Ngứa dưới da, trong da là do bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tình trạng ngứa dưới da là triệu chứng điển hình của bệnh chàm, viêm da kích ứng và dị ứng. Ngoài ra triệu chứng này cũng có thể khởi phát do các bệnh lý tiềm ẩn bên trong như bệnh gan thận, cường giáp/ suy giáp, nhiễm giun sán, rối loạn dây thần kinh,…

Ngứa dưới da
Ngứa dưới da, trong da là do bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

Ngứa dưới da, trong da là do bệnh gì?

Ngứa dưới da/ bên trong da là cảm giác khó chịu khởi phát ở dưới da. Tình trạng ngứa thường đi kèm với biểu hiện sưng đỏ, sần sùi, khô và bong tróc.

Khác với ngứa da thông thường, ngứa dưới da cho thấy cấu trúc da bị tổn thương sâu. Bên cạnh đó triệu chứng ngứa dưới da cũng có thể bị kích thích bởi các bệnh lý tiềm ẩn như viêm gan, suy thận, suy giáp, nhiễm giun sán,…

Trong trường hợp nhận thấy tình trạng ngứa xảy ra ở bên trong da, bạn có thể mắc phải các vấn đề sau:

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

1. Mắc các bệnh về gan thận

Tình trạng ngứa trong da có thể xảy ra do mắc các vấn đề về gan thận. Thận và gan là cơ quan thanh lọc, đào thải độc tố bên trong cơ thể. Vì vậy nếu một trong hai cơ quan này bị suy yếu, độc tố có thể tích tụ trong cơ thể gây ngứa ngáy dữ dội và khó chịu.

Ngứa dưới da
Gan thận suy yếu có thể khiến độc tố tích tụ trong da và gây ngứa ngáy

Ngoài triệu chứng này, bạn cũng có thể nhận biết các bệnh về gan thận thông qua các dấu hiệu như vàng da, tiểu tiện vàng, táo bón, ăn không ngon, tiểu nhiều (nhất là vào ban đêm),

2. Bệnh cường giáp/ suy giáp

Tuyến giáp là cơ quan điều hòa nội tiết và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuyến giáp có thể suy giảm chức năng (suy giáp) hoặc hoạt động quá mức (cường giáp), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Rối loạn hoạt động ở tuyến giáp có thể khiến da ngứa, khó chịu, cân nặng tăng/ giảm cân bất thường, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đổ mồ hôi nhiều, người mệt mỏi, ăn uống không ngon, suy giảm chức năng sinh lý,…

3. Dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa dưới da, phát ban và nổi mẩn đỏ. Khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân dị ứng (thức ăn, thời tiết, phấn hoa, nấm mốc), hệ miễn dịch thường có xu hướng giải phóng các chất trung gian lên toàn bộ mô da, khiến cơ quan này xuất hiện các vết phát ban kèm theo triệu chứng ngứa dữ dội.

Ngứa dưới da
Tình trạng ngứa bên trong da do dị ứng thường đi kèm với dấu hiệu sưng đỏ và nổi mẩn

Bên cạnh đó, phản ứng dị ứng còn ảnh hưởng đến mắt, mũi và gây ra một số triệu chứng đi kèm như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt,…

4. Bệnh chàm

Bệnh chàm là một dạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da khô, đỏ và ngứa ngáy dữ dội. Bệnh lý này thường gây ra tổn thương ở các vị trí tỳ đè như cù chỏ, tay, chân, cổ, mặt,…

Bệnh chàm có tiến triển kéo dài nhưng phần lớn đều lành tính và hiếm khi gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên tổn thương da và các triệu chứng cơ năng của bệnh có thể gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống.

5. Nhiễm giun sán

Bên cạnh đó, triệu chứng ngứa trong da cũng có thể khởi phát do nhiễm giun sán. Các loại giun sán có thể tiết ra độc tố trong máu khiến da ngứa ngáy và có cảm giác như kim châm.

Triệu chứng ngứa da do giun sán thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm – đặc biệt là ở vùng da xung quan hậu môn. Bởi thời điểm này, giun thường có xu hướng chui xuống hậu môn để đẻ trứng.

Bên cạnh đó nhiễm giun sán còn gây ra một số triệu chứng khác như sụt cân không rõ nguyên nhân, táo bón mặc dù ăn nhiều chất xơ, mệt mỏi, đau bụng kèm buồn nôn, người nhợt nhạt, ăn không ngon,…

6. Rối loạn thần kinh

Dây thần kinh ngoại biên là cơ quan nhận tín hiệu cảm giác và dẫn truyền về não bộ. Tuy nhiên cơ quan này có thể bị tổn thương do một số bệnh lý như đa xơ cứng, bệnh zona, tiểu đường,… hoặc bị chèn ép bởi xương khớp. Dây thần kinh bị rối loạn có thể gây ngứa ngáy trong da kèm theo hiện tượng tê bì và có cảm giác như kim châm.

7. Viêm da kích ứng

Viêm da kích ứng là tình trạng tổn thương da do tiếp xúc vật lý với tác nhân kích thích như mỹ phẩm, hóa chất, độc tố từ thực vật hoặc côn trùng. Tình trạng ngứa dưới da do bệnh lý này gây ra thường đi kèm với hiện tượng da đỏ, sưng, kèm theo mụn nước hoặc mủ.

Ngứa dưới da
Viêm da kích ứng có thể gây ngứa, sưng đỏ và xuất hiện các mụn nước

Viêm da kích ứng là tình trạng da liễu cấp tính và có thể điều trị dứt điểm trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu không can thiệp kịp thời, tổn thương da có thể trở nên nặng nề, gây sẹo hoặc bội nhiễm.

8. Ngứa da do mang thai

Ngứa bên dưới da có thể xảy ra trong thời gian mang thai. Nguyên nhân là do máu tăng tuần hoàn đến các mao mạch ở mô da khiến cơ quan này bị ngứa râm ran.

Ngoài ra ngứa khi mang thai cũng có thể xảy ra do ứ mật sản khoa. Tình trạng này xảy ra khi hormone tăng đột ngột khiến mật giảm khả năng dẫn lưu và gây ra hiện tượng ứ mật.

Triệu chứng điển hình của ứ mật sản khoa là tình trạng ngứa ở lòng bàn chân và bàn tay nhưng không có biểu hiện thực thể. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu khác như vàng da, nước tiểu sẫm màu, táo bón,…

9. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng ngứa trong da cũng có thể khởi phát do các nguyên nhân sau:

  • Phát ban da do nhiễm trùng
  • Ký sinh trùng như ghẻ, rệp, bọ chét,…
  • Da khô
  • Căng thẳng quá mức

Các biện pháp điều trị ngứa dưới da tại nhà

Ngứa da có thể gây bứt rứt, làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Hơn nữa mức độ ngứa có thể tăng dần theo thời gian khiến da bị tổn thương và hình thành sẹo. Vì vậy bạn nên điều trị ngứa dưới da ngay khi triệu chứng phát sinh.

ngứa trong da
Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da có thể làm dịu vùng da thô ráp và giảm ngứa ngáy, khó chịu

Các biện pháp điều trị ngứa dưới da, bao gồm:

  • Giữ ẩm cho da bằng cách uống đủ nước, mặc quần áo ấm và thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày.
  • Sử dụng các loại gel làm dịu da như Calamine lotion cho vùng da bị kích ứng.
  • Chườm đá lạnh lên da có thể làm giảm tình trạng ngứa ngáy do thai kỳ, rối loạn thần kinh, côn trùng cắn,…
  • Tắm nước ấm với một ít yến mạch hoặc baking soda giúp cải thiện ngứa da do chàm và phục hồi các tế bào bị tổn thương.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà nếu độ ẩm trong không khí thấp.
  • Tránh gãi lên vùng da bị ngứa và tổn thương, đồng thời nên tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như mỹ phẩm, hóa chất, phấn hoa, xà phòng,…

Đặc trị ngứa trong da, dưới da bằng bài thuốc thảo dược Đông y Tiêu ban Giải độc thang

Theo quan niệm Đông y, ngứa trong da, dưới da là biểu hiện của tình trạng viêm dưới da khi cơ thể phản ứng với các yếu tố phong hàn, phong nhiệt, tà độc xâm kích vào cơ thể và uất kết dưới da. Để điều trị dứt điểm tình trạng ngứa da, ngăn tái phát, Đông y đi sâu loại bỏ các yếu tố phong, tà. Đồng thời, các bài thuốc Đông y giúp tăng cường thể trạng, điều dưỡng và phục hồi cơ thể, ngăn tái phát ngứa da hiệu quả.

Kế thừa nguyên tắc trị bệnh trong Đông y, y pháp Hải Thượng Lãn Ông, phương thuốc Nam của người Mường – Hòa Bình cùng hàng chục bài thuốc cổ phương khác, đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Bài thuốc đặc trị tình trạng ngứa trong da, ngứa dưới da hiệu quả cao, an toàn và ngăn tái phát.

Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin trong phóng sự về công tác điều trị dị ứng, mẩn ngứa bằng Đông y là giải pháp hoàn chỉnh với công thức duy nhất hiện nay. Bài thuốc kết hợp 2 nhóm thuốc Giải độc và Bình can điều trị ngứa da do mọi nguyên nhân từ gốc, ngăn tái phát và đặc biệt an toàn.

Xem chi tiết: Tiêu ban Giải độc thang – Giải pháp “vàng” cho bệnh nhân mề đay mẩn ngứa

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang điều trị mề đay, dị ứng hiệu quả
Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang điều trị mề đay, dị ứng hiệu quả

Sự kết hợp 2 nhóm thuốc giúp bài thuốc vừa có tác dụng đặc trị ngứa da từ gốc, loại bỏ dứt điểm cảm giác ngứa dưới da, vừa tăng cường điều dưỡng cơ thể, dưỡng huyết, ổn định cơ địa, chống dị ứng ngăn tái phát. Tiêu ban Giải độc thang phù hợp và hiệu quả với các trường hợp sau:

  • Ngứa da, nổi mẩn, phát ban do mề đay (cấp – mãn tính, phong hàn, phong nhiệt)
  • Ngứa da do dị ứng (cơ địa, thời tiết, thực phẩm…)
  • Ngứa da do nóng gan, chức năng gan suy giảm
  • Ngứa dưới da do nhiễm ký sinh trùng…

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang chữa ngứa da bằng thảo dược sạch chuẩn GACP-WHO, chất lượng dược liệu được kiểm định nghiêm ngặt nên an toàn, không tác dụng phụ. Tỷ lệ khỏi bệnh sau 1-3 tháng dùng thuốc là trên 95%, số ít bệnh nhân còn lại thuyên giảm chậm hơn hoặc tái phát do chưa tuân thủ chỉ định.

Mời bạn đọc xem chi tiết phóng sự VTV2 đưa tin về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang:

Xem thêm:Chuyên gia và người bệnh đánh giá về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Phòng ngừa tình trạng ngứa dưới da, trong da

Bạn có thể hạn chế nguy cơ ngứa da do dị ứng, căng thẳng và các bệnh da liễu bằng các biện pháp sau:

  • Kiểm soát căng thẳng bằng cách ngồi thiền và tập yoga. Đồng thời nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương.
  • Tránh mặc quần áo bó sát và chật.
  • Giữ vệ sinh da và nên lựa chọn các sản phẩm làm sạch có độ pH cân bằng, dịu nhẹ,…
  • Không tiếp xúc với côn trùng và mủ độc từ thực vật.
  • Uống nhiều nước và giữ ẩm cho da khi thời tiết khô hanh.
  • Hạn chế hút thuốc lá và tránh xa các tác nhân kích thích như thực phẩm dị ứng, mỹ phẩm, phấn hoa,…

Ngứa dưới da – Khi nào cần tìm gặp bác sĩ?

Ngứa dưới da không chỉ là dấu hiệu của các bệnh da liễu mà còn là biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn khác. Do đó bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng sau:

ngứa trong da
Nếu tình trạng ngứa trong da kéo dài, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời
  • Ngứa dưới da xảy ra toàn thân
  • Tình trạng ngứa kéo dài hơn 2 tuần và không có đáp ứng với các biện pháp tại nhà
  • Ngứa da gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và mức độ tập trung
  • Xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, giảm cân, táo bón/ tiêu chảy, mệt mỏi,…

Trong trường hợp ngứa bên trong da xảy ra do các bệnh lý tiềm ẩn, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và điều trị nguyên nhân. Sau khi bệnh được kiểm soát, tình trạng ngứa da sẽ được cải thiện đáng kể.

Bài viết đã đề cập đến một số vấn đề sức khỏe có liên quan đến tình trạng ngứa dưới da và gợi ý một số biện pháp điều trị tại nhà. Hy vọng qua những thông tin này, bạn có thể dễ dàng khắc phục tình trạng trên da. Tuy nhiên cần chú ý các biểu hiện đi kèm để kịp thời đến bệnh viện trong những trường hợp cần thiết.

Có thể tham khảo:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 10:12 - 11/07/2022 - Cập nhật lúc: 09:29 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Bé bị dị ứng sữa – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Bé bị dị ứng sữa thường có các dấu hiệu bất thường như tiêu chảy, nôn ói nhiều, nổi phát…

Dị ứng bao cao su – Nhận biết và xử lý sớm tình trạng khó nói

Dị ứng bao cao su không phải là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, một số đối tượng có thể…

Dị ứng thịt bò là hiện tượng cơ thể phản ứng với các protein lạ có trong thịt bò Dị ứng thịt bò – Biểu hiện nhận biết và cách xử lý tại chỗ

Dị ứng thịt bò là tình trạng xuất hiện các hiện tượng như ngứa, nổi mẩn đỏ, buồn nôn, khó…

Dị ứng nghệ và cách chữa nhanh chóng ngay tại nhà

Tình trạng dị ứng nghệ thường xảy ra khi sử dụng thảo dược này để chăm sóc da mặt. Tuy…

Bị dị ứng thời tiết nên tắm bằng những loại lá này

Lá lốt, lá khế, lá ngải cứu... thường được nhiều người dùng để tắm khi bị dị ứng thời tiết.…

Bình luận (2)

  1. Mai Anh
    Mai Anh says: Trả lời

    cho e hỏi hay bị ngứa dưới da ngứa các khớp tay ,chân là dấu hiệu gì ạ

  2. Mai Anh
    Mai Anh says: Trả lời

    cho e hỏi hay bị ngứa dưới da ngứa các khớp tay ,chân là dấu hiệu gì ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua