Dị ứng thời tiết là bệnh lý rất dễ kích hoạt khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc quá khắc nghiệt, nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm. Liệu bệnh dị ứng thời tiết có lây không? Làm sao để ngăn ngừa căn bệnh này?

Bệnh dị ứng thời tiết có lây không?
Dị ứng thời tiết chính là sự phản ứng thái quá của cơ thể với yếu tố thời tiết nhất định, có thể khi quá nóng, quá lạnh hay hanh khô hoặc giao mùa. Bệnh lý này thường khiến da bị nổi ban đỏ, kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng mẩn đỏ trên da phát triển trên diện rộng khiến nhiều người lo sợ rằng bệnh lý này có thể lây từ người này sang người khác.
Vậy liệu rằng bệnh dị ứng thời tiết có lây hay không? Theo bác sĩ Tuyết Lan – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc thì:
“Dị ứng thời tiết không phải là một bệnh lây nhiễm và bệnh sẽ không lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên những tổn thương trên da có thể sẽ lan tỏa trên diện rộng nếu bạn không điều trị kịp thời và đúng cách.
Đặc biệt khi bạn gãi hay chà xát nhiều có thể làm cho các vết ban trầy xước. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, vi nấm tấn công và làm phát sinh tình trạng viêm nhiễm. Phản ứng viêm phát triển thường sẽ rất khó khắc phục. Điều này đôi khi sẽ khiến làn da của bạn bị tổn thương vĩnh viễn, để lại sẹo sau điều trị.”
Như vậy, bạn cần chú ý đến các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết để sớm phát hiện và thăm khám:
- Xuất hiện các vất mẩn ngứa trên da.
- Triệu chứng thường khởi phát ở các vùng da như mặt, tay chân.
- Ngứa ngáy, khó chịu.
- Các triệu chứng khác kèm theo: sổ mũi, hắt hơi, ho…
Khắc phục bệnh dị ứng thời tiết ngay tại nhà
Khi các triệu chứng vừa xuất hiện với mức độ còn nhẹ, bạn hoàn toàn có thể khắc phục bệnh ngay tại nhà bằng một số liệu pháp sau:
1. Dưỡng ẩm da
Đây là yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi triệu chứng khô ráp và bong tróc da do dị ứng thời tiết. Việc dưỡng ẩm da sẽ giúp cho da giữ được độ ẩm từ nhiên cần thiết. Từ đó, da của bạn sẽ sáng khỏe hơn và ngăn ngừa được sự tấn công của các tác nhân gây hại.

Bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng dịu nhẹ để chăm sóc cho làn da. Trước khi thoa kem trên diện rộng hãy test trước lên 1 vùng da nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn dự phòng được nguy cơ kích ứng với kem dưỡng ẩm.
2. Dùng mẹo dân gian
Một số loại thảo dược từ tự nhiên như khoai tây, dưa leo hay mướp đắng có tác dụng tốt trong việc làm mềm da. Đồng thời còn giúp cung cấp độ ẩm cho da và làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Bạn có thể thái lát mỏng các loại thảo dược nói trên rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Để nguyên trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước ấm và dùng khăn mềm lau khô.
Khi gặp phải các trường hợp sau đây, bạn cần sớm tìm đến dự chăm sóc y tế:
- Tình trạng ban ngứa xuất hiện trên diện rộng
- Các liệu pháp tại nhà không đáp ứng triệu chứng
- Triệu chứng trên da xuất hiện đồng thời với triệu chứng toàn thân
Biện pháp dự phòng bệnh dị ứng thời tiết
Đối với dị ứng thời tiết, bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh khi thực hiện tốt các biện pháp dự phòng sau đây:
- Che chắn da cẩn thận khi đi ra ngoài dù trong bất cứ thời tiết nào.
- Giữ ấm cho cơ thể trong những ngày trời lạnh. Tốt nhất bạn nên hạn chế ra ngoài khi nền nhiệt xuống quá thấp.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước để tăng cường trao đổi chất. Đồng thời đảm bảo độ ẩm tự nhiên cho làn da.
- Dưỡng ẩm cho da đúng cách, nhất là khi thời tiết hanh khô.
- Tránh tắm với nước quá nóng dù thời tiết lạnh.
- Giữ gìn không gian sống sạch thoáng để tránh sự sinh sôi của tác nhân gây bệnh.
- Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để giúp cải thiện tốt hơn hệ miễn dịch của cơ thể.
Dị ứng thời tiết không có khả năng lây nhiễm, chính vì thế mà bạn không cần quá lo lắng khi những người xung quanh mắc bệnh. Để ngăn ngừa nguy cơ bệnh khởi phát, việc thực hiện tốt các biện pháp dự phòng là hết sức cần tiết. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường hay quá khắc nghiệt.
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!