Trẻ 1 tuổi bị táo bón – Các cách trị tự nhiên & ăn uống

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Ăn dặm không đúng cách, ít uống nước, sử dụng sữa có công thức giàu đạm,… là các yếu tố khiến trẻ 1 tuổi bị táo bón. Táo bón kéo dài không chỉ gây đau rát hậu môn khi đại tiện mà còn khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, thấp còi,… do ruột già giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

trẻ 1 tuổi bị táo bón phải làm sao
Trẻ 1 tuổi bị táo bón – Các cách trị tự nhiên & ăn uống

Táo bón ở trẻ 1 tuổi và dấu hiệu nhận biết

Táo bón là tình trạng giảm tần suất đại tiện và phân được đào thải có độ cứng, khô hơn bình thường. Táo bón thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xảy ra ở trẻ 1 tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ 1 tuổi, bao gồm:

  • Phân cứng và vón cục
  • Tần suất đi tiêu ít hơn bình thường (dưới 3 lần/ tuần)
  • Trẻ có xu hướng quấy khóc khi đại tiện
  • Khi đi tiêu trẻ thường rặn và khó chịu
  • Phân thường có màu đậm hơn bình thường hoặc kèm theo máu tươi
  • Trẻ chậm phát triển và ăn kém
  • Vùng bụng luôn trong tình trạng đầy trướng
  • Lười vận động, mệt mỏi,…

Các nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị táo bón

Trẻ 1 tuổi có thể bị táo bón do những nguyên nhân sau:

trẻ 1 tuổi bị táo bón nặng
Dùng sữa có công thức giàu đạm là nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị táo bón
  • Ăn dặm không đúng cách: Khi đủ 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên nếu phụ huynh cho trẻ ăn dặm không đúng cách (ăn ít chất xơ, quá nhiều thực phẩm giàu đạm, chế biến thức ăn đặc,…), trẻ sẽ có nguy cơ bị táo bón cao. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng không phù hợp còn có thể gây áp lực lên dạ dày, đường ruột của trẻ và gây ra chứng kém hấp thu.
  • Công thức sữa không phù hợp: Thông thường trẻ trên 6 tháng sẽ bắt đầu bổ sung thêm sữa bột. Tuy nhiên việc dùng sữa có công thức giàu đạm và vi chất dinh dưỡng có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ không chuyển hóa hoàn toàn, gây đầy bụng và táo bón.
  • Uống ít nước: Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường không phải uống nước. Tuy nhiên khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn nên cung cấp nước cho trẻ theo cân nặng. Trong trường hợp không cung cấp đủ nước, phân thường có xu hướng khô, cứng và dễ gây ra chứng táo bón.
  • Do các bệnh lý tiềm ẩn: Táo bón ở trẻ 1 tuổi có thể là hệ quả do các bệnh bẩm sinh như phình đại tràng, bất thường về thần kinh, tuyến giáp,…
  • Sinh thiếu tháng: Trẻ sinh thiếu tháng thường có khả năng tiêu hóa và miễn dịch kém do các cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó chứng táo bón có thể xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu và chưa thể hấp thu hoàn toàn dinh dưỡng từ các loại thực phẩm.

Trẻ 1 tuổi bị táo bón phải làm sao?

Táo bón là triệu chứng thường gặp và hầu như không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên táo bón kéo dài có thể khiến trẻ chậm lớn, mệt mỏi, xanh xao, suy dinh dưỡng,… Hơn nữa trẻ bị táo bón nặng và kéo dài còn có nguy phát triển các bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng như bệnh trĩ, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…

Vì vậy khi nhận thấy con trẻ gặp phải tình trạng này, bạn nên thực hiện các biện pháp khắc phục sau:

1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố có tác động lớn nhất đến hệ tiêu hóa. Vì vậy để cải thiện tình trạng trẻ 1 tuổi bị táo bón, bạn cần điều chỉnh và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học.

trẻ 1 tuổi bị táo bón nên ăn gì
Nên bổ sung nước và chất xơ vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhằm giảm chứng táo bón

Cách xây dựng chế độ ăn cho trẻ 1 tuổi bị táo bón, bao gồm:

  • Cung cấp đủ nước cho trẻ theo nhu cầu của cơ thể. Thông thường trẻ 1 tuổi cần khoảng 500 – 700ml nước/ ngày. Khi cho trẻ uống nước, bạn nên chia đều nước vào các thời điểm trong ngày.
  • Nên chế biến món ăn dặm cho trẻ ở dạng lỏng, mềm và dễ tiêu hóa. Có thể bổ sung thêm rau xanh, củ, thịt, cá, trứng,… Tuy nhiên nên cân bằng các thành phần dinh dưỡng, tránh tình trạng bổ sung quá nhiều đạm gây ra tình trạng khó tiêu và táo bón.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa.
  • Cần duy trì cho trẻ bú mẹ trong thời gian dài nhất có thể vì ngoài vi chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp enzyme nhằm hỗ trợ hoạt động của các cơ quan tiêu hóa.
  • Bổ sung sữa chua vào chế độ ăn của trẻ nhỏ. Sữa chua giúp tăng số lượng lợi khuẩn, duy trì và điều hòa hoạt động của đường ruột.
  • Có thể cho trẻ uống nước ép rau xanh và trái cây để tăng chất lỏng trong đường ruột.
  • Xem xét thành phần và công thức của từng loại sữa trước khi chọn sữa cho trẻ. Bên cạnh đó cần hạn chế tình trạng pha sữa quá đặc hoặc thường xuyên thay đổi sữa.
  • Nên tìm gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn về cách xây dựng chế độ ăn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.

2. Thay đổi một số thói quen sinh hoạt

Ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn có thể làm giảm chứng táo bón ở trẻ nhỏ bằng cách thay đổi một số thói quen sinh hoạt.

trẻ 1 tuổi bị táo bón nên ăn gì
Nên tập cho trẻ thói quen đại tiện theo từng khung giờ cố định
  • Nên tập cho trẻ đi đại tiện vào từng khung giờ cố định. Thói quen này sẽ giúp cơ thể chủ động trong việc đào thải phân và hạn chế nguy cơ táo bón.
  • Trẻ 1 tuổi có thể thực hiện một số hoạt động như bò, cầm nắm và bắt đầu chập chững đi. Do đó bạn nên hỗ trợ nhằm giúp trẻ tăng mức độ vận động. Vận động thường xuyên không chỉ giúp xương khớp cứng cáp mà còn thúc đẩy hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
  • Khi vệ sinh cơ thể, nên cho trẻ tắm với nước ấm. Nhiệt độ ấm không chỉ giúp trẻ thư giãn và thoải mái mà còn thúc đẩy nhu động của ruột kết và hỗ trợ quá trình đào thải phân.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa táo bón bằng thảo dược tự nhiên an toàn không tái phát

3. Áp dụng mẹo chữa tại nhà

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hỗ trợ quá trình điều trị táo bón bằng cách áp dụng các mẹo chữa tại nhà, như:

– Massage bụng giúp giảm táo bón

Massage bụng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường nhu động ruột và khả năng tiêu hóa của dạ dày. Thực hiện massage đều đặn giúp làm giảm tình trạng đầy hơi, ứ trệ, đau bụng và táo bón.

làm gì khi trẻ 1 tuổi bị táo bón
Massage bụng thường xuyên có thể giảm chứng táo bón và tăng khả năng tiêu hóa của trẻ

Thực hiện:

  • Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, sau đó dùng ngón tay cái xoa nhẹ xung quanh rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ trong 5 – 10 phút.
  • Nắm hai cổ chân của trẻ rồi di chuyển lên như động tác đạp xe trong 10 phút để kích thích ruột già và cơ vòng hậu môn.
  • Bên cạnh đó, có thể dùng hai tay vuốt nhẹ bụng của trẻ theo chiều ngang và dọc.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách massage cho trẻ để giảm chứng táo bón và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của đường ruột.

– Ngâm hậu môn với nước muối ấm

Ngâm hậu môn với nước muối ấm trước giờ đi đại tiện của trẻ có thể làm mềm niêm mạc và thư giãn cơ vòng hậu môn, từ đó giúp trẻ dễ dàng đi tiêu và tránh được hiện tượng đau rát. Ngoài ra, thường xuyên ngâm hậu môn với nước ấm còn giảm nguy cơ viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn, áp xe,…

làm gì khi trẻ 1 tuổi bị táo bón
Ngâm hậu môn với nước ấm giúp giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình đào thải phân của ruột già

Thực hiện:

  • Đun sôi khoảng 1 lít nước
  • Sau đó đổ ra thau và hòa thêm 1 ít nước lạnh
  • Thêm 1 thìa muối vào và cho trẻ ngâm trong 15 phút

– Rau mồng tơi giảm đau rát khi đại tiện

Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có tác dụng làm mềm trực tràng – hậu môn, giúp phân đi qua dễ dàng mà không gây ra cảm giác đau khó chịu và đau rát. Vì vậy bạn nên tận dụng rau mồng tơi để làm giảm hiện tượng ngứa ngáy và đau rát hậu môn khi trẻ đi tiêu.

Thực hiện:

  • Vệ sinh hậu môn cho trẻ trước khi thực hiện
  • Dùng thân non của rau mồng tơi, sau đó tước bỏ vỏ
  • Tiếp tục dùng phần thân này thụt ngoáy hậu môn cho trẻ khoảng 3 – 4 lần
  • Thực hiện khoảng 2 lần/ ngày để giảm đau rát khi đại tiện

Tham khảo ngay: Trung tâm Thuốc dân tộc – Địa chỉ chữa táo bón uy tín, chất lượng nhất hiện nay

Trẻ 1 tuổi bị táo bón – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ 1 tuổi là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên trong một số trường hợp, táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý bẩm sinh.

làm gì khi trẻ 1 tuổi bị táo bón
Nên cho trẻ gặp bác sĩ chuyên khoa nếu táo bón kéo dài hoặc đi kèm với các biểu hiện nặng nề

Do đó phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện khi nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Táo bón kéo dài
  • Phân cứng và lẫn với máu tươi
  • Trẻ không đi tiêu trong suốt 24 giờ
  • Trẻ chậm lớn, người xanh xao
  • Hậu môn xuất hiện vết nứt hoặc có ứ mủ
  • Bụng đầy trướng kèm theo hiện tượng buồn nôn kéo dài

Tình trạng táo bón ở trẻ 1 tuổi có thể được cải thiện bằng chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và áp dụng một số mẹo chữa đơn giản. Tuy nhiên trong trường hợp triệu chứng không có cải thiện sau 3 – 5 ngày, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để thực hiện chẩn đoán và tiến hành điều trị.

Chữa bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 11:09 - 14/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:36 - 07/02/2023
Chia sẻ:
táo bón ở trẻ sơ sinh Táo bón ở trẻ sơ sinh – Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Táo bón ở trẻ sơ sinh là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý. Mặc dù…

Thói quen gây bệnh táo bón Điều trị táo bón dễ dàng bằng bài thuốc thảo dược – “Khắc tinh” của mọi bệnh lý tiêu hóa

Táo bón là một triệu chứng phổ biến và hầu như ai cũng mắc chứng bệnh này 1 lần trong…

trị táo bón cho trẻ 3 tuổi Cách trị táo bón cho trẻ 3 tuổi qua ăn uống, sinh hoạt, thuốc

Làm thế nào để trị táo bón cho trẻ 3 tuổi là vấn đề luôn được nhiều bậc cha mẹ…

Trẻ bị táo bón nên ăn gì là thắc mắc chung của các bậc làm cha làm mẹ Trẻ táo bón nên ăn gì? ( Các loại rau, cháo, món ăn tốt nhất)

Trẻ táo bón nên ăn gì, đâu là loại rau, cháo phù hợp với trẻ táo bón là băn khoăn…

Các bài tập thể dục chữa táo bón hay – Nên tập mỗi ngày

Tập luyện đúng cách có thể giúp hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Dưới đây là các bài…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua