Dùng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa có khỏi không?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Sử dụng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa là bài thuốc dân gian đang được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng. Thế nhưng hiệu quả thật sự của mẹo chữa bệnh này đến nay vẫn là một ẩn số. Liệu cách chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa có khỏi không? Tham khảo bài viết dưới đây để có lời giải đáp thỏa đáng về vấn đề này.

Tổ bọ ngựa là gì?

Tổ bọ ngựa là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh của Đông y với tên gọi là tang phiêu phiêu. Dược liệu này có hình trứng, chiều dài khoảng 1 đốt ngón tay, bề mặt thô ráp, màu nâu vàng nhưng cũng có một số tổ màu nâu đen. Trong tổ chứa nhiều ngăn có trứng.

tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa
Tổ bọ ngựa được sử dụng làm thuốc trị viêm tai giữa trong y học cổ truyền với tên gọi là tang phiêu phiêu

Bọ ngựa có thể làm tổ ở nhiều nơi khác nhau nhưng những tổ ở trên thân cây dâu là có giá trị dược liệu tốt nhất và được lựa chọn để làm thuốc chữa bệnh viêm tai giữa. Thông thường, chỉ những tổ còn nguy trứng chưa nở mới được lựa chọn đem về sấy khô để làm chín trứng và bảo quản dược liệu được lâu dài.

Xem thêm: Dùng rau diếp cá chữa viêm tai giữa đơn giản tại nhà

Tác dụng chữa viêm tai giữa của tổ bọ ngựa

Theo Đông y, tổ bọ ngựa tính bình, vị ngọt, hơi mặn, có khả năng đi vào kinh Can và kinh Thận. Vị thuốc này có tác dụng bổ thận hư, cố tinh trùng, giảm đau, tiêu mủ. Chủ trị các chứng bệnh như đau lưng, đái dầm, thận dương hư, xuất huyết dạ dày, mộng tinh, hoạt tinh, viêm tai mủ và cả bệnh viêm tai giữa.

Như vậy, đối với bệnh viêm tai giữa, tổ bọ ngựa hoạt động như một vị thuốc giảm đau, tiêu mủ. Chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân thay với bệnh viện khám và dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ lại tự điều trị bệnh viêm tai giữa tại nhà bằng tang phiêu phiêu.

2 cách dùng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa

Trong dân gian còn lưu truyền 2 cách chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa như sau:

1. Chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa nguyên chất

– Chuẩn bị: Tổ bọ ngựa

cách chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa
Tổ bọ ngựa được mang về sấy khô, đốt cháy thành than rồi tán bột mịn sử dụng trị viêm tai giữa

– Cách sử dụng:

  • Tổ bọ ngựa đem nung tồn tính, tán nhỏ, bỏ vào hũ rồi đậy nắp kín lại. Để nơi khô ráo để bảo quản được lâu hơn.
  • Mỗi ngày 2 lần lấy một ít bột tổ bọ ngựa ra thổi trực tiếp vào bên lỗ tai bị bệnh
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày, sau khoảng 5 – 7 ngày các triệu chứng bệnh viêm tai giữa sẽ thuyên giảm.

Tham khảo thêm: Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua an toàn, lành tính 

2. Cách chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngứa kết hợp với xạ hương

Xạ hương là nguyên liệu có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn , diệt virus tự nhiên, không gây tác dụng phụ. Có thể kết hợp dược liệu này với tổ bọ ngựa để làm tăng công năng trị bệnh. Các thực hiện khá đơn giản như sau:

– Chuẩn bị:

  • Tổ bọ ngựa: 10g
  • Xạ hương: 0,5g

– Cách sử dụng thuốc:

  • Tổ bọ ngựa đem sấy khô, đốt tồn tính (tức nung cháy thành than), cho vào cối giã thành bột mịn.
  • Xạ hương cũng đem tán nhỏ
  • Cả hai nguyên liệu trên trộn lẫn với nhau cho đều
  • Khi dùng chỉ việc lấy một đầu tăm bông nhỏ chấm bột thuốc bôi vào bên tai cần điều trị. Khi thực hiện chú ý thao tác nhẹ nhàng, không chọc ngoái tăm bông sâu vào bên trong gây tổn thương tai nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa theo cách này 2 ngày một lần để làm giảm các triệu chứng bệnh tại nhà. 

Chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa có khỏi không?

Trong dân gian, tổ bọ ngựa được nhiều người ca tụng như thần dược và săn lùng về làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên đến nay hiệu quả của nó vẫn chỉ là lời đồn, chưa có nhân chứng xác nhận cụ thể. Người dân chủ yếu áp dụng theo công thức truyền miệng.

chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa có khỏi không
Dùng tổ bọ ngựa trị viêm tai giữa có thể tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe

Ngoài ra, các bác sĩ cũng cảnh báo, việc sử dụng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Khi được hình thành ngoài tự nhiên, tổ bọ ngựa có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng. Ngay cả khi trải qua quá trình sấy khô ở nhiệt độ cao và đốt cháy thành than cũng không thể đảm bảo các tác nhân gây bệnh đã bị tiêu diệt hết.

Chính vì vậy, việc thổi bột tổ bọ ngựa vào trong lỗ tai có thể tiếp tay cho vi trùng xâm nhập vào bên trong nhiều hơn gây bội nhiễm và làm tình trạng viêm tai giữa thêm trầm trọng. 

Tốt nhất, người bệnh nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng hay thầy thuốc Đông y trước khi thực hiện. Với kinh nghiệm của mình, các bác sĩ sẽ cho bạn biết liệu phương pháp này có an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh của bạn hay không.

Gợi ý: Hướng dẫn vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa đúng cách 

Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa

Ngoài việc được sự cho phép của bác sĩ trước khi áp dụng, trong quá trình dùng tổ bọ ngựa để chữa viêm tai giữa tại nhà bạn cũng cần lưu ý:

  • Sử dụng tổ bọ ngựa chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Hiện nay, hầu hết các nhà thuốc đông dược, cơ sở khám chữa bệnh đông y hay phòng chẩn trị y học cổ truyền đều có bán tổ bọ ngựa. Bạn có thể tìm đến những địa chỉ này mua về dùng nhưng hãy lựa chọn những cơ sở uy tín, có giấy phép hoạt động để đảm bảo an toàn.
  • Giữ cho lỗ tai luôn khô ráo, sạch sẽ. Tránh ở nơi nhiều bụi bặm. Không để nước chảy vào lỗ tai mỗi khi tắm hoặc khi rửa mặt sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình hồi phục của tổn thương.
  • Mỗi lần chỉ dùng một lượng bột nhỏ. Không thổi quá nhiều vào tai khiến lỗ tai bị ách tắc, khó dẫn lưu mủ ra ngoài.
  • Đừng quên rửa tai bằng nước muối sinh lý trước khi dùng tổ bọ ngựa. Động tác này có tác dụng loại bỏ bớt dịch mủ và bụi bẩn trong lỗ tai, tạo điều kiện để bột tổ bọ ngựa tiếp xúc được với tổn thương và phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Trong quá trình sử dụng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa nên thăm khám thường xuyên, nội soi tai để theo dõi diễn tiến bệnh, đánh giá được kết quả điều trị và kịp thời thay đổi phương pháp nếu cần thiết.
  • Không phải ai trị viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa cùng thấy hiệu quả. Vấn đề này còn phục thuộc vào cơ địa cũng như mức độ viêm của từng cá nhân. Nếu bạn bị viêm tai giữa nặng gây đau nhức, chảy mủ hoặc sau khi dùng tổ bọ ngựa mà bệnh vẫn tiến triển nặng hơn thì tốt nhất nên nhanh chóng tới bệnh viện nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ.

Bạn nên tìm hiểu thêm:

Ngày đăng 14:20 - 12/12/2023 - Cập nhật lúc: 14:20 - 12/12/2023
Chia sẻ:
Bệnh viêm tai – Phân biệt các dạng viêm tai thường gặp
Bệnh viêm tai là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Viêm tai thường có thể…
Khi nhai có tiếng kêu trong tai là bị gì?
Khi nhai có tiếng kêu trong tai, người bệnh đừng nên coi thường. Bởi đây có thể là dấu hiệu…
Viêm tai ngoài – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lỗ mở ở bên ngoài ống tai. Loại nhiễm trùng này thường…
Viêm tai xương chũm là gì? Dấu hiệu và cách điều trị cần biết
Viêm tai xương chũm là bệnh lý khá phổ biến ở người lớn và trẻ em. Bệnh hình thành là…
Đau tai phải khi nuốt nước bọt là bị gì? Làm sao hết?

Đau tai phải khi nuốt nước bọt là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa, viêm họng và…

Hướng dẫn chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ đúng cách hiệu quả

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ là phương pháp được khá nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, nếu áp…

Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ em và cách điều trị

Tai sưng nóng, đau rát, giảm khả năng nghe, sưng hạch ở cổ,... là các triệu chứng phổ biến của…

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa

Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa cần được người bệnh quan tâm. Vì khi kết hợp việc…

Nổi mụn nước ở vành tai – Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mụn nước ở vành tai có thể dấu hiệu của các bệnh da liễu như chàm, vệ sinh da…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua