đêm.

3. Da bị ngứa vào ban đêm do rối loạn thần kinh

Một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh có thể làm tăng nguy cơ bị ngứa da cổ, mặt, toàn thân vào ban đêm bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Suy giảm chức năng gan, thận
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp.
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Zona thần kinh

Ngứa do các bệnh lý rối loạn thần kinh thường bắt đầu ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân sau đó mới lan rộng ra các cơ quan khác trong cơ thể. Đây là một tình trạng nguy hiểm và cần điều trị y tế ngay lập tức. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

tiểu đường gây ngứa da vào ban đêm
Thường xuyên bị ngứa da vào ban đêm dấu hiệu của bệnh tiểu đường, suy gan thận…

4. Rối loạn tâm lý gây ngứa da

Trầm cảm, căng thẳng hoặc các bệnh lý liên quan đến tâm thần phân liệt có thể làm tăng nguy cơ gây ngứa, đặc biệt là vào ban đêm. Căng thẳng hoặc stress quá mức có thể tạo ra một loạt các hiệu ứng khác nhau về cả tâm lý và thể chất. Các biểu hiện thường không giống nhau giữa các trường hợp. Tuy nhiên, nhìn chung các dấu hiệu bao gồm:

  • Thường xuyên đau đầu
  • Thở mạnh hoặc tim đập nhanh
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Bồn chồn, ngứa ngáy khắp người đặc biệt là ở một mình hoặc chuẩn bị đi ngủ

5. Ngứa da trong thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh

Phụ nữ khi mang thai hoặc sắp mãn kinh đều có sự thay đổi rất lớn về nồng độ Hormone Estrogen. Điều này sẽ làm da bị khô, tăng khả năng bị kích ứng da, ngứa da hoặc đỏ da.

Đa số các trường hợp mang thai hoặc tiền mãn kinh đều mô tả rằng họ có cảm giác ngứa râm ran giống như kiến bò dưới da trong hầu hết các thời gian. Tuy nhiên điều này thường xuất hiện vào ban đêm khi nhiệt độ bên ngoài đã giảm xuống. Cũng với làn da nhạy cảm tình trạng bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm khá phổ biến ở trẻ em.

6. Ngứa trong da vào ban đêm cảnh báo nguy cơ ung thư

Trong hầu hết các trường hợp, ung thư da thường bắt đầu bằng các thay đổi khác lạ trên da. Mặc dù ung thư da không phải là tình trạng phổ biến, những có là vấn đề về da nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.

Ung thư da là nguyên nhân hay bị ngứa da vào ban đêm
Ung thư da có thể gây ra các cơn ngứa bất kể ngày hay đêm

Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà ung thư da có thể bao gồm các biểu hiện như:

  • Thay đổi sắc tố da, chẳng hạn như việc xuất hiện nốt ruồi với nhiều màu sắc, hình dạng, kích thước.
  • Nổi các đốm đỏ trên da, phẳng, sần sùi, khô hoặc có vảy. Những đốm đỏ này thường có xu hướng bị ngứa râm ran vào ban đêm.
  • Xuất hiện các vết loét da và không có dấu hiệu lành lại.

Ngoài ung thư da, thì một số triệu chứng ngứa da vào ban đêm có thể liên quan đến một số bệnh hệ thống nghiêm trọng như ung thư hạch Hodgkin, ung thư máu. Theo một báo cáo thì có 30% các trường hợp ung thư hạch có liên quan đến tình trạng ngứa da nghiêm trọng, mãn tính đặc biệt khi vào buổi tối do sự tích tụ axit bên dưới bề mặt da.

7. Viêm da dị ứng gây ngứa da toàn thân thường gặp

Viêm da dị ứng, đặc biệt là viêm da tiếp xúc dị ứng là có thể góp phần không nhỏ trong việc bạn bị ngứa da vào ban đêm. Viêm da dị ứng có thể được gây ra bởi kem dưỡng ẩm hoặc mỹ phẩm bạn sử dụng trước khi đi ngủ. Đôi khi xà phòng tắm, đồ ngủ, chăn, gối hoặc không khí bên trong phòng ngủ cũng có thể gây ra tình trạng này.

Viêm da dị ứng gây ngứa da vào ban đêm
Viêm da dị ứng gây ra tình trạng ngứa da

Ngoài ra, một số bệnh viêm da khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ ngứa khắp người vào ban đêm. Nhiều trường hợp trẻ bị ngứa vào ban đêm cũng xuất phát từ các bệnh viêm da thường gặp. Bao gồm:

Cách trị ngứa da về đêm và những sai lầm thường gặp

Các bệnh lý viêm da được xem là nguyên nhân gây ngứa da vào ban đêm thường gặp nhất. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Nếu không được điều trị đúng cách viêm da gây biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm tổn thương da nghiêm trọng. Tuy nhiên, đa số người bệnh lại gặp những sai lầm trong điều trị khiến tình trạng ngứa da nghiêm trọng hơn.

Đa phần người bệnh khi gặp biểu hiện ngứa thường có phản ứng gãi ngứa để làm dịu cơn ngứa. Gãi ngứa có thể gây tổn thương da, kích hoạt cảm giác ngứa sang các vùng da lân cận. 

Việc điều trị viêm da tại nhà bằng các mẹo dân gian thường không đem lại hiệu quả cao mà chỉ dừng lại ở mức giảm ngứa tại thời điểm cơn ngứa bùng phát. Tình trạng bị ngứa da vào ban đêm sẽ tái phát trở lại ngay sau đó. Nhiều trường hợp áp dụng sai cách khiến viêm da phát triển thành bội nhiễm. Một khi da gặp tình trạng bội nhiễm sẽ kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có nhiễm trùng huyết, hoại tử, sẹo xấu và cực kỳ khó điều trị tiếp theo.

Hạn chế của Thuốc Tây và mẹo dân gian
Hạn chế của Thuốc Tây và mẹo dân gian

Chữa ngứa da vào ban đêm bằng thuốc Tây là biện pháp tiếp theo khi chữa bằng thuốc dân gian mãi không khỏi. Thuốc được sử dụng trong trường hợp này sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây ngứa cụ thể. Chẳng hạn thuốc ổn định nội tiết nếu ngứa da do rối loạn Hormone, thuốc bổ máu khi thiếu máu, phác đồ điều trị các bệnh gan, thận, tiểu đường… phù hợp. Trường hợp bị viêm da các loại thuốc chứa steroid, corticoid, kháng histamin, giảm ngứa, kháng viêm… sẽ được chỉ định sử dụng.

Về cơ bản các loại thuốc này cho hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên, do tập trung điều trị triệu chứng nên tình trạng bị ngứa da vào ban đêm dễ tái phát khi thuốc hết tác dụng. Hơn nữa, thuốc Tây có hạn chế là tiềm ẩn tác dụng phụ có hại nhất định cho gan, thận. Đồng thời thuốc bôi thường gây teo da, rạn da, nhất là ngứa da mặt vào ban đêm.

Cách trị ngứa da về đêm hiệu quả bằng thảo dược Đông y

Khắc phục nhược điểm của Tây y và mẹo dân gian, các bài thuốc Đông y nguồn gốc thảo dược được xem là giải pháp chữa viêm da hiệu quả và an toàn. Trong đó, nổi bật là bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế. Bài thuốc là sự kết hợp nhuần nhuyễn giá trị tinh hoa YHCT, y lý Đông y và nghiên cứu y học hiện đại.

Sở hữu công thức chuẩn kế thừa và hoàn thiện từ nhiều bài thuốc cổ phương bí truyền, Tiêu ban Giải độc thang kết hợp 2 chế phẩm cao tinh chất: Bình can hoàn, Giải độc hoàn. Sự kết hợp này tác động trực tiếp đến căn nguyên, nội tiết, cơ địa, phủ tạng, miễn dịch, tăng cường chức năng gan thận, giải độc. Bài thuốc cho hiệu quả toàn diện, lâu dài, ngăn tái phát.

Bài thuốc chữa ngứa da vào ban đêm
Bài thuốc chữa ngứa da vào ban đêm

Tiêu ban Giải độc thang kết hợp hơn 30 vị thuốc Nam bản địa, có giá trị cao trong trị liệu và chăm sóc da như: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Xuyên khung, Cúc tần, Diệp hạ châu, Bách bộ và nhiều nam dược khác. Phép chữa linh hoạt giúp bác sĩ dễ dàng cân nhắc, gia giảm vị thuốc phù hợp với từng người bệnh.

100% thảo dược được dùng trong bài thuốc là dược liệu sạch, được trồng và thu hái theo quy chuẩn GACP – WHO. Bào chế theo quy trình khép kín, công nghệ bào chế hiện đại mang lại chất lượng và hiệu quả dược tính cao nhất cho bài thuốc.

Hiệu quả điều trị được kiểm định thông qua công trình nghiên cứu về hiệu quả của bài thuốc trị dị ứng, mề đay mẩn ngứa trên 90% người bệnh dứt các triệu chứng bị ngứa da vào ban đêm sau 2 – 3 tháng không tái phát. Số ít trường hợp thuyên giảm chậm hoặc tái phát trong 1 năm sau điều trị do không tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Bài thuốc được VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin trong phóng sự về công tác điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng bằng Đông y.

Xem phóng sự VTV2 qua video sau:

Xem thêm Video: Thoát khỏi mề đay sau sinh sau 1 tháng điều trị

Xem ngay: Chuyên gia và người bệnh đánh giá về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Làm gì khi hay bị ngứa da vào ban đêm?

Việc chăm sóc da bị ngứa đúng cách hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị. Tình trạng ngứa khắp người vào ban đêm có thể được cải thiện bằng các biện pháp khắc phục tại nhà như:

  • Tắm bằng nước mát trước khi đi ngủ. Lưu ý là chỉ sử dụng các loại xà phòng giữ ẩm, không có mùi hương khi tắm để tránh kích ứng da.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng tự nhiên không chứa dầu mỏ hoặc cồn khi dưỡng da vào ban đêm. Các sản phẩm phổ biến bao gồm Cetaphil , Eucerin hoặc CeraVe.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để làm ẩm không khí, hạn chế khô da và các tác nhân kích ứng.
  • Chườm mát hoặc chườm lạnh cho da trước khi đi ngủ để làm dịu da và cắt giảm các cơn ngứa.
  • Thực hiện các kỹ thuật thư giãn trước khi đi ngủ như thiền định hoặc yoga. Điều này có thể hạn chế tình trạng căng thẳng hoặc stress.
  • Kiểm tra dấu hiệu dị ứng, côn trùng, bọ, rệp,… trước khi đi ngủ.
  • Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu thư giãn như oải hương lên gối để dễ ngủ hơn.

Nếu tình trạng hay bị ngứa da vào ban đêm không thuyên giảm sau 2 tuần thực thì người bệnh nên đến bệnh viện nhanh nhất có thể để được kiểm tra các bệnh lý khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần liên hệ với bác sĩ nếu các cơn ngứa bộc phát dữ dội đến mức không thể ngủ được hoặc khi ngứa đi kèm các triệu chứng như sốt hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.

tắm trước khi đi ngủ giúp chữa ngứa da vào ban đêm
Tắm nước mát trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng ngứa da

Ngứa khắp người vào ban đêm nên ăn gì, kiêng gì để phòng tránh?

Thực hiện một lối sống đơn giản, khoa học có thể hạn chế tình trạng ngứa khắp người vào ban đêm. Các biện pháp bao gồm:

  • Bổ sung các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin A, C, E… thực phẩm giàu Omega – 3. Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần để giữ ẩm và hạn chế khô da.
  • Kiêng ăn các thực phẩm cay nóng, rượu bia, chất kích thích, hải sản, thực phẩm dễ gây dị ứng, kích ứng da…
  • Tránh tắm nước quá nóng hoặc tắm quá lâu trước khi đi ngủ.
  • Mặc quần áo, đặc biệt là đồ ngủ bằng chất liệu sợi tự nhiên chẳng hạn như cotton hoặc lụa.
  • Không sử dụng caffein hoặc rượu trước khi đi ngủ. Điều này có thể làm tăng lưu lượng máu dưới da và gây ngứa.
  • Tránh các hoạt động làm tăng nhiệt độ cơ thể và da trước khi đi ngủ.
  • Vệ sinh giường, chăn, gối thường xuyên. Phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc.

Bị ngứa da vào ban đêm mãn tính hoặc kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp tư vấn và hướng dẫn điều trị các bệnh về da bằng thảo dược Đông y hiệu quả, an toàn.

Có thể bạn quan tâm

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 16:44 - 02/04/2023 - Cập nhật lúc: 21:07 - 03/04/2023
Chia sẻ:
Chị Đỗ Thị Ngọc từng ám ảnh vì mề đay và khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng dùng thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh của chị Ngọc.
Chữa dị ứng thời tiết bằng muối có thực sự hiệu quả?
Thời gian gần đây, rất nhiều người trong dân gian đã truyền tai nhau phương pháp chữa dị ứng thời tiết bằng muối. Liệu rằng cách chữa trị này có…
Cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua lấy lại làn da mịn màng

Việc áp dụng cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua là một trong những cách mà có khá…

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết hay không phụ thuộc vào mức độ dị ứng Bị dị ứng mỹ phẩm có tự hết không và cần lưu ý gì?

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết hay không là mối quan tâm của nhiều chị em bị dị ứng…

Dấu hiệu bé bị dị ứng hải sản và cách khắc phục

Nhiều bé bị dị ứng hải sản nhưng cha mẹ không nhận biết được hoặc không biết cách xử lý…

dị ứng thời tiết gây sưng môi Dị ứng thời tiết gây sưng môi có nguy hiểm không?

Triệu chứng điển hình của bệnh dị ứng thời tiết là phát ban trên da gây ngứa ngáy khó chịu.…

Dị ứng đạm sữa bò thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh Dị ứng đạm sữa bò – Cách nhận biết và xử lý kịp thời

Dị ứng sữa bò là một hiện tượng thường gặp, gây ra các vấn đề về tiêu hóa, về da…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang điều trị thành công bệnh mề đay cho hàng ngàn người. Hiệu quả, mức độ an toàn đã được kiểm chứng.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua