Bị tiêu chảy có nên ăn trứng không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, dễ ăn, giúp nạp thêm năng lượng. Vậy, bị tiêu chảy có nên ăn trứng không? Dưới đây là hướng dẫn và lời khuyên gợi ý tốt nhất từ chuyên gia.

Có nên ăn trứng khi đang bị tiêu chảy?
Có nên ăn trứng khi đang bị tiêu chảy?

Tại sao lại bị tiêu chảy?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hơn gấp 3 lần so với bình thường. Người bệnh tiêu chảy còn gặp phải những triệu chứng khác như nôn mửa, mệt mỏi, đau bụng, mắt trũng, mạch đập nhanh,…

Có rất nhiều tác nhân gây ra bệnh tiêu chảy như:

  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn;
  • Không giữ vệ sinh;
  • Bị rối loạn tiêu hóa;
  • Đường ruột gặp trục trặc;
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây.
Một số triệu chứng xuất hiện kèm với tiêu chảy như đau bụng, mệt mỏi, mắt trũng,...
Một số triệu chứng xuất hiện kèm với tiêu chảy như đau bụng, mệt mỏi, mắt trũng,…

Để có thể cải thiện tình trạng tiêu chảy, điều trị dứt điểm, chúng ta cần xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó tìm phương thức điều trị hiệu quả.

Tiêu chảy được chia ra thành hai dạng:

  • Tiêu chảy cấp tính: Tình trạng tiêu chảy chỉ diễn ra dưới 2 tuần;
  • Tiêu chảy mãn tính: Tình trạng tiêu chảy kéo dài quá 2 tuần.

Trong trường hợp người bệnh lâm vào tình trạng tiêu chảy quá 2 tuần, rất có thể người bệnh đã bị mắc các bệnh liên quan đến đường ruột. Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ khám để được điều trị kịp thời.

Bị tiêu chảy có nên ăn trứng không?

Rất nhiều người thắc mắc, bị tiêu chảy có nên ăn trứng không? Câu trả lời là: Khi bị tiêu chảy, người bệnh vẫn có thể ăn trứng gà, trứng vịt được bình thường. Trứng là một thực phẩm quen thuộc, có thể cùng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trứng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, lành tính,… giúp người bệnh tiêu chảy lấy lại sức khi bị tiêu tốn nhiều năng lượng.

Tuy nhiên, khi dùng trứng, người bệnh tiêu chảy nên ăn trứng luộc hoặc trứng nấu cháo. Không nên ăn trứng rán, có nhiều dầu mỡ, chất béo. Chất béo có thể sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.

Trứng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thích hợp đối với người bệnh tiêu chảy.
Trứng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thích hợp đối với người bệnh tiêu chảy.

Bên cạnh đó, khi ăn trứng, người bệnh cần ăn trứng đã được nấu chín kỹ.

Ngoài trứng, người bệnh tiêu chảy cũng nên ăn một số loại thực phẩm dinh dưỡng khác như: cơm trắng, bánh mì trắng, khoai tây, chuối, thịt nạc, sữa đậu nành, rau củ xanh, các loại trái cây tươi,…

Tiêu chảy gây ra tình trạng mất nhiều nước và chất điện giải, do đó, người bệnh cần bổ sung nước cho cơ thể bằng cách: uống nhiều nước, uống nước ép trái cây tươi, nước gạo rang, nước cháo muối,…

Bệnh nhân tiêu chảy cũng cần bổ sung vào khẩu phần ăn rau xanh, củ tươi, trái cây, thịt nạc,... để cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Bệnh nhân tiêu chảy cũng cần bổ sung vào khẩu phần ăn rau xanh, củ tươi, trái cây, thịt nạc,… để cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Một số loại thức ăn cần tránh khi bị tiêu chảy 

Khi bị tiêu chảy, việc chọn lựa thực phẩm, thức ăn là việc làm cần phải thận trọng. Nếu ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thức ăn không phù hợp với đường tiêu hóa,… sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Sau đây là một số loại thức ăn không nên ăn khi bị tiêu chảy:

1. Thức ăn nhiều chất béo

Các loại thức ăn chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ, chất béo là các loại thức ăn đại kỵ đối với người bệnh tiêu chảy. Thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến cho việc tiêu hóa gặp khó khăn, đường ruột bị ảnh hưởng, khiến cho chứng tiêu chảy sẽ diễn ra nặng hơn.

2. Thức ăn nhiều đường ngọt

Khi bị tiêu chảy, người bệnh cần tránh ăn các loại thức ăn sản xuất công nghiệp chứa nhiều đường như chocolate, kẹo, bánh, nước ngọt,… Các loại bánh kẹo, thức uống này thường chứa nhiều chất hóa học tạo mùi, tạo vị, chất bảo quản. Chúng sẽ khiến cho đường tiêu hóa bị rối loạn, khó lấy lại cân bằng.

Thay vào đó, người bệnh tiêu chảy nên ăn các loại thực phẩm chứa đường tự nhiên như trái cây, rau củ,… Chúng vừa cung cấp đường, vừa cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng chất,… giúp cải thiện sức khỏe, hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Xem thêm: Bí quyết chữa khỏi viêm đại tràng mãn tính gây tiêu chảy của bệnh nhân sau 3 tháng điều trị

3. Thủy sản, hải sản

Các loại thủy sản và hải sản như tôm, cua, mực, cá,… đều là những thực phẩm giàu khoáng chất, dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi đường tiêu hóa gặp phải trục trặc, thực phẩm thủy hải sản có thể sẽ kích thích niêm mạc đường ruột. Từ đó, người bệnh có thể sẽ bị tiêu chảy nặng hơn hoặc bị phát ban dị ứng ngoài da,…

4. Đồ uống chứa cồn, cafein

Các loại thức uống chứa cồn như rượu, bia, hoặc thức uống chứa nhiều cafein như cà phê,… là những chất kích thích bạn cần tránh khi đang bị tiêu chảy. Khi vào dạ dày, đường ruột, chúng sẽ tiêu hủy các loại vitamin, khoáng chất. Bên cạnh đó, thức uống chứa cồn sẽ khiến đường ruột bị kích ứng, chứng tiêu chảy sẽ diễn ra nặng hơn.

Người bệnh tiêu chảy nên ăn gì?
Bệnh nhân tiêu chảy cần tránh ăn thủy – hải sản, thức ăn chứa nhiều đường, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo,…

Phòng tránh bệnh tiêu chảy như thế nào?

Tiêu chảy là chứng bệnh ai cũng có thể mắc phải nếu như không chăm sóc sức khỏe đúng cách, ăn uống không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm,…

Để phòng tránh bệnh tiêu chảy, mỗi người chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Ăn uống hợp vệ sinh – an toàn thực phẩm. Tránh ăn các loại thức ăn buôn bán ở ngoài vỉa hè, thức ăn chế biến không hợp vệ sinh,…
  • Ăn đúng giờ, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc, thực phẩm chứa nhiều probiotic…. để cơ thể nhận đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày.
  • Vệ sinh tay thật kỹ trước khi ăn và trước khi chế biến món ăn.
  • Rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục, thể thao,… Các hoạt động này sẽ kích thích cơ thể trao đổi chất, giúp tim mạch, hệ thống tiêu hóa,… làm việc tốt hơn.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan trong cuộc sống.

Tóm lại, khi bị tiêu chảy, người bệnh vẫn có thể ăn được trứng. Người bệnh nên ăn trứng vì trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp nạp thêm năng lượng. Tuy nhiên, cần chế biến món ăn từ trứng thật chín và tránh ăn các món ăn chế biến với chất béo. Đồng thời tìm cách điều trị càng sớm càng tốt để khỏi bệnh nhanh chóng.

Sống khỏe mỗi ngày VTV2 – Giới thiệu giải pháp điều trị viêm đại tràng mạn tính hiệu quả nhất hiện nay

Đừng bỏ qua

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 10:50 - 14/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:41 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo gì tốt và cách làm

Tiêu chảy là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ em, gây mất nước, giảm cân nếu trẻ…

Đau bụng đi ngoài buồn nôn là bệnh gì và cách chữa dứt điểm

Trong hầu hết các trường hợp đau bụng đi ngoài buồn nôn là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm…

Khi trẻ bị tiêu chảy, nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm như táo, chuối, cơm trắng, bánh mình,... để trẻ mau chóng khỏi bệnh. Trẻ bị tiêu chảy nên cho ăn gì nhanh lại sức?

Khi trẻ bị tiêu chảy, bậc cha mẹ cần phải quan tâm, chăm sóc trẻ một cách đặc biệt. Vậy,…

Tiêu chảy cấp khiến bệnh nhân suy nhược, mệt mỏi, mất nước nghiêm trọng Tiêu chảy cấp: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị tốt nhất

Tiêu chảy cấp một một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nguy hiểm xảy ra trên toàn thế giới, là…

Cách chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả [Thuốc & Mẹo tại nhà]

Có nhiều cách cách chữa đau bụng đi ngoài như dùng thuốc hoặc áp dụng các mẹo tự nhiên để…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua