Uống nước vối hại thận không? Thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Nước vối lâu này vẫn được người dân sử dụng để giải nhiệt và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như tiểu đường hay viêm đại tràng. Tuy nhiên uống nước vối hại thận không? Bạn nên uống loại nước này như thế nào cho đúng cách? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về nước vối

Từ xưa đến nay, nước vối vẫn được nhiều người sử dụng hàng ngày giống như một loại trà. Loại nước này có thể được nấu từ lá vối, nụ hoa vối hay cành non của cây vối. 

Cây vối là một loại thực vật thân gỗ được trồng nhiều tại các vùng nông thôn miền Bắc nước ta. Cây có chiều cao dao động từ 10 – 12 mét. Vỏ cây xù xì, màu đen, có nhiều đường nứt dọc. Lá vối có dạng hình xoan, nhọn ở góc, hai mặt màu xanh nhạt, chiều dài khoảng 8 – 10 cm và rộng từ 4 đến 6cm. 

Vào tháng 5 – tháng 7 hàng năm, cây vối cho ra hoa và kết quả hình cầu hay hình trứng. Khi còn non quả có màu xanh nhưng khi chín lại chuyển sang màu đen.

Uống nước vối hại thận không
Uống nước vối hại thận không là thắc mắc được nhiều người quan tâm

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]

Phân tích thành phần hóa học của cây vối cho thấy cây chứa một lượng nhỏ tinh dầu, vitamin cùng nhiều loại khoáng chất tốt cho sức khỏe. Thành phần β – sitosterol được tìm thấy trong loại cây này có khả năng tăng cường chuyển hóa cholesterol, giảm mỡ trong máu. Các thành phần như tannin catechic hay sterol còn có đặc tính kháng sinh, giúp diệt khuẩn, giảm viêm nhiễm trong cơ thể.

Lá hay nụ hoa là những bộ phận của cây vối được sử dụng nhiều nhất. Nước nấu từ chúng có vị đắng nhẹ và hơi chát nhưng nếu dùng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Uống nước vối hại thận không?

Gần đây, thông tin uống nước vối có hại cho thận được lan truyền khiến cho người dân hoang mang, lo lắng, đặc biệt là các đối tượng có thói quen uống nước vối hàng ngày. Đây thực chất chỉ là tin đồn vô căn cứ, không có cơ sở khoa học chứng thực. Việc sử dụng nước vối điều độ, đúng cách ngược lại còn giúp cải thiện chức năng hoạt động của thận.

Theo y học cổ truyền, nước lá vối có tính mát, giúp giải nhiệt, sát trùng, tiêu viêm, ổn định chức năng hoạt động của gan, phổi, bàng quang, hỗ trợ thận đào thải độc tố cho cơ thể. Ngoài ra, uống nước vối còn giúp lợi tiểu, làm tăng khả năng lọc nước ở thận, cải thiện tình trạng bí tiểu, tiểu rắt. 

Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, nước lá vối chứa hoạt chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm tốt. Loại nước này cũng giúp tăng cường chức năng ổn định huyết áp của thận, điều hòa thân nhiệt. Các thành phần chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nước vối còn giúp tiêu diệt gốc tự do, bảo vệ các tế bào của thận.

Trong một đề tài nghiên cứu về cây vối của PGS.TS Hà Hoàng Kiệm – Bệnh viện 103, các kết quả thu được cho thấy nước sắc từ nụ vối có tác dụng tích cực khi dùng cho bệnh nhân bị sỏi thận. Có tới 46 bệnh nhân đã giảm được kích thước viên sỏi sau thời gian uống nước nụ vối khô trong 6 tháng liên tục.

Các tác dụng khác của nước lá vối với sức khỏe

Bên cạnh những tác dụng tốt cho thận, nước lá vối còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Kích thích tiêu hóa: Hoạt chất tanin trong lá vối có khả năng ức chế vi khuẩn có hại trong ruột, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Nó giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý ở đường ruột.
  • Giải nhiệt cho cơ thể: Uống nước vối trong những ngày nóng nực sẽ giúp thanh lọc, làm mát cơ thể, ngăn ngừa rôm sảy, mụn nhọt.
  • Tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai: Uống 2 – 3 tách nước với mỗi ngày sẽ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và giúp kích thích tiêu hóa cho phụ nữ mang thai. Nó cũng giúp làm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể, mang đến cảm giác ngon miệng hơn cho bà bầu. Theo kinh nghiệm dân gian, nước vối còn được sử dụng như một loại thuốc lợi sữa, giúp bé có nhiều sữa bú hơn.
Uống nước vối có hại thận không
Nước vối không chỉ tốt cho thật mà còn giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý trong cơ thể
  • Chữa viêm đại tràng: Sở hữu hàm lượng cao tanin, nước vối có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, làm se lành niêm mạc đại tràng. Thường xuyên uống loại nước này sẽ giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
  • Điều trị bệnh gout: Nhờ tác dụng lợi tiểu, nước lá vối có thể giúp tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Uống nước lá vối có tác dụng làm giảm đường huyết, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ và giảm nguy cơ gặp phải biến chứng của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các chất polyphenol và flavonoid trong nước lá vối còn có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch và tuyến tụy, cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Cách pha nước vối uống tốt cho thận

Lá vối hay nụ vối là những bộ phận có giá trị dược liệu tốt nên được người dân thu hái nấu nước uống. Có thể dùng ở dạng tươi hay phơi khô đều được.

– Cách nấu nước lá vối tươi:

  • Hái 5 – 7 cái lá vối tươi đem rửa nhiều lần nước cho sạch, để ráo nước
  • Vò nhẹ để lá hơi nhàu, bỏ vào trong ấm pha trà
  • Đổ nước sôi vào tráng qua lá một lượt rồi gạn bỏ
  • Tiếp tục đổ thêm một lượt nước sôi nữa vào
  • Đậy nắp ấm lại, để khoảng 15 phút có thể rót uống dần.

– Cách nấu nước lá vối khô

Lá vối sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu hơn. Nhiều người tích trữ lá trong nhà bằng cách này để có nguyên liệu nấu nước uống hàng ngày.

  • Lấy 1 nắm lá vối khô rửa sạch, bỏ vào ấm
  • Đổ thêm vào 1 lít nước, đun sôi
  • Để nhỏ lửa tiếp tục nấu thêm 5 phút nữa
  • Chờ cho nước lá vối nguội bớt có thể gạn ra uống vài lần trong ngày cho hết.

– Các bước nấu nước nụ vối:

  • Nụ vối tươi đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Bỏ vào hũ nhựa có nắp đậy kín để dùng lâu dài.
  • Mỗi lần sử dụng, lấy 20g nụ vối khô bỏ vào chảo nóng sao thơm
  • Cuối cùng bỏ vào ấm hãm với nước sôi uống hết trong ngày.
cách nấu nước vối uống tốt cho thận
Ngoài lá, nụ vối cũng được sử dụng để nấu nước uống giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường chức năng thận

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước vối?

Nước vối mặc dù tốt cho thận cũng như sức khỏe nhưng cũng không nên lạm dụng quá mức có thể gây phản tác dụng. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1 ấm nước vối. Không sử dụng loại nước này thay thế hoàn toàn cho lượng nước lọc cần thiết trong ngày.

Uống nước vối lúc nào tốt nhất?

Ngoài lượng nước vối sử dụng trong ngày, bạn cũng nên lưu ý về thời điểm uống nước lá vối. Bạn chỉ nên uống nước lá vối sau khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng.

Uống nước vối khi đang đói bụng có thể gây cảm giác cồn cào, xót ruột. Ngược lại, nếu sử dụng nước vối ngay sau khi ăn lại ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa thức ăn và gây khó khăn cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng quý trong lá lốt.

Uống nước vối đặc có tốt không?

Uống nước vối quá đặc không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là thận. Hàm lượng lớn tanin có trong nước vối đậm đặc có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ bài tiết, từ đó ảnh hưởng không tốt đến thận.

Có thể bạn quan tâm

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 11:59 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:08 - 05/06/2023
Chia sẻ:
Đi tiểu nhiều lần là một trong những dấu hiệu đặc trưng của chứng thận yếu Bệnh thận yếu đi tiểu nhiều lần và cách chữa trị

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể đóng vai trò cân bằng lượng nước trong cơ thể. Thận…

Làm gì tốt cho thận? Bí kíp giữ thận luôn khỏe mạnh Làm gì tốt cho thận? Bí kíp giữ thận luôn khỏe mạnh

Thận là cơ quan phải hoạt động liên tục và gánh vác nhiều trọng trách. Do đó nếu như không…

Tỳ thận dương hư Tỳ Thận Dương Hư Là Gì? Dấu Hiệu và Bài Thuốc Điều Trị

Tỳ thận dương hư là một khái niệm trong Y học cổ truyền nhằm chỉ sự suy giảm chức năng…

Trung tâm Thuốc Dân Tộc - Nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ Nam khoa giỏi, uy tín Trung tâm Thuốc Dân Tộc – Nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ Nam khoa giỏi, uy tín

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa các vấn đề sinh lý…

13 cách trị thận yếu tại nhà đơn giản – Cải thiện nhanh

Bệnh thận yếu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đi tiểu đêm nhiều lần, mệt…

Bình luận (1)

  1. Hai
    Hai says: Trả lời

    Tảo lục Chlorella có tốt cho thận và sức khỏe không ạ? Và loại Chlorella nào là uy tín!
    Cám ơn bs

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hàng triệu nam giới truyền tai nhau bài thuốc đặc trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương... phối chế 50 vị thuốc "cực phẩm nhân gian" - "chồng uống vợ say"... [Không thể bỏ qua]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua