Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ em và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Tai sưng nóng, đau rát, giảm khả năng nghe, sưng hạch ở cổ,… là các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em. Các triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột nhưng có xu hướng thuyên giảm sau 7 – 14 ngày nếu trẻ được điều trị và chăm sóc đúng cách.

viêm tai giữa cấp ở trẻ em
Viêm tai giữa cấp là bệnh lý phổ biến xảy ra ở trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em?

Viêm tai giữa cấp thường xảy ra ở trẻ em vì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và chưa phát triển hoàn chỉnh. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở tai giữa.

Các triệu chứng do viêm tai giữa cấp thường xảy ra đột ngột, có mức độ nặng nề và kéo dài trong khoảng 2 – 3 tuần. Tuy nhiên trong giai đoạn cấp tính, bệnh có thể dễ dàng được điều trị bằng các phương pháp nội khoa.

Trong trường hợp không can thiệp điều trị, hiện tượng nhiễm trùng có thể chuyển sang giai đoạn bán cấp và mãn tính, gây ra nhiều bất lợi và khó khăn trong quá trình chữa trị về sau.

Nguyên nhân gây khiến trẻ bị viêm tai giữa cấp

Tình trạng nhiễm trùng tai giữa cấp ở trẻ thường khởi phát do ống Eustachian bị sưng viêm và tắc nghẽn. Hiện tượng này có thể khiến chất lỏng trong tai giữa bị ứ đọng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

viêm tai giữa cấp ở trẻ em
Thói quen cho trẻ nằm khi bú bình là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa cấp

Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em, bao gồm:

  • Thói quen nằm khi bú bình
  • Hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài
  • Viêm xoang do nhiễm trùng
  • Trẻ bị cảm cúm và cảm lạnh
  • Dị ứng
  • Viêm VA hoặc phì đại VA

Ngoài ra bệnh viêm tai giữa cấp còn có xu hướng khởi phát ở những đối tượng sau:

  • Trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi
  • Trẻ sinh sống trong môi trường ô nhiễm và khí hậu lạnh
  • Thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Có cấu trúc ống tai bất thường

Triệu chứng nhận biết viêm tai giữa cấp ở trẻ

Tình trạng viêm ở ống tai giữa có thể gây ra các triệu chứng sau đây:

  • Đau tai
  • Trẻ có dấu hiệu sốt và quấy khóc
  • Chán ăn và bỏ bú
  • Có thể sưng hạch ở cổ
  • Tai chảy mủ và dịch
  • Trẻ mệt mỏi, ít vận động và dễ cáu gắt
  • Mất ngủ
  • Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa
  • Một số trẻ có thể bị tiêu chảy
  • Đi kèm với tình trạng đau họng, chảy nước mũi,…

Triệu chứng của viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ thường xảy ra đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Tuy nhiên mức độ của các triệu chứng còn phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và hệ miễn dịch của từng trẻ.

Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa cấp là bệnh lý về tai mũi họng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có xu hướng xảy ra đột ngột với mức độ nặng nề, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Hơn nữa tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa có thể chuyển biến sang giai đoạn bán cấp và mãn tính. Ở một số trường hợp không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị giảm hoặc mất thính lực vĩnh viễn.

triệu chứng viêm tai giữa cấp
Các triệu chứng của viêm tai giữa cấp có thể khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn và chậm phát triển

Bên cạnh đó viêm tai giữa ở trẻ còn có thể gây ra một số biến chứng khác như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA, viêm thanh quản và phế quản. Ngoài ra những trẻ bị nhiễm trùng tai giữa kéo dài còn chậm phát triển về khả năng ngôn ngữ và tư duy.

Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ

Các triệu chứng của viêm tai giữa cấp có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý về tai khác. Vì vậy trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán sau:

triệu chứng viêm tai giữa cấp
Cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám trước khi tiến hành các biện pháp điều trị viêm tai giữa
  • Sử dụng máy soi tai: Máy soi tai được sử dụng để quan sát ống tai của trẻ nhằm phát hiện các biểu hiện thực thể như niêm mạc sưng viêm, đỏ, có kèm máu hoặc mủ. Bên cạnh đó máy soi tai còn giúp bác sĩ xác định trẻ có bị thủng màng nhĩ hay không.
  • Đo nhĩ lưỡng: Thủ thuật này giúp đo áp suất không khí trong tai và đo chuyển động của màng nhĩ. Đo nhĩ lượng có thể xác định được khả năng nghe và tổn thương ở màng nhĩ.
  • Kiểm tra phản xạ nghe: Để xác định thính lực của trẻ, bác sĩ sẽ thực hiện bài kiểm tra phản xạ nghe.

Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm khác nếu chưa đủ dữ liệu để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Các biện pháp điều trị viêm tai giữa cấp tính ở trẻ nhỏ

Viêm tai giữa cấp có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc và chăm sóc tại nhà. Nếu tích cực trong quá trình điều trị, bệnh lý ở trẻ thường có đáp ứng tốt và thuyên giảm sau một thời gian ngắn.

1. Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc được chỉ định đối với trường hợp viêm tai giữa cấp tính bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng. Sử dụng song song hai nhóm thuốc này có thể giảm cơn đau, hạ sốt, cải thiện tình trạng mệt mỏi,… và ức chế hiện tượng nhiễm trùng ở tai giữa.

điều trị viêm tai giữa cấp
Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh, hạ sốt, giảm đau,… trong quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa cấp

Các loại thuốc thường được sử dụng trong quá trình điều trị nhiễm trùng tai giữa cấp ở trẻ, bao gồm:

  • Thuốc hạ sốt và giảm đau nhẹ (Paracetamol): Loại thuốc này có tác dụng giảm thân nhiệt và cải thiện các triệu chứng như đau đầu, đau cổ, đau họng, đau tai,…
  • Thuốc chống viêm (Ibuprofen): Loại thuốc này có tác dụng hạ sốt yếu nên hiếm khi được sử dụng với mục đích này. Tuy nhiên thuốc chống viêm có tác dụng giảm các cơn đau không có đáp ứng với Paracetamol. 
  • Thuốc kháng sinh (Azithromycin, Amoxicillin, Augementin,…): Kháng sinh là thuốc điều trị đặc hiệu đối với nhiễm trùng tai giữa. Thuốc có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn gây bệnh. Khi sử dụng kháng sinh, nên cho trẻ uống theo tần suất và thời gian được bác sĩ quy định để tránh tình trạng tăng chủng vi khuẩn kháng thuốc.
  • Thuốc nhỏ tai chứa hydrocortisone: Trong trường hợp trẻ có hiện chảy mủ hoặc dịch ở tai, bạn có thể dùng thuốc nhỏ tai chứa hydrocortisone để cải thiện tình trạng phù nề và viêm ở ống tai giữa.
  • Vệ sinh tai với nước muối sinh lý: Trong thời gian điều trị, bạn nên phối hợp với thói quen vệ sinh tai cho trẻ. Thói quen này không chỉ hỗ trợ loại bỏ mủ, dịch ứ đọng bên trong mà còn làm giảm hiện tượng sưng nóng ở niêm mạc tai giữa.

Phần lớn các trường hợp trẻ bị viêm tai giữa cấp đều có đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể kháng lại thuốc kháng sinh.

Vì vậy bạn nên thông báo với bác sĩ để được thay thế thuốc nếu trẻ có các biểu hiện sau:

  • Triệu chứng sốt không thuyên giảm sau 3 ngày dùng kháng sinh.
  • Có dấu hiệu dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin.

2. Phẫu thuật trị viêm tai cấp tính

Trong trường hợp viêm tai cấp tái phát nhiều lần và không có khả năng đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp phẫu thuật.

  • Đặt ống thông khí màng nhĩ: Trong trường hợp bất thường ở cấu trúc ống Eustachian khiến nhiễm trùng tai tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể đặt ống thông khí nhằm dẫn lưu dịch từ tai giữa ra bên ngoài.
  • Nạo VA: Trong trường hợp viêm tai giữa cấp là hệ quả do phì đại hoặc viêm VA mãn tính, nạo VA có thể được thực hiện nhằm dự phòng tình trạng tái phát.

3. Chế độ chăm sóc

Bên cạnh việc sử dụng thuốc cho trẻ, bạn cần thực hiện chế độ chăm sóc khoa học trong suốt thời gian điều trị. Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh tình ở trẻ thường có chuyển biến tốt và thuyên giảm sau một thời gian ngắn.

điều trị viêm tai giữa cấp
Nên cho trẻ uống nước ép để bù chất lỏng và cung cấp vitamin nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Các biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cấp:

  • Nên kết hợp việc dùng thuốc hạ sốt với biện pháp chườm khăn ở trán, cổ và nách để làm giảm thân nhiệt cho trẻ.
  • Bổ sung nước, sữa và nước ép trái cây nhằm cung cấp chất lỏng, cân bằng điện giải và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Cho trẻ bổ sung các món ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng và giàu dinh dưỡng như cháo thịt, súp gà, canh củ quả,…
  • Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi tại giường trong ít nhất 2 – 3 ngày. Vận động trong thời gian bệnh mới khởi phát có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm tai giữa cấp tính có xu hướng tái phát khi có điều kiện thích hợp. Tình trạng tái phát nhiều lần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thính lực của trẻ.

điều trị viêm tai giữa cấp
Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên

Vì vậy sau khi điều trị bệnh cho trẻ, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên – đặc biệt là trước và sau khi ăn.
  • Nên cho trẻ ngồi khi bú bình.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và các tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi, nấm, lông chó mèo,…
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Tích cực điều trị các bệnh lý tai mũi họng (viêm amidan, viêm họng, viêm xoang, viêm VA,…) cho trẻ.
  • Có thể tiêm vaccine phòng ngừa các virus gây nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ.
  • Hạn chế đưa trẻ đến các nơi công cộng khi đang có dịch bệnh.
  • Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ vận động thường xuyên và bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng.
  • Tránh không để trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

Bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em có thể được điều trị dứt điểm sau 7 – 15 ngày và hầu như không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng phát hiện muộn và điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh tình chuyển biến nặng nề và buộc trẻ phải can thiệp các thủ thuật ngoại khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:40 - 11/07/2022 - Cập nhật lúc: 16:15 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Khi nhai có tiếng kêu trong tai là bị gì?

Khi nhai có tiếng kêu trong tai, người bệnh đừng nên coi thường. Bởi đây có thể là dấu hiệu…

Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà

Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá được rất nhiều người bệnh áp dụng. Đây là phương pháp…

Đặt ống khí viêm tai giữa khi nào? Quy trình & chi phí

Đặt ống khí viêm tai giữa được chỉ định với trường hợp tắc vòi nhĩ do u vòm họng, viêm…

Cách chữa viêm tai giữa tại nhà – Hướng dẫn chi tiết A-Z

Trong một số trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng cách chữa viêm tai giữa tại…

Dùng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa có khỏi không?

Sử dụng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa là bài thuốc dân gian đang được nhiều người rỉ tai…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua