Bài thuốc chữa táo bón bằng thảo dược tự nhiên an toàn không tái phát

10+ cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian hiệu quả nhất

5+ sản phẩm trị táo bón cho trẻ hiệu quả nhanh, an toàn

Sau sinh mổ táo bón, không đi đại tiện được cần làm gì?

Bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối – Cẩn trọng khi điều trị

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu: Cách trị & điều cần biết

Táo bón theo đông y và các bài thuốc điều trị

Men tiêu hóa Enterogermina trị táo bón được không?

Bé bị táo bón không đi ngoài được phải làm sao?

Bị táo bón sau sinh có nên dùng thuốc thụt hậu môn?

Cách dùng mận chữa táo bón (nước mận và mận khô)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần – Khoa Nội tiếtPhó Giám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Hàm lượng sorbitol dồi dào trong quả mận có tác dụng nhuận tràng, tăng số lượng chất lỏng bên trong ruột và hỗ trợ làm mềm phân. Do đó ngoài tác dụng bổ sung vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, mận còn được tận dụng để chữa táo bón và các chứng bệnh ở đường tiêu hóa.

nước mận chữa táo bón
Cách dùng mận chữa táo bón (nước mận và mận khô)

Nước mận và mận khô chữa táo bón có hiệu quả không?

Mận là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon và giàu vi chất dinh dưỡng. Tuy nhiên ngoài tác dụng cung cấp năng lượng và vitamin cho cơ thể, mận còn có khả năng điều trị chứng táo bón ở cả người lớn và trẻ em.

Trong mận chứa hàm lượng lớn sorbitol – có tác dụng tăng lượng chất lỏng bên trong đường ruột, hỗ trợ chứng táo bón và rối loạn khó tiêu.

Ngoài ra, mận còn chứa hàm lượng polyphenol dồi dào (chất chống oxy hóa). Các thành phần này có tác dụng kích thích hoạt động tiêu hóa của dạ dày và thúc đẩy nhu động ruột. Vì vậy sử dụng mận còn có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, ợ hơi,…

Dùng mận khô và nước mận trị táo bón là cách chữa đơn giản và khá an toàn. Tuy nhiên cách chữa này có tác dụng chậm nên chỉ thích hợp với trường hợp táo bón nhẹ và chưa gây ra biến chứng (nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, áp xe,…).

Trong trường hợp táo bón kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ xác định nguyên nhân và chỉ định loại thuốc điều trị tương ứng. Việc áp dụng cách biện pháp chữa tại nhà cho những trường hợp này thường không đạt được cải thiện lâm sàng như mong đợi.

Dùng nước mận và mận khô chữa táo bón như thế nào cho đúng?

1. Sử dụng nước mận trị táo bón tại nhà

Cách trị táo bón với nước mận thích hợp với trẻ nhỏ vì ngoài các thành phần có lợi, nước mận còn bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Áp dụng mẹo chữa này trong 3 – 5 ngày liên tục có thể giảm chứng táo bón và đầy hơi ở trẻ.

Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất bên trong mận còn có tác dụng thúc đẩy hoạt động của đường ruột và giúp cơ quan này dễ dàng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.

mận khô chữa táo bón
Nước mận không chỉ làm giảm táo bón mà còn bổ sung chất lỏng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 300g mận chín và 200g đường cát
  • Rửa sạch mận, cắt làm đôi và bỏ hạt
  • Xếp mận vào bình thủy tinh và cho đường lên trên
  • Ngâm trong khoảng 2 – 3 ngày và đem bảo quản trong tủ lạnh
  • Khi dùng, nên hòa tan 4 – 5 thìa nước mận với 1 ít nước sôi để nguội

Nên uống nước mận sau khi ăn để thúc đẩy hoạt động của cơ quan tiêu hóa và hạn chế các triệu chứng rối loạn khó tiêu như đầy bụng, buồn nôn, chướng bụng, ợ hơi,…

2. Tận dụng mận khô chữa táo bón

Ngoài cách chữa trên, bạn cũng có thể dùng mận khô để chữa táo bón. Mận khô chứa nhiều vitamin, sorbitol, khoáng chất,… có khả năng kích thích tiêu hóa, hạn chế tình trạng ứ trệ thức ăn và tăng cường cơ chuyển động của ruột già.

mận khô trị táo bón
Mận khô có khả năng kích thích tiêu hóa, hạn chế tình trạng ứ trệ thức ăn và giảm táo bón

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 500g mận tươi và 200g mật ong
  • Đem rửa sạch mận và khía đều quanh thân quả mận
  • Đem phơi khô trong 3 – 5 ngày
  • Sau đó dùng mận tẩm mật ong và đem sấy trong 30 phút
  • Bảo quản mận trong lọ kín

Mỗi ngày nên ăn từ 2 – 3 quả mận khô hoặc có thể hãm mận khô với nước sôi uống như trà. Khi chế biến mận khô, nên dùng mật ong thay cho đường. Mật ong không chỉ có vị ngọt thanh mà còn đem lại tác dụng tốt cho dạ dày và đường ruột.

3. Bổ sung mận vào chế độ dinh dưỡng

Nếu không có nhiều thời gian để chế biến mận khô hoặc nước mận, bạn cũng có thể bổ sung mận tươi vào chế độ ăn hàng ngày. Với hàm lượng nước, vitamin và chất xơ dồi dào, mận tươi có thể thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và hỗ trợ làm giảm chứng táo bón, khó tiêu,…

mận khô trị táo bón
Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung mận tươi vào chế độ dinh dưỡng để giảm chứng táo bón, đầy bụng, khó tiêu,…

Tuy nhiên mận là loại quả có tính nóng, có thể gây đỏ da và nổi mụn nhọt nếu ăn quá nhiều. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khoảng 5 – 7 quả mận mỗi ngày.

Những lưu ý khi dùng mận chữa táo bón

Biện pháp chữa táo bón bằng mận có cách thực hiện đơn giản, độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng – kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên cách chữa này có tác dụng chậm nên chỉ thích hợp với những trường hợp táo bón nhẹ.

nước mận trị táo bón
Cần phối hợp cách trị táo bón bằng mật với thói quen uống đủ nước và ăn nhiều chất xơ

Ngoài ra khi dùng mận chữa táo bón, bạn cần lưu ý một thông tin sau:

  • Mận có tính nóng, vì vậy không nên dùng với liều lượng quá lớn. Với trẻ nhỏ, nên cân chỉnh liều cho phù hợp với độ tuổi và cân nặng.
  • Mận tươi chứa một lượng acid nhất định, vì vậy nên tránh ăn khi bụng đói.
  • Cách chữa táo bón bằng thảo dược tự nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vì vậy bạn nên phối hợp với chế độ ăn khoa học và thay đổi một số thói quen sinh hoạt, đại tiện không lành mạnh.
  • Mẹo chữa táo bón bằng mận chỉ đem lại cải thiện rõ rệt khi áp dụng đều đặn trong ít nhất 3 – 5 ngày.
  • Ngoài ra bạn nên uống đủ 2 lít nước/ ngày để duy trì chất lỏng trong đường ruột và hạn chế tình trạng đau rát hậu môn khi đi tiêu.
  • Trong thời gian điều trị, nên tránh tiêu thụ các thực phẩm và đồ uống có khả năng gây mất nước và táo bón như cà phê, rượu bia, thực phẩm giàu đạm, đồ hộp, bánh kẹo, nước ngọt có gas,…

Bài viết đã hướng dẫn 3 cách dùng mận chữa chứng táo bón đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên cách chữa này chỉ phù hợp với trường hợp táo bón nhẹ và chưa phát sinh biến chứng. Với tình trạng táo bón kéo dài, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: 

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Bé bị táo bón không đi ngoài được phải làm sao?

Bé bị táo bón không đi ngoài được hiện đang là nổi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh.…

Tình trạng trẻ sơ sinh 1-6 tháng tuổi bị táo bón rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm

Trẻ sơ sinh 1-6 tháng tuổi bị táo bón – Điều mẹ cần biết

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ rất dễ bị táo bón. Một số trường hợp dễ dàng chữa khỏi sau…

Ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón – Tác dụng ngược

Chất xơ trong rau mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe hệ tiêu hóa. Đặc biệt những…

Thuốc nhuận tràng là thuốc dùng để điều trị bệnh táo bón.

Thuốc nhuận tràng là gì? Các loại tốt nhất và cách sử dụng

Thuốc nhuận tràng là thuốc giúp đường ruột làm việc tốt hơn, tăng cường nhu động ruột và làm mềm…

Làm thế nào để đi đại tiện hàng ngày, vào giờ nhất định?

Đi đại tiện mỗi ngày có thể góp phần hỗ trợ điều trị táo bón, hạn chế trĩ và cải…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *