Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong như thế nào là đúng cách

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Chữa viêm tai giữa bằng sáp mật ong là một trong những biện pháp được nhiều người áp dụng. Thế nhưng nếu không được sử dụng đúng cách có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh.

Công dụng chữa viêm tai giữa của sáp ong

Công dụng chữa viêm tai giữa của sáp ong
Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng

Trong sáp ong có chứa các thành phần như: Bioflavonoids, acid phenethyl ester, caffeine, pro-vitamin A, B1, B2, D, E và nhiều khoáng chất khác.

Theo y học hiện đại, sáp ong giàu các axit béo, este, caffeine… Theo Đông y, sáp ong có công dụng bổ ích trung khí, tăng cường chức năng ngũ tạng, trị những tổn thương do kim loại gây nên. 

Theo dân gian, sáp ong có tính kháng khuẩn, có khả năng kháng sinh, chống sưng viêm và làm ẩm tốt. Được sử dụng chữa bệnh rộng rãi nhất là viêm tai giữa và viêm họng. 

Xem thêm: Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ hiệu quả an toàn

Cách dùng sáp ong chữa viêm tai giữa

Cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong
Cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong

Chính vì có chứa các thành phần kháng khuẩn, làm giảm sưng viêm nên sáp ong được sử dụng nhiều trong việc điều trị viêm tai giữa. 

Nguyên liệu:

  • 1 cuộn giấy nhỏ, 1 miếng sáp ong.

Cách thực hiện:

  • Lấy sáp ong vắt ráo, bỏ phần mật lấy phần sáp ong, đem đun nóng cho sáp tan ra (không cần thêm nước để đun).
  • Dùng phần sáp ong đã tan ra phết lên tờ giấy đã chuẩn bị, làm nhanh khi còn nóng, để nguội sáp sẽ bị cứng lại.
  • Cuốn giấy thành hình nón, chừa 1 lỗ nhỏ để kê vào tai, cho bệnh nhân nằm nghiêng, hướng phần tai bị viêm lên trên.
  • Đốt phần đầu của giấy để tạo luồng khói như điếu thuốc (không để bùng thành lửa) và xông hơi tai. 
  • Thực hiện liên tục trong 10 ngày.

Lưu ý: Không được làm rơi sáp ong vào ống tai, để tránh tàn giấy rơi trên mặt, nên che mặt khi áp dụng phương pháp này.

Đọc thêm: Chữa Viêm Tai Giữa bằng Xông Hương Thảo Dược có hiệu quả không? 

Những lưu ý chữa viêm tai giữa bằng sáp ong

  • Hiệu quả phụ thuộc vào cách thực hiện và cơ địa của từng người. 
  • Nếu trong vòng một tuần mà không thấy hiệu quả thì nên điều trị bằng các phương pháp đặc hiệu.
  • Nhanh chóng đến bệnh viện nếu thấy các dấu hiệu bất thường hay biến chứng nguy hiểm.
  • Chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh mới khởi phát. Không áp dụng cho trường hợp bệnh nặng vì có thể khiến bệnh diễn tiến nhanh và nghiêm trọng hơn. 

Gợi ý: Rau diếp cá chữa viêm tai giữa đơn giản an toàn tại nhà

Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong có thật sự hiệu quả?

Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong có thật sự hiệu quả?
Các chuyên gia khuyến cáo không nên tự ý áp dụng phương pháp này

Mặc dù chữa viêm tai giữa bằng các phương pháp dân gian ít đem lại tác dụng phụ, nhưng các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên áp dụng biện pháp này. 

  • Thứ nhất, việc dùng sáp ong thổi vào tai dễ làm mất đường dẫn lưu mủ, khiến mủ trong tai bị ứ đọng, không thoát ra ngoài được. 
  • Thứ hai, sáp ong không có khả năng diệt khuẩn hay điều trị nguyên nhân gây bệnh mà chỉ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
  • Thứ ba, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh việc chữa viêm tai giữa bằng sáp ong là hiệu quả. 

Tóm lại, nếu có các dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa thì không nên áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong mà tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám để được tư vấn và được điều trị kịp thời. Tai là vùng cực kỳ nhạy cảm, vì thế đừng dại dột mà áp dụng các biện pháp chưa được xác minh rõ ràng.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:00 - 11/12/2023 - Cập nhật lúc: 13:54 - 11/12/2023
Chia sẻ:
Vành tai bị ngứa chảy nước vàng – Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm mô tế bào, chàm tai, viêm sụn vành tai và viêm tai ngoài là những bệnh lý có liên…

Dùng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa có khỏi không?

Sử dụng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa là bài thuốc dân gian đang được nhiều người rỉ tai…

Bệnh viêm tai giữa ở người lớn và các phương pháp điều trị

Viêm tai giữa ở người lớn thường không phổ biến và có mức độ nhẹ hơn so với trẻ em.…

Đau tai khi nhai và các bệnh lý có thể liên quan

Đau tai khi nhai có thể liên quan đến một số bệnh lý như viêm tuyến nước bọt mang tai,…

Viêm tai giữa ứ dịch phải làm sao?

Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng nhiễm trùng tai giữa đi kèm với triệu chứng ứ dịch sau…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua