Dấu hiệu bé bị dị ứng hải sản và cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nhiều bé bị dị ứng hải sản nhưng cha mẹ không nhận biết được hoặc không biết cách xử lý như thế nào để khắc phục cho con. Điều này khiến cho các dấu hiệu dị ứng hải sản ở trẻ kéo dài làm bé khó chịu, nguy hiểm hơn có thể bị sốc phản vệ đe dọa trực tiếp đến tính mạng. 

Dưới đây là một số thông tin về hiện tượng dị ứng hải sản ở  trẻ và giải pháp khắc phục hiệu quả các bậc phụ huynh có con nhỏ nên nắm rõ.

bé bị dị ứng hải sản
Trẻ em rất dễ bị dị ứng với hải sản do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện

Dị ứng hải sản ở trẻ là gì?

Dị ứng hải sản ở trẻ em là hiện tượng hệ miễn dịch trong cơ thể bé có những phản ứng bất thường đối với các thực phẩm được đánh bắt từ biển. Bao gồm:

  • Tôm
  • Cua 
  • Mực
  • Hàu
  • Bạch tuộc
  • Sò điệp…

Một số bé bị dị ứng hải sản chỉ có phản ứng xấu với một vài loại thực phẩm nhất định nhưng cũng có những trẻ bị dị ứng với tất cả các loại hải sản. Các biểu hiện dị ứng hải sản ở trẻ em có thể nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào cơ địa và hệ miễn dịch của bé. Nếu nhẹ thì chỉ bị nổi phát ban, ngứa ngáy ngoài da nhưng nếu bị dị ứng hải sản nghiêm trọng, bé có thể bị đe dọa đến tính mạng.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Nguyên nhân khiến bé bị dị ứng hải sản

Ở trẻ em, do hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện nên bé dễ bị dị ứng khi ăn hải sản. Nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng protein vô cùng dồi dào. Tuy nhiên một số loại protein lạ khi vào cơ thể sẽ trở thành kháng nguyên. Chúng kích thích hệ miễn dịch của bé hoạt động mạnh dẫn đến phản ứng quá mẫn trong cơ thể.

Ban đầu, khi tiếp xúc với chất gây dị ứng trong hải sản, cơ thể bé sẽ sản xuất ra một loại kháng thể để chống lại chất này. Nếu bé tiếp tục ăn hải sản với số lượng nhiều hơn, kháng thể được tạo ra sẽ kết hợp với các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch giải phóng một chất có tên gọi là histamin. 

Histamin là một chất hóa học trung gian đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy phản ứng dị ứng với hải sản. Chất này có thể được giải phóng ở các tổ chức và nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể bé, chẳng hạn như mũi, vòm họng, ruột hay da…

Đặc biệt, trẻ sẽ có nguy cơ bị dị ứng hải sản cao hơn nếu có các vấn đề sau:

  • Cơ địa của bé quá nhạy cảm
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Bị bệnh suyễn
  • Eczema (chàm da)
  • Phát ban
  • Viêm da cơ địa
  • Viêm da dị ứng
  • Viêm mũi dị ứng
  • Các thành viên trong gia đình bé như bố, mẹ, anh, chị, em có cơ địa dị ứng.
  • Trẻ được cho ăn hải sản chết, có nhiễm độc tố hoặc chất bảo quản.

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng hải sản

Khi bé bị dị ứng hải sản, các triệu chứng thường sẽ biểu hiện ra bên ngoài rất nhanh, chỉ sau khoảng chục phút hoặc vài tiếng đồng hồ. Chúng khá đa dạng, mức độ dị ứng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc phần lớn vào độ mẫn cảm của các bé chứng không liên quan đến số lượng hải sản bé dùng.

– Bé bị dị ứng hải sản nhẹ:

  • Da bé bị nổi mề đay
  • Trẻ bị ngứa ở một điểm nhỏ hay vài vị trí trên cơ thể
  • Bé có cảm giác nôn nao khó chịu trong người
dấu hiệu trẻ bị dị ứng hải sản
Nổi mề đay là một trong những dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng hải sản

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng hải sản nặng

  • Nổi ban ngứa khắp cơ thể
  • Phù mặt
  • Tức ngực
  • Khó thở 
  • Nôn ói nhiều
  • Đau quặn bụng
  • Trẻ bị tiêu chảy trên 3 lần/ngày
  • Bị nóng rát ở vùng thượng vị

– Các triệu chứng dị ứng hải sản khác trẻ có thể gặp:

  • Ngứa mũi, ngứa mắt
  • Viêm mũi dị ứng
  • Ho
  • Hắt hơi
  • Chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi
  • Co thắt phế quản, thanh quản
  • Khó thở

Bí bị dị ứng hải sản có nguy hiểm không?

Nếu bé chỉ bị dị ứng hải sản nhẹ thì trẻ chỉ gặp một số dấu hiệu khó chịu kéo dài trong vài giờ rồi giảm dần và biến mất chứ không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, ở mức độ dị ứng nặng trẻ có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng sốc phản vệ – một biểu hiện nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Cha mẹ có thể sớm nhận biết con mình bị sốc phản vệ do dị ứng với hải sản thông qua các triệu chứng như:

  • Da dẻ nhợt nhạt, tái lạnh
  • Mạch nhỏ, đập nhanh
  • Huyết áp tụt
  • Đau đầu
  • Choáng váng
  • Ngất, bất tỉnh
  • Mất ý thức
  • Sưng cổ họng

Nếu con bạn có các dấu hiệu tương tự như sốc phản vệ sau khi ăn hải sản thì hãy nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất. Tránh để tình trạng này kéo dài đe dọa đến tính mạng của bé.

Chẩn đoán dị ứng hải sản ở trẻ

Để chắc chắn bé bị dị ứng hải sản, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để tìm kiếm các dấu hiệu dị ứng bên ngoài. Bên cạnh đó, các xét nghiệm sau có thể được chỉ định:

  • Xét nghiệm kháng thể: Bác sĩ tiến hành lấy một mẫu máu của trẻ mang vào phòng thí nghiệm kiểm tra để đánh giá được lượng kháng thể IgE được hệ miễn dịch của bé sản sinh sau khi hấp thu các protein lạ trong hải sản.
  • Kiểm tra da: Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng với một loại hải sản nào đấy, nhân viên y tế sẽ chích một lượng protein vừa đủ có trong hải sản đó vào da của bé để theo dõi các phản ứng trên da bé.

Làm gì khi trẻ bị dị ứng hải sản?

Khi bé bị dị ứng hải sản, cha mẹ cần biết cách xử lý để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu cho con và có những biện pháp can thiệt để tình trạng dị ứng không tiếp tục tăng nặng hơn.

1. Sơ cấp cứu ban đầu khi bé bị dị ứng hải sản

Nếu bé bị dị ứng ngay sau khi ăn hải sản, bạn cần sơ cứu như sau:

  • Ngưng không cho bé tiếp tục ăn loại hải sản khiến con bạn bị dị ứng
  • Kích thích để bé nôn hết thức ăn trong bụng ra bằng cách đưa tay vào sâu bên trong cuống lưỡi của bé. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý cắt ngắn móng tay và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi thực hiện.
  • Cho bé uống nhiều nước để đào thải chất độc trong hải sản, giảm các triệu chứng dị ứng.

2. Sử dụng thuốc điều trị dị ứng cho trẻ

Nếu các triệu chứng dị ứng hải sản khiến bé khó chịu, mẹ hãy đưa bé đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Một số thuốc được chỉ định để điều trị cho các bé bị dị ứng hải sản bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Được sử dụng cho trẻ bị nổi mề đay, ngứa da, sổ mũi, hắt hơi do dị ứng hải sản. Phổ biến nhất là một số thương hiệu thuốc như Oratadine, Cetirizin, Hydroxyzine, Chlopheniramin, Diphenhydramine, Loratadin, Desloratadine… Các thuốc này có thể khiến bé bị buồn ngủ nên thường được chỉ định uống vào buổi tối.
Làm gì khi trẻ bị dị ứng hải sản?
Thuốc Chlorphenamine có tác dụng giảm ngứa cho trẻ bị dị ứng với hải sản
  • Corticosteroid: Loại thuốc này cũng có thể giúp giảm phát ban, ngừa và viêm da ở trẻ bị dị ứng hải sản. Thuốc thường được điều chế dưới dạng thuốc mỡ hay kem bôi điều trị tại chỗ ở khu vực ảnh hưởng. Mẹ có thể bôi thuốc cho bé mỗi ngày 1- 2 lần tùy theo tính chất nghiêm trọng của triệu chứng. Lưu ý, tránh dùng loại thuốc này cho bé quá 7 ngày mà không được sự cho phép của bác sĩ.
  • Epinephrine: Loại thuốc này được sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch. Nó giúp ức chế phản ứng dị ứng ở các trường hợp bé bị dị ứng hải sản nghiêm trọng hoặc có biểu hiện sốc phản vệ.

Cách phòng ngừa dị ứng hải sản ở trẻ

Để hạn chế nguy cơ bị dị ứng với hải sản ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

  • Khi mới tập ăn hải sản, chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ để cơ thể bé kịp thích ứng với thực phẩm. Sau đó mới tăng dần số lượng theo độ tuổi của bé.
  • Mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn hải sản 3 – 4 bữa
  • Tuyệt đối không tiếp tục sử dụng loại hải sản mà bé đã từng bị dị ứng trước đó vào trong thực đơn
  • Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi. Đảm bảo hải sản phải được nấu chín kỹ trước khi cho bé dùng.
  • Không cho bé ăn hải sản khi đã chết, đặc biệt là các loại động vật có vỏ như tôm, cua, sò hay hến.
  • Hải sản sau khi chế biến nên cho bé ăn ngay, tránh để qua đêm hoặc tích trữ trong tủ lạnh cho trẻ dùng dần.
  • Khi chế biến thức ăn cho bé, không kết hợp hải sản chung với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Sự kết hợp này sẽ khiến asen pentavenlent có trong hải sản bị chuyển hóa thành asen trioxide – một chất độc hại có thể kích hoạt phản ứng dị ứng, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng của bé.
  • Không nên mua các loại hải sản có nguồn gốc từ khu vực thủy triều đỏ vì chúng có thể bị nhiễm tảo độc gây dị ứng cho bé.

Bài viết trên đây vừa hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi bé bị dị ứng hải sản. Trẻ có thể bị dị ứng nhẹ hoặc nghiêm trọng tùy theo cơ địa của bé. Điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần nhận biết được các dấu hiệu dị ứng để khắc phục cho con kịp thời. 

Tham khảo thêm

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 13:50 - 27/11/2022 - Cập nhật lúc: 09:25 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Phóng sự VTV2 về công tác khám chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa, dị ứng bằng Đông y phỏng vấn bệnh nhân điều trị thành công tại Trung tâm Thuốc dân tộc [Xem ngay]
Dị ứng khẩu trang y tế do đâu, làm sao hết?
Tình trạng dị ứng khẩu trang y tế gây ngứa ngáy, nổi mụn khiến nhiều người lo lắng, hoang mang. Với triệu chứng này, người bệnh phải xác định chính…
Dị ứng mỹ phẩm có tự hết hay không phụ thuộc vào mức độ dị ứng Bị dị ứng mỹ phẩm có tự hết không và cần lưu ý gì?

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết hay không là mối quan tâm của nhiều chị em bị dị ứng…

Dị ứng thời tiết gây nổi mụn Dị ứng thời tiết gây nổi mụn – Hãy áp dụng những cách này

Nổi mụn do dị ứng thời tiết xuất hiện vào thời điểm da nhạy cảm và dễ bị kích ứng.…

Dị ứng đạm sữa bò thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh Dị ứng đạm sữa bò – Cách nhận biết và xử lý kịp thời

Dị ứng sữa bò là một hiện tượng thường gặp, gây ra các vấn đề về tiêu hóa, về da…

dị ứng thời tiết khi mang thai Bà bầu bị dị ứng thời tiết khi mang thai phải làm sao?

Bà bầu rất dễ bị dị ứng thời tiết khi mang thai do cơ địa nhạy cảm và hệ miễn…

Dị ứng nước mặt dù hiếm gặp nhưng lại thật sự xảy ra Dị ứng nước – Chuyện thật như đùa, làm sao chữa trị?

Nước là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống, chiếm đến 60% trọng lượng cơ thể và đảm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua