Dị ứng lông chó, mèo và cách xử lý nhanh tại nhà

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng lông chó, mèo là phản ứng của cơ thể với các protein được tìm thấy trong nước bọt hoặc tế bào da của chó và mèo. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng xuất hiện của bệnh như chảy nước mũi, ngứa hoặc phát ban,… thường khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu. Do đó, để kiểm soát và khắc phục các biểu hiện này, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị sớm.

Dị ứng lông chó
Dị ứng lông cho mèo có thể là do yếu tố di truyền hoặc hệ miễn dịch suy yếu gây nên

Nguyên nhân gây dị ứng lông chó mèo

Theo một số thống kê, có khoảng 10% dân số Hoa Kỳ mắc bệnh dị ứng với thú cưng, đặc biệt là lông chó và mèo. Và ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh này chiếm 5 – 7%. Tuy nhiên, dị ứng lông mèo trở nên phổ biến gấp đôi so với lông chó.

Theo các chuyên gia dị ứng, lông mèo hay lông chó không phải là vấn đề gây dị ứng. Nguyên nhân gây dị ứng là do protein có trong nước bọt, lông hoặc da chết của mèo và chó. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch nhầm tưởng những tác nhân vô hại này là kẻ thù xâm lược nguy hiểm nên tạo kháng thể chống lại chúng. Chính vì vậy, người bệnh thường gặp phải các biểu hiện dị ứng như hen suyễn, ngứa, hắt hơi, nổi mẩn hoặc sổ nước mũi.

Ngoài ra, di truyền cũng chính là yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng lông chó, mèo. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển dị ứng. Chính vì vậy, những người sống trong gia đình có tiền sử dị ứng thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh dị ứng khá cao.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Triệu chứng dị ứng lông chó mèo

Khi bị dị ứng lông của vật nuôi, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng điển hình sau:

  • Hắt hơi
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Ngứa, đỏ mắt hoặc chảy nước mắt
  • Ho
  • Ngứa ở cổ họng và vòm miệng
  • Tăng áp lực và gây đau ở mặt
  • Thường xuyên thức giấc
  • Vùng da mắt bị sưng và có quầng xanh

Trong trường hợp dị ứng mèo, chó gây bệnh hen suyễn, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau hoặc tức ở ngực
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Khó ngủ

Một số triệu chứng thường gặp ở da như:

  • Ngứa
  • Nổi các mảng da đỏ, phát ban trên da
  • Chàm
Dị ứng lông mèo
Triệu chứng dị ứng lông chó, mèo là nổi mẩn đỏ và ngứa trên da

Khi nào người bệnh nên gặp bác sĩ?

Các triệu chứng dị ứng lông chó, mèo như chảy nước mũi, nước mắt hoặc hắt hơi,… thường rất giống với bệnh cảm lạnh thông thường. Chính vì vậy, nếu không tiến hành thăm khám, bệnh nhân rất dễ chẩn đoán nhầm và điều trị sai cách, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, nếu thấy triệu chứng nêu trên kéo dài hơn hai tuần, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đến bệnh viện để thăm khám nếu gặp các biểu hiện như:

  • Mũi hoàn toàn bị tắc nghẹt
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Khó ngủ

CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG đang gặp phải

CHUYÊN GIA CHỈ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT.

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

- Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Triệu chứng của bạn?

Chẩn đoán dị ứng lông chó mèo

Thông thường, để chẩn đoán dị ứng lông chí, mèo, ngoài triệu chứng lâm sàng, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng đó là xét nghiệm máu và xét nghiệm da.

  • Xét nghiệm dị ứng da: Thử nghiệm này giúp xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng. Bác sĩ sẽ sử dụng một lượng nhỏ các chất chiết xuất gây dị ứng tinh khiết từ protein động vật đem chích vào bề mặt da, thường trên cẳng tay hoặc sau lưng. Sau đó khoảng 15 phút, nhân viên y tế sẽ quan sát trên da xem có dấu hiệu của phản ứng dị ứng không. Trong trường hợp bị dị ứng lông chó, mèo, họ sẽ thấy các vết sưng đỏ và ngứa xuất hiện trên da
  • Xét nghiệm máu: Nếu thử nghiệm dị ứng da không mang lại kết quả chẩn đoán. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu. Xét nghiệm này giúp sàng lọc máu để tìm kháng nguyên gây dị ứng cụ thể với các chất gây dị ứng phổ biến. Bên cạnh đó, thử nghiệm máu còn có thể giúp xác định mức độ nhạy cảm của cơ thể người bệnh với tác nhân gây dị ứng

Điều trị dị ứng lông chó mèo

Nguyên tắc đầu tiên trong việc điều trị dị ứng lông mèo, chó là người bệnh nên kiểm soát dị ứng bằng cách tránh xa hai động vật này. Việc giảm thiểu tiếp xúc với chó, mèo sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, để loại bỏ việc tiếp xúc hoàn toàn với lông chó, mèo là điều hết sức khó khăn. Bởi chúng không chỉ lưu lại trong quần áo, chăn màn mà còn tồn tại trong không khí và môi trường. 

Do đó, ngoài việc tránh các tác nhân gây dị ứng từ chó và mèo, bệnh nhân cũng có thể quản lý triệu chứng dị ứng bằng các phương pháp sau đây:

Điều trị bằng thuốc 

Dị ứng lông chó, mèo có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc điều trị tiêu chuẩn như:

  • Thuốc kháng histamine: Một số loại thuốc không cần kê đơn như diphenhydramine (Benadryl), cetirizine (Zyrtec), fexofenadine (Allegra) và loratadine (Claritin). Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng một số loại thuốc kháng histamine có trong thuốc xịt mũi như azelastine (Astelin)
  • Thuốc thông mũi: Sử dụng thuốc pseudoephedrine (Sudafed) không kê đơn hoặc thuốc chứa thành phần pseudoephedrine như Zyrtec-D, Allegra-D và Claritin-D 
  • Thuốc xịt mũi chứa steroid: Thuốc có tác dụng làm giảm viêm và cải thiện triệu chứng dị ứng do sốt cỏ khô. Một số loại thuốc thường dùng như Triamcinolone (Nasacort Allergy 24HR), Budesonide (Rhinocort) hoặc Flnomasone (Flonase)
  • Chất ức chế leukotriene: Dùng thuốc Montelukast (Singulair)

"Điều

Điều trị bằng liệu pháp miễn dịch

Phương pháp này được thực hiện thông qua một loạt các mũi tiêm dị ứng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tiếp xúc với một lượng nhỏ chất gây dị ứng. Sau khi cơ thể người bệnh thích nghi họ sẽ tăng dần liều lượng cho đến khi người bệnh không còn phản ứng với chất gây dị ứng nữa. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 4 – 6 tháng. Bên cạnh đó, các mũi tiêm nhắc lại được tiêm mỗi 4 tuần trong khoảng thời gian 3 – 5 năm

Biện pháp chăm sóc dị ứng lông chó mèo tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc hoặc áp dụng liệu pháp miễn dịch, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các cách dưới đây để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, chảy nước mũi, khó chịu,… do dị ứng gây nên.

Rửa mũi bằng nước muối

Là một trong những biện pháp giúp kiểm soát và khắc phục triệu chứng dị ứng ngay tại nhà. Bệnh nhân chỉ cần sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi mỗi ngày, giúp giảm nhanh tình trạng hắt xì hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. 

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi, người bệnh không nên quá lạm dụng. Bởi nước muối có tính hút ẩm cao, có thể gây khô rát niêm mạc mũi, làm tăng khả năng kích ứng dị ứng.

Dùng thảo dược tự nhiên

Theo một số nghiên cứu cho thấy, loại thảo dược mang tên butterbur có tác dụng giúp cải thiện triệu chứng dị ứng theo mùa. Thế nhưng, tác dụng của vị thuốc tự nhiên này còn nhiều hạn chế trong việc điều trị dị ứng lông chó, mèo. Do đó, người bệnh chỉ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 

Đồng thời, để quản lý triệu chứng chảy nước mũi, hắt xì hơi,… do dị ứng lông vật nuôi gây nên, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên sau đây pha trà uống.

  • Hoa cúc
  • Gừng
  • Bạc hà
  • Húng quế

Những cách phòng chống dị ứng lông chó mèo

Để phòng chống tình trạng này, bệnh nhân nên thực hiện theo các gợi ý sau đây:

  • Vệ sinh chó mèo thường xuyên
  • Hạn chế tiếp xúc thân mật với chó và mèo như ôm nựng hoặc hôn
  • Luôn giữ gìn không gian sống sạch sẽ bằng cách thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, chăn ga, mùng mền,..
  • Vệ sinh tay chân trước và sau khi tiếp xúc với cho
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt ở những nơi có sự hiện diện của chó và mèo

Hy vọng những thông tin nêu trên sẽ giúp người bệnh có thêm kiến thức hiểu biết về bệnh lý dị ứng lông chó mèo. Từ đó giúp bệnh nhân có hướng chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh.

Có thể bạn quan tâm

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 10:00 - 29/07/2022 - Cập nhật lúc: 13:55 - 28/05/2023
Chia sẻ:
Chị Đỗ Thị Ngọc từng ám ảnh vì mề đay và khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng dùng thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh của chị Ngọc.
Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt: Triệu chứng và cách điều trị

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt thường tái phát dai dẳng, khiến người bệnh mệt mỏi, khó…

Dị ứng thai kỳ – Các nguyên nhân và cách phòng tránh

Dị ứng thai kỳ là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này không gây nguy…

Dị ứng bỉm - Dấu hiệu và cách khắc phục tận gốc cho bé Dị ứng bỉm – Dấu hiệu và cách khắc phục tận gốc cho bé

Dị ứng bỉm thường xảy ra khi trẻ dùng phải loại bỉm kém chất lượng hoặc dùng dùng bỉm sai…

Không dung nạp Lactose là gì? Cách chẩn đoán và khắc phục

Hội chứng không dung nạp Lactose là khả năng không tiêu hóa được Lactose của cơ thể, đây là một…

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa dị ứng thuốc tê với ngộ độc thuốc tê Dị ứng thuốc tê có nguy hiểm không? Bao lâu khỏi?

Thuốc tê là một sản phẩm được sử dụng phổ biến, có tác dụng phong bế thần kinh ngoại vi,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua