Dị ứng bỉm – Dấu hiệu và cách khắc phục tận gốc cho bé

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng bỉm thường xảy ra khi trẻ dùng phải loại bỉm kém chất lượng hoặc dùng dùng bỉm sai cách dẫn đến kích ứng. Do một số thành phần có trong bỉm tác động đến làn da nhạy cảm của trẻ dẫn đến ngứa da, nổi mẩn đỏ, vùng da bị viêm loét, sưng phù, có thể biến chứng thành sốt nếu nhiễm trùng.  

Dị ứng bỉm - Dấu hiệu và cách khắc phục tận gốc cho bé
Dị ứng bỉm là tình trạng viêm da dị ứng thường gặp ở những trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi

Phụ huynh có khuynh hướng nhầm lẫn dị ứng bỉm với tình trạng thái hăm tã thông thường. Tuy nhiên dị ứng có mức độ tiến triển nghiêm trọng hơn mà nếu không xử lý kịp, vùng da mông và thậm chí vùng kín của bé có thể bị tổn thương viêm nhiễm.

Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng bỉm

Dị ứng bỉm tương tự như bệnh viêm da dị ứng thông thường, khi trẻ có tiếp xúc với các tác nhân kích ứng. Đối với trường hợp này, nguyên nhân chủ yếu đến từ chất liệu bỉm hoặc thành phần của bỉm có vấn đề. Tình trạng dị ứng bỉm ở trẻ có thể hình thành từ những nguyên nhân chính sau:

  • Trẻ bị dị ứng với một hoặc nhiều thành phần hóa dược chất, bông hoặc sợ vải có trong bỉm
  • Do phụ huynh bọc bỉm cho bé quá chật, không thường xuyên thay bỉm cho bé.
  • Sau khi trẻ đi vệ sinh phụ huynh không lau khô vùng bẹn cho bé, khiến vùng mông, vùng kín ẩm ướt. 
  • Trẻ phải sử dụng bỉm kém chất lượng, thành phần không phù  hợp với làn da mỏng manh của trẻ.

Tránh nhầm lẫn dấu hiệu dị ứng bỉm với hăm tã ở trẻ

Đa phần các phụ huynh đều hoang mang trước tình trạng da của bé bị ửng đỏ, nổi mẩn. Tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn tỏ ra chủ quan cho rằng đây là dấu hiệu hăm tã bình thường, dùng phấn rôm sẽ khỏi. Chính suy nghĩ này khiến tình trạng dị ứng bỉm ở một số trẻ trở nên trầm trọng hơn do tiếp xúc với phấn rôm trong thời gian bệnh.

Do đó các mẹ nên nắm rõ những triệu chứng của bệnh dị ứng bỉm ở trẻ, và đồng thời phân biệt đâu là hăm tã, đâu là dị ứng cùng lúc. Điều này sẽ giúp phụ huynh biết cách xử lý đúng. Những dấu hiệu nhận biết cụ thể như sau:

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Dấu hiệu dị ứng bỉm

  • Tình trạng dị ứng bỉm sẽ khiến trẻ bị ngứa khó chịu, hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, nước tiểu có mùi hôi.

  • Nổi mẩn đỏ ở mông và kẽ háng, gây ngứa da, hậu môn của trẻ bị đỏ và da bị loét lan quanh vùng xung quanh.

  • Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng mông, bẹn, bụng, đùi sau đó có thể sẽ phát ra toàn thân.

  • Bề mặt da bị sưng phù hoặc kèm theo viêm loét cho thấy dấu hiệu trẻ bị dị ứng nặng.

  • Trẻ khó đi vệ sinh, tiểu ít, kèm theo sốt cao, luôn bức bối khó chịu do tình trạng đau rát và chán ăn.

Nếu phụ huynh nhận thấy trẻ gặp phải những dấu hiệu dị ứng bỉm trên, phụ huynh nên bình tĩnh xác định do trẻ dị ứng bỉm hay do dị ứng, viêm da nào khác. Một số trẻ có biểu hiện tương tự do tình trạng viêm da do côn trùng đốt, khô da, hăm tả, chốc lở…

Dấu hiệu trẻ bị hăm tã

Dấu hiệu dị ứng bỉm
Hăm tã có đặc trưng là vùng da đỏ đơn thuần, không có mụn nước hay tổn thương nghiêm trọng

Hăm tã là triệu chứng phổ biến xảy ra ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn 0 – 6 tháng đầu đời. Do lúc này bé chưa thể vận động, việc nằm nhiều với tã bỉm bọc kín khiến vùng da luôn ẩm ướt và bí khí hình thành các vùng hăm. Đối tượng trẻ bú sữa mẹ có khả năng đối mặt với chứng hăm tã sau khi bước vào tuổi ăn dặm. Những triệu chứng phổ biến khi trẻ bị hăm tã là:

Tình trạng viêm da hậu môn là phổ biến nhất, ban đầu chỉ hình thành vùng viêm tại vài chỗ nhỏ quanh hậu môn của bé. Vùng mông là nơi dễ viêm nhiễm nhất do khu vực này luôn ẩm ướt, khiến cho chất kiềm trong phân có cơ hội tích trữ và gây hăm dẫn tới viêm. 

Vùng da mông của trẻ bị phồng rộp, bề mặt da đỏ tấy nhưng không phải những vùng da có nếp gấp, không có vết trợt. Cần cảnh giác viêm da Seborrhoeic, đây là biểu hiện da bị ban đỏ có lẫn vảy vàng, triệu chứng có thể xuất hiện tại vùng da được quấn tã và các bộ phận khác.

Viêm da Candida cũng là nguyên nhân gây hăm tã phổ biến. Ban đầu vùng mông trẻ xuất hiện các mảng có màu đỏ tươi ở khu vực giữa bụng và đùi. Tình trạng nhiễm nấm sẽ phát triển mạnh hơn khi phụ huynh dùng kháng sinh cho bé.

Bệnh chốc lở ở háng, mông cũng là một dạng của hăm tã. Nguyên nhân gây ra bệnh do vi khuẩn, đặc điểm nhận biết là vùng da bị bỏng rộp, với những vùng da phồng rộng, bề mặt kèm theo lớp vảy mỏng vàng nâu. Tình trạng hăm tã do chốc lở thường bao phủ đùi, ngực, bụng dưới và những phần khác trên cơ thể.

Ngoài ra tình trạng viêm da qua ma sát với kết cấu của bỉm cũng gây ra những mức độ hăm tã khác nhau. Đặc trưng là những vùng da màu đỏ ửng có nếp gấp ở đùi, bụng dưới, nách và quanh mông. Nghiêm trọng hơn, vùng da viêm nhiễm có thể bị rỉ ra nước màu vàng trắng và khiến trẻ khó khăn trong đi ngoài. Vùng da bị chà sát với những cạnh của tã cũng có nguy cơ bị kích ứng, gây viêm. Sau khi bé đi tiểu, bạn nên vệ sinh cho bé, lau khô cho bé trước khi quấn tã.

CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG đang gặp phải

CHUYÊN GIA CHỈ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT.

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

- Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Triệu chứng của bạn?

Cách xử lý dị ứng bỉm ở trẻ

Dị ứng bỉm ở trẻ sơ sinh tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng trẻ sơ sinh là đối tượng có sức đề kháng yếu nên trẻ có khả năng bị nhiễm trùng cao nếu gặp phải tình trạng này. Nếu nhận thấy dấu hiệu trẻ bị dị ứng với bỉm, phụ huynh cần nhanh chóng xử lý theo quy trình sau:

  • Trước hết, cha mẹ nên quan sát rõ các triệu chứng dị ứng bỉm ở trẻ. Nếu như có biểu hiện trên thì phụ huynh  nên ngay lập tức tháo bỉm cho bé. Do bé có thể bị dị ứng với thành phần cấu tạo của bỉm, vì thế nếu cứ vẫn tiếp tục cho bé mặc bỉm sẽ khiến cho tình trạng dị ứng thêm nghiêm trọng hơn.

  • Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước sạch (dùng nước ấm, không nóng) để vệ sinh sạch sẽ vùng da tiếp xúc với bỉm. Bằng cách này sẽ giúp vùng da bị kích ứng được rửa trôi khỏi vi khuẩn và các tế bào chết. Ngoài ra phụ huynh cần tránh vệ sinh da cho trẻ bằng xà phòng, khăn ướt hay bất kỳ loại chất tẩy rửa nào có thành phần hóa học, chất tạo mùi cũng như chất tẩy rửa.

cách điều trị khi trẻ bị dị ứng bỉm
Dị ứng bỉm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nếu không được khắc phục sớm
  • Sau khi vệ sinh xong, phụ huynh sử dụng khăn bông mềm và khô nhẹ nhàng lau sạch vùng da ẩm. Không nên mặc quần hay mang tã cho bé ngay sau khi vệ sinh. Cần lưu ý, phụ huynh nên đảm bảo vùng da mông, háng cũng như vùng kín của trẻ được khô thoáng.

  • Ngoài ra bạn cũng nên cảnh giác nếu vùng da của bé có xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy mà không thuyên giảm trong vài giờ. Điều này rất có thể là dấu hiệu nhiễm trùng da cần điều trị bằng thuốc. Cần tham khảo ý kiến chuyên khoa để lựa chọn và tìm ra loại thuốc bôi an toàn cho trẻ.

  • Nếu như trên vùng da của trẻ có xuất hiện những nốt mẩn đỏ,  phụ huynh cần tránh việc tự ý mua thuốc và tự ý cho trẻ sử dụng. Một số loại thuốc có thể gây ra những triệu chứng kích ứng khác làm vùng da tổn thương trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

  • Trong thời gian xử lý dị ứng bỉm ở trẻ, phụ huynh hạn chế sử dụng các loại phấn rôm hay kem dưỡng ẩm cho trẻ. Một số chất có trong phấn rôm có thể khiến lỗ chân lông của trẻ. Đồng thời phấn rôm cũng khiến những triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc có nên cho trẻ tiếp tục sử dụng bỉm sau khi chữa bệnh hay không. Nếu phải sử dụng, bạn cần lựa chọn bỉm theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và làm giảm nguy cơ dị ứng. Ngoài ra sau khi thay bỉm, bạn cần thoa bột chống hăm hoặc kem bôi cho trẻ.

  • Ngoài ra phụ huynh tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng lại bỉm cũ, bỉm có hạn sử dụng. Một số chất liệu bỉm có bông sợi có thể khiến cho vùng da của trẻ bị nhiễm khuẩn. Gây ra các tổn thương sâu trên da và ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục.

  • Ngoài ra phụ huynh nên thường xuyên thay bỉm cho trẻ và giữ vùng kín của bé thông thoáng.  Tốt nhất bạn nên giúp trẻ thay bỉm ít nhất 8 giờ một lần để phòng ngừa dị ứng.

Tư vấn cùng chuyên gia

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Nhập thông của bạn để gửi tới bác sĩ

Lưu ý khi dùng bỉm cho bé sơ sinh

Tình trạng dị ứng bỉm có thể phòng tránh được nếu phụ huynh biết cách chăm sóc bé đúng cách, đặc biệt là trong vấn đề vệ sinh. Ngoài ra, việc tuân thủ những nguyên tắc sau cũng giúp bé không gặp phải hăm tã, hãy dị ứng bỉm nói chung. Cụ thể là:

Dùng bỉm rõ chất lượng với nguồn gốc xuất xứ đảm bảo

Những loại bỉm kém chất lượng có đặc điểm chung là giá thành rẻ và chất liệu bông sợi dễ gây dị ứng. Do đó đây được xem là nguyên nhân chính gây dị ứng bỉm ở trẻ mà phụ huynh hoàn toàn có thể ngăn chặn. Ngoài ra, một số loại bỉm rẻ tiền được tái sử dụng còn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh cho trẻ nhỏ.

Việc sử dụng bỉm giá rẻ, không có nguồn gốc cụ thể là hoàn toàn không nên vì do làn da của bé còn rất nhạy cảm. Nếu như bỉm trẻ dùng không được đóng gói theo quy chuẩn, thành phần mập mờ sẽ rất dễ khiến cho bé bị hăm tã, ngứa da, dị ứng, lở loét. Nguy hiểm nhất là các chất hóa học có thể ảnh hưởng sâu vào cơ thể của bé, gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục.

Thay bỉm thường xuyên cho bé

Dị ứng bỉm phải làm sao
Thay bỉm thường xuyên cho trẻ và giữ vùng kín của bé thông thoáng để hạn chế viêm nhiễm

Việc sử dụng một chiếc bỉm suốt nhiều tiếng đồng hồ, ngay cả khi bé không đi vệ sinh sẽ gây ra nhiều khả năng dị ứng và hăm mông cho bé. Thời gian thay bỉm tốt nhất là khoảng từ 2 – 3 giờ một lần với trẻ sơ sinh, và 4 – 5 giờ đối với những trẻ lớn hơn. Phụ huynh cần thay bỉm ngay khi bé đi nhẹ hay đi nặng.

Thói quen đợi đến khi bỉm của bé ướt sũng rồi mới thay cho bé sẽ vô tình tạo điều kiện khiến cho các vi khuẩn tấn công làn da và cơ thể của bé. Trong đó nguy hiểm nhất là tụ cầu khuẩn và nấm Candida gây viêm da. Đối với trẻ sơ sinh, đây là những nguyên nhân gây viêm da khó điều trị và có thể dẫn đến nhiễm trùng, sốt rất nguy hiểm.

Hạn chế đóng bỉm lâu cho bé

Để làm được điều này, phụ huynh cần am hiểu được thời gian đi vệ sinh của con hàng ngày. Cụ thể nếu như bé thường đi nặng sau khi uống sữa thì nên đợi bé bú sữa xong hoặc đã tiểu tiện để “giải thoát” mông giúp bé thời gian ngắn. Việc mặc bỉm liên tục 24/24 giờ rất nguy hiểm với làn da non nớt của bé, có có thể khiến cho bé bị viêm loét da, đặc biệt là sự tấn công của vi khuẩn vào mùa hè.

Thời gian tháo bỉm cho bé có thể là khoảng 30 phút, hoặc khi bé ngủ, hay khi bé vừa đi vệ sinh xong. Với trẻ nhỏ vẫn dùng bỉm thường xuyên, mỗi lần thay bỉm, phụ huynh hãy để trẻ nằm sấp để mông bé xúc trực tiếp với không khí bên ngoài một lúc trước khi đóng bỉm mới. Đối với những bé lớn hơn, hãy để bé tự do chạy nhảy một lúc và rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào bô.

Dùng loại bỉm đúng với kích cỡ của bé

Trường hợp trẻ được đóng bỉm quá rộng hay quá chật thì đều gây khó chịu cho bé. Đồng thời nếu bỉm chật, vùng da của bé sẽ bị ma sát tuyệt đối với bề mặt bỉm và bí khí, điều này sẽ không bảo an toàn về sức khoẻ của bé. Ngược lại khi đóng bỉm quá rộng thì khi bé đi vệ sinh chất thải dễ bị tràn ra ngoài. Trong trường hợp bỉm quá chật, bé có thể bị  khó chịu, bí bách và ngứa ngáy. Phụ huynh nên chọn loại tã bỉm phù hợp với cân nặng, vòng mông cũng như độ tuổi của con.

Tình trạng dị ứng bỉm ở trẻ thường không kèm theo biểu hiện nghiêm trọng và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu quá trình xử lý dị ứng diễn ra chậm trễ hoặc không đúng cách, những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng lan rộng, nặng nề và gây nguy hiểm. Vì thế, bạn cần chú ý đến các biểu hiện trên da của trẻ ngay từ những lần đầu mang bỉm. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách.

Với những thông tin trong bài viết trên, hị vọng phụ huynh đã có trang bị đầy đủ về cách nhận biết, chăm sóc, chữa trị cho trẻ bị dị ứng bỉm đúng hướng. Nếu như không đảm bảo việc điều trị tại nhà, hoặc tình trạng viêm nhiễm có dấu hiệu trở nặng thì phụ huynh có thể đưa bé đến các trung tâm thăm khám và điều trị chuyên khoa.

[MIỄN PHÍ] NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP TỪ BÁC SĨ DA LIỄU ĐẦU NGÀNH

Bài viết liên quan: Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 13:50 - 27/11/2022 - Cập nhật lúc: 13:30 - 28/05/2023
Chia sẻ:
Phóng sự VTV2 về công tác khám chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa, dị ứng bằng Đông y phỏng vấn bệnh nhân điều trị thành công tại Trung tâm Thuốc dân tộc [Xem ngay]
Dị ứng khẩu trang y tế do đâu, làm sao hết?
Tình trạng dị ứng khẩu trang y tế gây ngứa ngáy, nổi mụn khiến nhiều người lo lắng, hoang mang. Với triệu chứng này, người bệnh phải xác định chính…
Bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh dị ứng thời tiết có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm, kể cả khi…

Da nổi mụn đỏ là dấu hiệu đặc trưng của dị ứng mỹ phẩm nhẹ Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nhẹ và cách xử lý tốt nhất

Ngày nay, dị ứng mỹ phẩm không còn là hiện tượng xa lạ với các chị em do nhu cầu…

Cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua lấy lại làn da mịn màng

Việc áp dụng cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua là một trong những cách mà có khá…

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân do đâu? Có nguy hiểm không?

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân thường do bệnh tổ đỉa, viêm da cơ địa, dị ứng thực…

dị ứng thời tiết khi mang thai Bà bầu bị dị ứng thời tiết khi mang thai phải làm sao?

Bà bầu rất dễ bị dị ứng thời tiết khi mang thai do cơ địa nhạy cảm và hệ miễn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua