Dị ứng tinh trùng – Những dấu hiệu cần nhận biết sớm

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể nữ giới có những phản ứng lại với các thành phần có trong tinh dịch. Người nữ thường sẽ gặp phải những triệu chứng như ngứa rát, đau thắt ngực, đau đầu, khó thở, phát ban, bất tỉnh.

Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể phản ứng lại với tinh trùng, tinh dịch.
Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể phản ứng lại với tinh trùng, tinh dịch.

Dấu hiệu nhận biết bệnh dị ứng tinh trùng

Dị ứng tinh trùng là một chứng bệnh nghe tuy lạ nhưng không phải là hiếm. Tuy nhiên, “dị ứng tinh trùng” chỉ là cách gọi có tính chất khái quát. Trên thực tế, chúng ta cần phải làm rõ: Tinh trùng là những tế bào mang gen di truyền sẽ kết hợp với trứng để thụ thai. Trong khi đó, tinh dịch là chất dịch có chứa tinh trùng và các chất protein khác.

Các thành phần quan trọng có trong tinh dịch thường là:

  • Các axit amin tự do;
  • Các enzyme;
  • Axit citric;
  • Kẽm;
  • Kali;
  • Fructose;
  • Axit uric;
  • Ni-tơ;
  • Natri;
  • Axit ascorbic;
  • Phosphorylcholine;
  • Prostaglandin;
  • Cholesterol;
  • Axit lactic;
  • Protein;
  • Vitamin;
  • Canxi;
  • Clo.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại các thành phần trong tinh dịch, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng dị ứng tinh trùng.

Trong tinh dịch có chứa tinh trùng và các thành phần hóa học khác.
Trong tinh dịch có chứa tinh trùng và các thành phần hóa học khác.

Như vậy, nếu hệ hệ miễn dịch của bạn dị ứng với bất cứ thành phần nào trong tinh dịch, bạn sẽ gặp phải dị ứng sau 10 – 20 phút tiếp xúc với tinh dịch.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Những dấu hiệu cho biết bạn bị dị ứng với tinh trùng là:

  • Khó thở;
  • Cảm giác bỏng, rát khi đi tiểu;
  • Phát ban;
  • Ngứa ngáy vùng kín;
  • Nổi mề đay, mụn nước;
  • Đau đầu nhẹ;
  • Đau thắt ngực;
  • Choáng váng;
  • Bất tỉnh.

Theo thống kê, có khoảng từ 5 – 25% các cặp đôi mắc vấn đề về dị ứng tinh trùng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra loại protein nào gây ra tình trạng dị ứng này. Quá trình nghiên cứu vẫn còn đang tiếp tục được diễn ra và vấn đề nghiên cứu được đánh giá là khá phức tạp.

Người bị dị ứng tinh trùng sẽ gặp phải các dấu hiệu như đau rát, nóng rát, đau thắt ngực, đau đầu, bất tỉnh,...
Người bị dị ứng tinh trùng sẽ gặp phải các dấu hiệu như đau rát, nóng rát, đau thắt ngực, đau đầu, bất tỉnh,…

Những phương pháp chẩn đoán dị ứng tinh trùng

Để chẩn đoán bạn có đang mắc phải chứng dị ứng với tinh trùng, bạn nên làm một số thử nghiệm và xét nghiệm để có kết quả chính xác hơn.

1. Dùng bao cao su

Thay vì quan hệ thông thường, cặp đôi có thể sử dụng bao cao su để ngăn cách sự tiếp xúc giữa cơ thể người nữ với tinh trùng của bạn tình. Nếu sau quan hệ, bạn nữ không có các dấu hiệu dị ứng như trước đó, rất có thể bạn đã bị dị ứng với tinh trùng của bạn tình hoặc của nam giới nói chung.

2. Xét nghiệm

Người dị ứng tinh trùng có thể thử làm các loại xét nghiệm khác để có được chẩn đoán chính xác về tình trạng dị ứng của mình.

Kiểm tra trong da là một phương pháp đơn giản. Bác sĩ sẽ lấy một lượng tinh trùng vừa đủ của người bạn tình/người chồng, sau đó tiêm vào da của bệnh nhân nữ.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể chọn một phương pháp xét nghiệm khác, đó là xét nghiệm tinh trùng cách ly. Ở phương pháp này, người bệnh sẽ trải qua hai lần thực hiện. Lần thứ nhất, người bệnh sẽ được tiêm một ít tinh trùng đã được tách ra vào người. Lần thứ hai, người bệnh sẽ được tiêm tinh dịch vào dưới da.

Nếu sau khi xét nghiệm, cơ thể bệnh nhân nữ có những biểu hiện dị ứng thì bác sĩ sẽ xác định được rõ là dị ứng tinh dịch hay dị ứng tinh trùng.

Sau khi xét nghiệm, nếu cơ thể không có phản ứng, nghĩa là bạn không bị dị ứng với tinh trùng, tinh dịch. Bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm khác để tìm ra căn bệnh bạn đang mắc phải.

Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm như bơm tinh trùng, tinh dịch vào da để chẩn đoán bệnh.
Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm như bơm tinh trùng, tinh dịch vào da để chẩn đoán bệnh.

Ảnh hưởng của chứng dị ứng tinh trùng

Dị ứng tinh trùng là một chứng bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến người bệnh. Trước hết, người nữ sẽ gặp phải những dị ứng, gây khó chịu. Bên cạnh đó, người nữ bị dị ứng tinh trùng còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như:

  • Viêm đường tiết niệu;
  • Tâm lý ngại quan hệ, giảm ham muốn;
  • Đời sống hôn nhân, tình yêu dễ bị rạn nứt.

Tuy nhiên, dị ứng tinh trùng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Nếu người bệnh đang có kế hoạch có thai, hãy cho bác sĩ biết để được các bác sĩ đưa ra lời khuyên, giải pháp tốt hơn, tránh để bị dị ứng.

Biện pháp khắc phục dị ứng tinh trùng

1. Giải mẫn cảm

Để điều trị, khắc phục tình trạng dị ứng tinh trùng, tinh dịch, người bệnh có thể thực hiện phương pháp giải mẫn cảm.

Phương pháp giải mẫn cảm được thực hiện như sau: Người bệnh sẽ được bác sĩ tiêm một lượng tinh dịch vừa đủ vào cơ thể hàng ngày. Cách này giúp cơ thể người bệnh tiếp xúc và quen dần với tinh trùng.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ có những lời khuyên, hỗ trợ tâm lý, đề nghị bạn quan hệ tình dục nhiều hơn để loại bỏ tâm lý lo ngại.

2. Biện pháp dành cho nam giới

Để tránh cho người nữ không bị dị ứng tinh trùng, nam giới có thể uống nhiều nước hơn, trước khi quan hệ. Việc này giúp cho nồng độ các chất trong tinh dịch giảm xuống. Nhờ đó, bạn tình sẽ không gặp phải tình trạng dị ứng.

Bên cạnh đó, nếu chưa có kế hoạch có thai, nam giới nên dùng bao cao su khi quan hệ. Bao cao su sẽ ngăn chặn tinh dịch tiếp xúc với cơ thể nữ giới, gây ra các phản ứng miễn dịch.

Để khắc phục dị ứng tinh trùng cho bạn nữ, nam giới có thể dùng bao cao su khi quan hệ.
Để khắc phục dị ứng tinh trùng cho bạn nữ, nam giới có thể dùng bao cao su khi quan hệ.

3. Thụ tinh nhân tạo

Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng nặng với tinh trùng nhưng đang có kế hoạch có thai, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn thụ tinh nhân tạo.

Với phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung, phụ nữ có thể thụ thai nhanh đóng và không gặp phải các tình trạng dị ứng phiền toái. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành tách tinh trùng của người chồng ra khỏi tinh dịch. Sau đó sẽ đưa tinh trùng vào tử cung vào những ngày rụng trứng.

4. Dùng thuốc chống dị ứng

Phụ nữ dị ứng tinh trùng có thể dùng một số loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc corticoid để cải thiện tình trạng sưng rát, ngứa ngáy, phát ban, đau thắt ngực,… Lưu ý, người bệnh cần phải có sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc này.

Dùng thuốc chỉ là phương pháp điều trị tạm thời. Người bệnh cần phải được điều trị bằng các phương pháp khác, giúp cải thiện tình trạng dị ứng với tinh trùng. Điều này sẽ giúp không ảnh hưởng đến tâm lý, kế hoạch mang thai và chất lượng cuộc yêu.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 09:54 - 14/06/2022 - Cập nhật lúc: 09:39 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Dị ứng da mặt do nhiều nguyên nhân gây ra có thể được điều trị bằng thuốc hoặc không Thuốc trị dị ứng da mặt loại nào tốt, hiệu quả?

Dị ứng da mặt là tình trạng thường gặp ở chị em xuất phát từ nhiều nguyên nhân như dị…

Bé bị dị ứng sữa – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Bé bị dị ứng sữa thường có các dấu hiệu bất thường như tiêu chảy, nôn ói nhiều, nổi phát…

Dị ứng da – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Dị ứng da là tình trạng bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Theo thống kê của ngành Da…

Dị ứng tôm cua là một trong những dạng dị ứng hải sản thường gặp Dị Ứng Tôm Cua: Cách chữa nhanh nhất và lưu ý cần biết

Dị ứng tôm cua là tình trạng cơ thể phản ứng quá mẫn với thành phần protein có trong các…

Ăn dứa bị dị ứng – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh

Tương tự như dị ứng thực phẩm nói chung, một số người có thể gặp tình trạng ăn dứa bị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang điều trị thành công bệnh mề đay cho hàng ngàn người. Hiệu quả, mức độ an toàn đã được kiểm chứng.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua