Dị ứng xi măng và các loại thuốc điều trị thường dùng

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng xi măng là một trong những vấn đề về da rất phổ biến thường xuất hiện ở công nhân xây dựng. Tình trạng này sẽ dễ khởi phát khi da tiếp xúc với xi măng trong một khoảng thời gian dài từ 3 tháng đến 1 năm.

dị ứng xi măng
Tình trạng dị ứng xi măng rất dễ phát sinh ở những người thường xuyên tiếp xúc với xi măng trong thời gian dài

Dị ứng xi măng là gì?

Dị ứng xi măng chính là một dạng viêm da tiếp xúc thường xuất hiện khi làn da của bạn tiếp xúc với xi măng thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định. Muối Crom có trong xi măng là tác nhân chính gây dị ứng.

Kỹ sư, thợ hồ, công nhân xây dựng… chính là những đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với xi măng nên nguy cơ mắc bệnh rất cao. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở những vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, tay, chân. Bởi đây là những vị trí tiếp xúc trực tiếp với xi măng trong quá trình làm việc.

1. Cơ chế gây dị ứng

Trong xi măng có muối Crom (Crom hóa trị VI), khi hòa tan trong nước sẽ tạo ra hợp chất có tính ăn mòn mạnh. Đây cũng chính là chất gây dị ứng, khi tiếp xúc, hệ miễn dịch sẽ tạo ra phản ứng để chống lại nó.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Đối với tình trạng dị ứng xi măng, các phản ứng quá mẫn thường xuất hiện muộn. Nguyên nhân là do các tế bào lympho đặc hiệu sẽ lưu thông đầy đủ qua tuần hoàn máu cũng như bạch huyết.

Chính điều này đã lý giải vì sao công nhân xây dựng là nhóm đối tượng dễ bị dị ứng mà không phải những người thỉnh thoảng mới tiếp xúc trực tiếp với xi măng.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng dị ứng xi măng thường xuất hiện nhanh nhất khoảng một vài tuần khi người bệnh liên tục tiếp xúc với xi măng. Tùy vào phản ứng của cơ thể và mức độ tiếp xúc mà triệu chứng sẽ biểu hiện ở các mức độ năng nhẹ khác nhau.

Dưới đây là những triệu chứng thường gặp:

  • Da nổi mẩn sần, ngứa ngáy, có mụn nước kèm theo.
  • Da trở nên dày hơn, xuất tiết trên nền đỏ, đóng vảy.
  • Da bị khô, bong tróc vảy, có khi nứt nẻ và chảy máu.
  • Trong nhiều trường hợp có thể xuất hiện bội nhiễm, bề mặt da lở loét, chảy dịch mủ.
triệu chứng dị ứng xi măng
Phản ứng dị ứng khiến da nổi sần, khô và dễ bong tróc

Ngoài ra, dị ứng xi măng còn có thể gây kích ứng niêm mạc mũi họng. Điều này là do bụi xi măng tấn công trực tiếp vào các khu vực này. Các triệu chứng như ngạt mũi, khó chịu sẽ phát sinh, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Các loại thuốc điều trị dị ứng xi măng thường dùng

Các triệu chứng của phản ứng dị ứng xi măng có thể tự thuyên giảm khi ngưng tiếp xúc. Tuy nhiên, đối với những người làm trong ngành xây dựng thì việc tiếp xúc là rất khó tránh khỏi.

Lúc này, sử dụng thuốc để kiểm soát vấn đề là hết sức cần thiết. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc bôi, thuốc uống hay thuốc tiêm. Việc dùng thuốc tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng cũng như cơ địa của người bệnh.

1. Thuốc bôi ngoài da

Các loại thuốc bôi ngoài da thường có tác dụng làm dịu da rất nhanh. Đồng thời cải thiện các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa ngáy.

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Thuốc mỡ có chứa Corticoid
  • Kem làm mềm, dưỡng ẩm da
  • Kháng sinh bôi ngoài da

Hướng dẫn cách sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da chữa dị ứng xi măng:

  • Vệ sinh vùng da tổn thương bằng nước ấm và dùng khăn mềm lau khô trước khi bôi thuốc.
  • Lấy một lượng thuốc vừa đủ đáp ứng với vùng da tổn thương.
  • Thoa một lớp mỏng nhẹ, tuyệt đối không dùng gạc băng kín.
  • Chú ý vệ sinh tay cả trước và sau khi tiếp xúc với thuốc.

Các loại thuốc bôi ngoài da mặc dù ít gây ra phản ứng phụ nhưng người bệnh cần chú ý sử dụng theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng bởi có thể sẽ vẫn gặp phải những vấn đề không mong muốn.

2. Thuốc uống

Để điều trị chứng dị ứng xi măng thì một số loại thuốc kháng histamine thường sẽ được dùng. KetofHEXAN là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Liều dùng tham khảo với thuốc KetofHEXAN là 1 viên/ngày ở 3 ngày đầu, sau đó tăng lên 2 viên/ngày, duy trì từ 1 – 2 tháng.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số thuốc khác như:

  • Cetirizin
  • Chopheniramin
  • Loratadin
điều trị dị ứng xi măng
Một số loại thuốc uống có thể được bác sĩ kê toa để khắc phục triệu chứng

So với nhóm thuốc bôi ngoài da thì thuốc uống dễ phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, người bệnh cần thận trọng dùng đúng chỉ định từ bác sĩ. Khi có vấn đề bất thường phát sinh hãy chủ động tìm đến bác sĩ để được chăm sóc kịp thời.

3. Thuốc tiêm

Tiêm K – cort cũng là một biện pháp được áp dụng tương đối phổ biến trong điều trị dị ứng xi măng. Nhóm thuốc này có thể bao gồm:

  • Triamcinolon
  • Kafencort
  • Sivkort

K – cort có tác dụng mạnh, sẽ giúp giảm hẳn triệu chứng lở ngứa trong thời gian dài khoảng vài tháng ở những lần tiêm đầu. Tuy nhiên sau đó, hiệu quả của thuốc sẽ từ từ thuyên giảm ở những lần tiêm tiếp theo.

Ngoài ra, nhóm thuốc này còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nhiều tác dụng ngoại ý. Điển hình như suy giảm miễn dịch, bội nhiễm, teo cơ… Việc tiêm thuốc cần phải được thực hiện và theo dõi bởi những người có chuyên môn.

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng dị ứng xi măng

Để ngăn ngừa tình trạng dị ứng xi măng, cách tốt nhất là giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp da với xi măng. Dưới đây là một số biện pháp:

1. Trang bị đồ bảo hộ lao động

Đây là biện pháp hữu hiệu nhất mà bạn cần thực hiện để có thể bảo vệ cơ thể mình khỏi tình trạng dị ứng xi măng. Đồ bảo hộ lao động sẽ bao gồm quần áo dài tay, ủng cao, găng tay chống kiềm, kính bảo hộ.

Khi mặc, cần chú ý bỏ quần vào bên trong ủng, sau đó dùng băng keo dán lại. Điều này sẽ tránh được tình trạng vữa rơi vào trong ủng và tiếp xúc trực tiếp với da.

2. Vệ sinh sau khi lao động

Vấn đề này bao gồm cả vệ sinh da và vệ sinh đồ bảo hộ lao động:

  • Rửa sạch tay chân bằng nước sạch, có thể dùng các lại xà bông trung tính, có độ pH thấp sau khi tiếp xúc với xi măng.
  • Giặt giũ đồ lao động sạch sẽ, phơi ở nơi thông thoáng. Đối với găng tay chống kiềm cần làm sạch, phơi khô và cho vào túi bảo quản bằng nhựa.

Dị ứng xi măng là vấn đề không quá nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và công việc. Chính vì thế, đối tượng công nhân xây dựng hay những người phải tiếp xúc thường xuyên với xi măng cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe. Chú ý trang bị đồ bảo hộ lao động cũng như giữ vệ sinh cho thân thể để hạn chế nguy cơ gặp phải vấn đề này. Khi phát hiện các triệu chứng dị ứng, cần sớm thăm khám để bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thi.

Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ hàng đầu của chúng tôi tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 10:53 - 07/06/2022 - Cập nhật lúc: 09:50 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Da mặt bị ngứa và nổi mụn – Nguyên nhân và Cách xử lý

Da mặt bị ngứa và nổi mụn gây khó chịu và làm mất thẩm mỹ. Tình trạng này nếu không…

Cách trị dị ứng da mặt bằng lòng trắng trứng gà tại nhà

Việc áp dụng cách trị dị ứng da mặt bằng lòng trắng trứng gà có lẽ đã quá quen thuộc…

Dị ứng hải sản có thể kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tháng Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu thì khỏi?

Bị dị ứng hải sản bao lâu thì khỏi là thắc mắc chung của rất nhiều người đặc biệt là…

Ngứa dưới da, trong da là do bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

Tình trạng ngứa dưới da là triệu chứng điển hình của bệnh chàm, viêm da kích ứng và dị ứng.…

Thuốc dị ứng Clarityne – Chỉ định và Tác dụng phụ cần nắm rõ

Thuốc dị ứng Clarityne có chứa hoạt chất đối kháng chọn lọc thụ thể H1 - Loratadine. Thuốc được dùng…

Bình luận (3)

  1. Xuân
    Xuân says: Trả lời

    Làm sao gọi để được tư vấn ạ

  2. Hùng
    Hùng says: Trả lời

    Xin hỏi bác sĩ mình làm thợ hồ bị dị ứng xi măng thì có thuốc điều trị không

  3. Hùng
    Hùng says: Trả lời

    Xin hỏi bác sĩ mình đi làm thợ hồ bị dị ứng xi măng ngứa có thuốc điều trị không a

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua