Các bệnh ngứa ngoài da có thể tấn công chúng ta vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu không được điều trị sớm bệnh ngoài da dễ gây tổn thương và biến chứng bội nhiễm da, để lại sẹo xấu ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ. Nội dung sau sẽ giúp bạn nắm rõ nguyên nhân và có cách trị ngứa da toàn thân bằng thảo dược hiệu quả.

Ngứa ngoài da là bệnh gì và nguyên nhân do đâu?
Tình trạng ngứa ngoài da có thể tập trung ở một vùng hoặc tại nhiều vị trí trên cơ thể. Ngứa ngoài da thường liên quan đến các bệnh da liễu, cơ thể và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:
Ngứa do mắc các bệnh ngoài da và triệu chứng nhận biết
Có nhiều bệnh ngoài da gây ngứa da, có thể gặp phải ở nhiều vị trí trên cơ thể, chẳng hạn như:
Viêm da: Là tình trạng viêm ở da khiến da bị nổi mẩn đỏ, ngứa, tổn thương, bong tróc và đau rát. Tình trạng bị ngứa da vào ban đêm gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ, sức khỏe người bệnh.
Bệnh chàm: Thuộc bệnh viêm da cơ địa do cơ địa mẫn cảm với các yếu tố kích ứng da. Bệnh ngứa ngoài da này thường gặp ở trẻ nhỏ.
Bệnh vẩy nến: Là 1 dạng viêm da mãn tính, tái phát với biểu hiện đặc trưng là tình trạng trên da xuất hiện nhiều lớp vảy như vảy nến, bong tróc, gây ngứa, đau rát.
Bệnh dị ứng: Viêm da dị ứng rất phổ biến, gặp phải ở 20% dân số Việt Nam. Da xuất hiện tình trạng ngứa da toàn thân hoặc từng vùng, nổi mẩn đỏ, phát ban khi gặp các dị ứng nguyên. Tình trạng phát ban xuất hiện khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các chất gây dị ứng trên da. Cụ thể có các biểu hiện:
- Ngứa da xuất hiện sau vài phút tiếp xúc với chất gây dị ứng.
- Triệu chứng ngứa da nổi mẩn đỏ có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày sau khi có biểu hiện.
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây sưng họng, khó thở.
Viêm da tiếp xúc : Các biểu hiện xuất hiện trong vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, với các triệu chứng:
- Phát ban có đường viền rõ ràng và thường xuất hiện ở vị trí tiếp xúc với chất kích thích.
- Da bị ngứa, đỏ, đóng vảy và khô.
- Có mụn nước, da bị nổi sần và ngứa
Bệnh thủy đậu: Là bệnh có khả năng lây nhiễm và biến chứng nguy hiểm. Khi bị thủy đậu, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Xuất hiện các đám mụn nước vào da bị ngứa, đỏ, có dấu hiệu phát triển của các mụn nước khác nhau theo từng giai đoạn.
- Khi phát ban có kèm theo sốt, đau nhức cơ thể, đau họng và chán ăn.
- Chỉ kết thúc khi các mụn nước đã đóng vảy
Ngoài ra còn có các bệnh ngứa ngoài da khi nhiễm trùng mới có biểu hiện ngứa như: bệnh sởi, nấm da, ghẻ, giun kim…
Ngứa ngoài da do mắc các bệnh lý cơ thể
Một số bệnh trong cơ thể cũng có thể gây ngứa ngoài da, chẳng hạn như:
Ngứa ngoài da do suy thận: Hệ thống miễn dịch, chức năng thận suy giảm gây ra biểu hiện ngứa ngoài da. Ngoài ra còn có biểu hiện phát ban đối xứng hai bên má. Các biểu hiện sẽ càng tồi tệ hơn khi phơi nắng.
Bệnh ngứa ngoài da do xơ gan: Chức năng gan suy giảm, công năng giải độc bị ngưng trệ, có thể gây ra các triệu chứng như:
- Ngứa ngoài da
- Tiêu chảy, chán ăn, giảm cân, chướng bụng
- Da dễ bị bầm tím và chảy máu
Ngoài 2 bệnh lý liên quan đến chức năng thải độc và giải độc kể trên, ngứa ngoài da còn liên quan đến các bệnh: Tắc nghẽn ống mật, suy và xơ gan, bệnh bạch cầu, bệnh tuyến giáp, bệnh ung thư hạch nguy hiểm.
Ngứa ngoài da do các yếu tố ngoại sinh
Ngoài nguyên nhân là các bệnh lý da liễu và cơ thể thường gặp, ngứa ngoài da còn có nguyên nhân từ các yếu tố ngoài môi trường như:
Ngứa ngoài da do tiếp xúc với chất kích ứng: Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa ngoài da thường gặp. Có thể do tiếp xúc với một số loại cây, muỗi đốt, tiếp xúc với len, nước hoa, hóa chất… thậm chí tiếp xúc với một số loại thực phẩm cũng có thể làm da bị kích ứng.

Khô da gây ngứa da: Da thường có vảy, ngứa và nứt. Biểu hiện bệnh tập trung ở chân, tay và bụng
Dị ứng thực phẩm: Các biểu hiện bệnh xuất hiện khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các chất có trong đồ ăn hoặc đồ uống. Thông thường sẽ có những biểu hiện như:
- Hắt hơi, ngứa mắt, sưng, phát ban, nổi mề đay, đau bụng, buồn nôn, khó thở
- Tùy vào từng người mà các triệu chứng có thể xảy ra sau vài phút hoặc vài giờ kể từ khi ăn thực phẩm gây dị ứng.
- Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm: sữa bò, trứng, đậu phộng, hải sản, lúa mì, đậu nành…
Bệnh ngứa ngoài da do côn trùng cắn: Côn trùng cắn, dị ứng côn trùng là nguyên nhân gây ngứa da thường gặp. Khi nguyên nhân gây ngứa da do côn trùng, người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện sau:
- Có dấu hiệu đỏ hoặc sưng tại chỗ bị cắn hoặc chích
- Có biểu hiệu ngứa và đau nhức tại vị trí bị cắn
- Cảm giác đau có thể lan vào trong cơ bắp.
- Có cảm giác nóng ở vết cắn hoặc vết chích.

Việc xác định nguyên nhân gây ngứa da cần có sự chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa. Chính vì vậy khi có các biểu hiện bệnh hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tiến hành tìm nguyên nhân và áp dụng các biện pháp chữa trị thật sự hiệu quả.
Chẩn đoán bệnh ngứa ngoài da
Bước chẩn đoán rất quan trọng giúp bác sĩ xác định được giai đoạn bệnh, từ đó chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Ban đầu bác sĩ sẽ có những câu hỏi như:

- Bạn đã mắc bệnh bao lâu rồi ?
- Bạn đã tiếp xúc với chất nào ?
- Bạn ngứa ở đâu nhiều nhất?
- Những loại thuốc mà bệnh đã dùng?
Bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhiều xét nghiệm khác khi để xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa. Bao gồm:
- Xét nghiệm máu
- Kiểm tra chức năng của tuyến giáp
- Xét nghiệm da
- Sinh thiết da
Cách chữa trị ngứa ngoài da nên áp dụng
Hiện nay với sự phát triển của y học thì việc điều trị bệnh đã không còn gặp quá nhiều khó khăn. Có rất nhiều hướng đi chữa trị khá hiệu quả các biểu hiện bệnh mà người bệnh có thể tham khảo, chẳng hạn như:
Chữa ngứa ngoài da tại nhà giảm ngứa tạm thời
Trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều cách chữa bệnh ngứa ngoài da bằng các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng khá tốt. Cách này cũng hạn chế được khả năng gặp phải tác dụng phụ. Bạn có thể tham khảo các cách như sau:
Cách 1: Dùng nha đam làm dịu da do ngứa
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm thấy trong nha đam có hoạt chất polysaccharides, glycoproteins có khả năng kháng viêm kháng khuẩn giúp hạn chế các triệu chứng ngứa và viêm nhiễm trên da.

Với nguyên liệu này, bạn chỉ cần lấy 1 ít gel nha đam bôi lên da bị ngứa mỗi ngày vài lần. Các triệu chứng sẽ giảm hẳn sau một thời gian.
Cách 2: Dùng lá trầu không giảm ngứa da
Lá trầu không cũng là nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm… chữa được nhiều bệnh, trong đó có bệnh ngứa ngoài da. Bạn có thể áp dụng cách làm như sau:
- Lấy 1 nắm lá trầu không rửa thật sạch rồi hãm với 1 lít nước sôi trong khoảng 10 phút cho tinh chất của lá tan ra trong nước.
- Dùng nước lá trầu không để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
- Áp dụng mỗi ngày vài lần sẽ thấy các triệu chứng giảm hẳn.
Bệnh ngứa ngoài da dùng thuốc gì hiệu quả?
Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc phù hợp, chẳng hạn như:

- Thuốc uống: thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh,… thông thường là diphenhydramin, hydroxyzin…
- Thuốc bôi: có khả năng kháng histamin làm giảm các triệu chứng bệnh, chẳng hạn như nytol, benadryl,…
- Thuốc có chứa corticoid giúp ức chế các triệu chứng dị ứng, nhưng việc sử dụng cần hết sức thận trọng. Vì dùng nhiều có thể gây teo da, tổn thương tuyến thượng thận.
Khi dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Trong quá trình điều trị cũng cần phải quan sát kỹ chuyển biến của cơ thể, nếu có chuyển biến xấu thì cần ngưng ngay việc dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ để có phương án chữa trị kịp thời.
Chữa ngứa ngoài da bằng thuốc Đông y hiệu quả từ gốc, ngăn tái phát
Các bài thuốc đông y cũng được đánh giá cao trong việc điều trị bệnh do sử dụng thảo dược tự nhiên. Không chỉ điều trị các triệu chứng bên ngoài mà còn tăng cường chức năng của gan thận, nhờ đó mà làm giảm bệnh và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

Bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Thuốc uống
- Chuẩn bị nguyên liệu: 30g thổ phục linh, 30g sinh thạch cao, 30g ý dĩ, 30g vỏ bí đao, 9g kinh giới, 9g thuyền thoái, 12g bạch tiêu bì, 12g phòng phong, 25g sinh địa hoàng, 6g cam thảo.
- Dùng tất cả nguyên liệu sắc chung với 750ml nước cho đến khi còn 250ml thì tắt bếp.
- Nước thuốc thu được dùng để uống hết trong ngày
Bài thuốc 2: Thuốc ngâm rửa
- Chuẩn bị nguyên liệu: 20g xà sàng tử, 20g bạch tiên bì, 20g thuyền thoái, 100g thương nhĩ tử, 100g bạch tật lê, 200g dạ giao đằng
- Dùng tất cả nguyên liệu nấu với 5 lít nước cho tinh chất tan ra trong nước.
- Đổ nước ra chậu rồi hòa với nước lạnh cho nguội bớt.
- Dùng để ngâm rửa vùng da mắc bệnh khoảng 30 phút.
- Mỗi ngày ngâm khoảng 2 lần, 1 thang thuốc có thể tận dụng trong 2 ngày
Tùy theo tình trạng bệnh mà thầy thuốc có thể gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp. Chính vì vậy người bệnh nên trực tiếp đến nhà thuốc để được bắt mạch, kê đơn. Điều này cũng hạn chế được tình trạng dùng phải các bài thuốc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc có thể làm cho bệnh càng ngày càng trầm trọng hơn.
Thanh bì Dưỡng can thang giải pháp hoàn chỉnh cho các bệnh ngứa ngoài da
Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền, nguyên tắc trị bệnh Đông y, nghiên cứu bài bản, Thanh bì Dưỡng can thang do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế trở thành giải pháp hoàn chỉnh cho các bệnh ngứa ngoài, da viêm da.
Bài thuốc kết hợp cùng lúc 3 chế phẩm: Uống trong, ngâm rửa và bôi ngoài mang lại hiệu quả toàn diện, điều trị từ căn nguyên gốc rễ. Đồng thời, Thanh bì Dưỡng can thang phát huy công dụng sát khuẩn, tăng cường dưỡng da, bảo vệ da, hết ngứa ngoài da, phục hồi da ngay sau 1 liệu trình, duy trì hiệu quả lâu dài.

Hiệu quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn trong cơ chế điều trị đến từ công thức thuốc hoàn chỉnh với sự góp mặt của hơn 30 vị thuốc Nam quý. Các vị thuốc này được xem là vị quân, vị chủ trong nhiều bài thuốc cổ truyền điều trị bệnh da liễu, giải độc, tăng cường chức năng gan thận.
Trung tâm Thuốc dân tộc sở hữu hàng chục ha dược liệu sạch. Dược liệu có dược tính cao được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP – WHO tại các địa phương có khí hậu, thổ phù hợp. Vì vậy, Thanh bì Dưỡng can thang có thành phần 100% thảo dược tự nhiên. Công nghệ bào chế khép kín, kết hợp truyền thống và hiện đại cho ra đời bài thuốc có chất lượng cao, an toàn tuyệt đối với người sử dụng.
Tính linh hoạt trong phép chữa cho phép bác sĩ có thể gia giảm vị thuốc phù hợp với tình trạng bệnh ngứa ngoài da gặp phải. Hiệu quả điều trị thực tế trên 95% người bệnh hết ngứa, không tái phát trong nhiều năm sau 2 – 3 tháng dùng thuốc. Đây là kết quả khả quan, góp phần khẳng định giá trị của YHCT.
>> Chi tiết bài thuốc Nam đặc trị các bệnh viêm da, ngứa ngoài da CLICK XEM NGAY.
Bệnh ngứa ngoài da nên kiêng gì và cách phòng tránh hiệu quả
Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp các biện pháp chăm sóc da, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp để hỗ trợ việc điều trị bệnh như:
- Hạn chế gãi có thể làm cho bệnh càng trầm trọng hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với tác nhân có thể gây dị ứng: xà phòng, chất tẩy rửa, nước hoa..
- Hạn chế tiếp xúc với các chất có thể gây ngứa da: bụi bẩn, lông thú vật, một số thực phẩm.
- Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm phù hợp cho da.
- Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách. Tránh sử dụng nước quá nóng có thể làm da mất đi lớp dưỡng ẩm tự nhiên.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế dùng đồ ăn cay nóng, hải sản, các thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Uống nước thường xuyên để duy trì lớp ẩm tự nhiên giúp bảo vệ da tốt hơn.
- Vệ sinh da thường xuyên, rửa tay đúng cách nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Tập thể dục thường xuyên để tinh thần thoải mái, tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó mà hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.
- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bất thường về sức khỏe và tiến hành điều trị bệnh sớm.

Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ bạn đã hiểu hơn về bệnh ngứa ngoài da. Bạn đừng quá lo lắng khi có các biểu hiện bệnh. Hãy liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để nhận những lời khuyên hữu ích, tư vấn và hỗ trợ trực tiếp từ phía các bác sĩ chuyên khoa.
Bạn có thể tham khảo thêm:
- Ngứa da đầu: Nguyên nhân và cách trị vĩnh biệt ngứa
- Hay bị ngứa da vào ban đêm – Cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe
- Viêm da dầu ở đầu: Phòng ngừa đúng cách bệnh không tái phát
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Cháu bị ngứa ngoài da dùng nhiều thuốc bôi mà k khỏi.bs có cách j hay giúp cháu đc k ak
Cháu cứ tắm xong rồi bị ngứa ngáy rất khó chịu liệu có giải pháp nào ko ạ