Viêm tai ngoài – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lỗ mở ở bên ngoài ống tai. Loại nhiễm trùng này thường xuất hiện ở những người hay để tai tiếp xúc với độ ẩm, nhất là thanh thiếu niên dành nhiều thời gian để bơi lội.

viêm tai ngoài là gì
So với viêm tai giữa thì viêm tai ngoài ít phổ biến và nghiêm trọng hơn

Viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài thường là kết quả của việc nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nhiễm nấm. Tuy nhiên đôi khi viêm tai ngoài cũng được cho là có liên quan đến tình trạng dị ứng hoặc các chất kích ứng khác.

Có 3 loại viêm tai ngoài phổ biến. Các loại này được chẩn đoán dựa theo thời gian và điều kiện xảy ra viêm tai.

  • Viêm tai ngoài cấp tính: Kéo dài dưới 3 tháng, mặc dù thời gian phổ biến nhất là khoảng 1 tuần.
  • Viêm tai ngoài tái phát: Gây ra các triệu chứng viêm tai cấp tính và lập đi lập lại. Mỗi lần tái phát kéo dài dưới 3 tháng.
  • Viêm tai ngoài mạn tính: Thường được chẩn đoán khi tình trạng viêm tai ngoài kéo dài hơn 3 tháng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể kéo dài đến 1 năm.  

Gợi ý: Viêm tai trong: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết 

Dấu hiệu viêm tai ngoài
Bệnh có thể khiến người bệnh bị ù tai, ngứa hoặc có cảm giác bị kích thích ở tai

Các dấu hiệu nhận biết của viêm tai ngoài cũng tương tự như các bệnh viêm tai khác. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Đau tai nhẹ hoặc nghiêm trọng
  • Một phần thính giác có thể bị ảnh hưởng
  • Có cảm giác đầy hoặc có áp lực trong tai
  • Ù tai hoặc nghe thấy tiếng trống trong tai
  • Ngứa hoặc xung quanh tai bị kích thích
  • Chảy nước, mủ, dịch từ tai và có thể có mùi hôi
  • Các tuyến ở cổ có thể sưng
  • Da xung quanh tai xuất hiện vảy hoặc bị bong tróc.
  • Sốt mặc dù trường hợp này thường không phổ biến.

Thông thường viêm tai ngoài chỉ ảnh hưởng đến một bên tai. Tuy nhiên có một số trường hợp, cả hai tai đều có thể bị ảnh hưởng. Thời gian phát bệnh có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của từng cá nhân.

Nếu bạn gặp các dấu hiệu viêm tai ngoài, hãy đến bệnh viện hoặc bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: Bé bị viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không? Cách điều trị 

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài thường được gây ra bởi nhiễm trùng hoặc một số tình trạng viêm da và dị ứng khác. Ngoài ra, một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ viêm tai ngoài của một người. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Bơi lội, đặc biệt là ở vùng nước không hợp vệ sinh.
  • Thời tiết ấm áp khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi. Môi trường ẩm ướt là điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển.
  • Tai bị tổn thương do gãi quá nhiều hoặc sử dụng tăm bông, tai nghe không đúng cách.
  • Tình trạng viêm da, dị ứng, viêm da tiết bã, mụn trứng cá, chàm hoặc vẩy nến,…
  • Ráy tai quá nhiều rất dễ gây nhiễm trùng và thu hút vi khuẩn có hại gây bệnh.
  • Viêm tai giữa có thể tạo ra chất dịch thừa. Dịch này kẹt trong ống tai gây ra viêm tai ngoài.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu chẳng hạn như tiểu đường hoặc HIV và các bệnh tự miễn khác đều rất dễ mắc bệnh viêm tai ngoài.

Chẩn đoán viêm tai ngoài

chẩn đoán viêm tai ngoài
Bác sĩ có thể dựa vào tình trạng bên ngoài hoặc các dấu hiệu để chẩn đoán viêm tai ngoài

Việc chẩn đoán viêm tai ngoài thường dựa trên các triệu chứng hiện tại và việc quan sát thực tế ống tai. Bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi có gắn đèn chuyên dụng để quan sát bên trong ống tai và màng nhĩ.

Kỹ thuật đo áp suất không khí trong ống tai và màng nhĩ cũng được sử dụng để chẩn đoán viêm tai ngoài. Kỹ thuật này có thể kiểm tra tình trạng và khả năng vận động bên trong ống tai.

Trong một số trường hợp, các xét nghiệm có thể được thực hiện để kiểm tra dịch tiết của tai để xác định loại vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm trùng.

Cách điều trị viêm tai ngoài

Việc điều trị viêm tai ngoài cần dựa vào triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Điều trị thường nhầm vào mục đích giảm đau, viêm và ngăn ngừa tình trạng tái phát. Tuy nhiên, quá trình chính xác để điều trị bệnh cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng cũng như loại viêm tai là cấp tính, mạn tính hay tái phát tự nhiên.

1. Giảm đau

Nếu các trường hợp viêm tai ngoài nhẹ bác sĩ có thể đề nghị việc tự chăm sóc tại nhà với các toa thuốc cụ thể.

Toa thuốc có thể bao gồm thuốc nhỏ tai hoặc thuốc xịt không kê đơn và thuốc giảm đau kháng viêm như Paracetamol hoặc Ibuprofen.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đặt một chiếc khăn ấm vào tai bị tổn thương để giảm đau mà không cần dùng thuốc.

2. Sử dụng thuốc nhỏ tai

Có nhiều loại thuốc nhỏ tai được chỉ định để điều trị viêm tai ngoài. Một số loại thuốc không cần kê đơn, tuy nhiên thuốc có chứa kháng sinh và Steroid thì cần được bác sĩ kê đơn.

điều trị viêm tai ngoài
Sử dụng thuốc điều trị viêm tai theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc kháng sinh có thể chống lại nhiễm trùng trong khi thuốc nhỏ Steroid được bào chế để kiểm soát tình trạng viêm. Nhưng các loại thuốc này cần có liều dùng và thời gian sử dụng cụ thể. Dùng thuốc dài hạn hoặc quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Thông thường thuốc nhỏ tai sẽ mất một tuần để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không biến mất hoặc thuyên giảm sau đó, hãy liên hệ với bác sĩ.

Đọc thêm: Hướng dẫn vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa đúng cách 

3. Thuốc kháng sinh đường uống

Thuốc kháng sinh đường uống chỉ được kê đơn cho các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hoặc nguy cơ nhiễm trùng có thể lan ra ngoài ống tai. Trong trường hợp này, thuốc nhỏ tai có thể không có tác dụng điều trị.

Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh theo đường uống hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

Biến chứng của bệnh viêm tai ngoài

biến chứng viêm tai ngoài
Bệnh viêm tai ngoài có thể làm thu hẹp ống tai và khiến người bệnh bị khiếm thính

Viêm tai ngoài thường là một tình trạng không nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu biến chứng xảy ra nó có thể bao gồm:

  • Áp xe: Trong một số trường hợp áp xe có thể hình thành gây đau và lây lan sang các bộ phận khác. Áp xe có thể tự khỏi hoặc người bệnh cần đến bệnh viện để hút mủ ra bên ngoài.
  • Thu hẹp ống tai: Viêm tai ngoài có thể làm cho da dày, khô tích tụ trong ống tai dẫn đến hẹp ống tai. Nếu điều này xảy ra, người bệnh có thể bị bị mất thính giác tạm thời. Trong một số trường hợp rất hiếm, người bệnh có thể bị điếc.
  • Viêm màng nhĩ hoặc thủng màng nhĩ: Điều này thường xảy ra đối với tình trạng viêm tai ngoài mạn tính. Nhiễm trùng có thể lan đến màng nhĩ khiến dịch tích tụ trong tai gây vỡ hoặc thủng màng nhĩ.
  • Viêm mô tế bào: Viêm tai ngoài có thể khiến mô da bị tổn thương. Vi khuẩn từ bề mặt da có thể di chuyển sâu vào lớp biểu bì da gây đỏ da, đau hoặc mềm ở vùng da bị ảnh hưởng. Đôi khi người bệnh có thể bị buồn nôn, rùng mình hoặc ớn lạnh.
  • Viêm tai ngoài ác tính: Đây là một biến chứng khá nghiêm trọng nhưng rất ít khi gặp phải. Những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc trải qua hóa trị có nguy cơ cao nhất. Các triệu chứng bao gồm đau đầu, đau tai nặng hoặc liệt dây thần kinh ở mặt. Viêm tai ngoài ác tính cần được điều trị ngay lập tức để tránh biến chứng thậm chí là tử vong.

Phòng ngừa viêm tai ngoài

Phòng ngừa viêm tai ngoài bằng một số biện pháp sau:

  • Không cố gắng làm sạch sâu bên trong ống tai. Tai có cơ chế tự làm sạch do đó không cố gắng ngoáy hoặc chọc sâu vào trong ống tai.
  • Giữ cho tai luôn khô ráo, đặc biệt là sau khi tắm hoặc bơi.
  • Bơi ở vùng nước sạch. Cân nhắc việc sử dụng nút tai khi bơi.
  • Sử dụng thuốc nhỏ tai phòng ngừa có sẵn tại các hiệu thuốc.

So với viêm tai giữa thì viêm tai ngoài thường hiếm gặp hơn. Tuy nhiên, bệnh có thể làm bạn ngứa ngáy và gây ra một số biến chứng. Do đó, điều quan trọng là điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 09:09 - 12/12/2023 - Cập nhật lúc: 09:47 - 12/12/2023
Chia sẻ:
Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa – Hướng dẫn A-Z

Trẻ bị viêm tai giữa cần được chăm sóc đúng cách để mau phục hồi sức khỏe. Thế nhưng không…

Bệnh viêm tai giữa ở người lớn và các phương pháp điều trị

Viêm tai giữa ở người lớn thường không phổ biến và có mức độ nhẹ hơn so với trẻ em.…

Dùng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa có khỏi không?

Sử dụng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa là bài thuốc dân gian đang được nhiều người rỉ tai…

Bị viêm tai giữa nên uống thuốc gì?

Bị viêm tai giữa nên uống thuốc gì? Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây tổn thương màng…

Đau tai khi nhai và các bệnh lý có thể liên quan

Đau tai khi nhai có thể liên quan đến một số bệnh lý như viêm tuyến nước bọt mang tai,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua