Nổi mẩn ngứa khi trời lạnh là tình trạng phổ biến và có thể tái phát hàng năm. Do đó, mề đay lạnh cần được điều trị và chăm sóc đúng cách để tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo một số biện pháp hạn chế việc nổi mẩn ngứa khi trời lạnh trong bài viết này.

Các loại mề đay mẩn ngứa khi trời lạnh
Độ ẩm và lượng dầu tự nhiên trong da có thể tạo ra một lớp bọc bảo vệ da khỏi các tác nhân ngoài môi trường. Vào mùa lạnh da mất quá nhiều độ ẩm và dầu tự nhiên, do đó gây nên tình trạng mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, vào mùa đông, việc sưởi ấm bằng máy sưởi hoặc tắm nước nóng cũng có thể làm mất lượng nước và dầu của da. Khi kết hợp với các yếu tố môi trường khác cũng như lối sống và điều kiện y tế sẽ hình thành các nốt mề đay lạnh.
Một số loại mẩn ngứa khi trời lạnh bao gồm:
- Mụn trứng cá đỏ: Đây là tình trạng một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ra những nốt sưng nhỏ, đỏ trên bề mặt da.
- Viêm da: Các bệnh viêm da này có thể hình thành các vùng da khô, ngứa. Đây là kết quả của việc lưu thông máu kém hoặc khi tiếp xúc với thời tiết thay đổi đột ngột.
- Bệnh vẩy nến: Thời tiết lạnh và khô là điều kiện thích hợp để bệnh vẩy nến tái phát. Ngoài ra các tác nhân gây bệnh khác có thể bao gồm căng thẳng, hút thuốc hoặc nhiễm trùng da.
- Mề đay mẩn ngứa: Đây là tình trạng da có thể gây sưng và ngứa sau khi tiếp xúc với không khí lạnh. Một số người có thể gặp tình trạng mề đay lạnh sau khi bơi hoặc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời và nó sẽ kết thúc trong khoảng 1 – 2 giờ.
Triệu chứng mề đay lạnh
Mẩn ngứa khi trời lạnh có thể lan rộng khắp cơ thể hoặc chỉ ảnh hưởng đến một số khu vực nhất định trên da. Khu vực này thường là tay hoặc cánh tay, bởi vì chúng thường tiếp xúc với không khí lạnh.

Các triệu chứng nổi mề đay lạnh có thể bao gồm:
- Đỏ trên một vùng da cụ thể
- Ngứa
- Xuất hiện nhiều mẩn đỏ hoặc kết vảy mỏng trên da
- Sưng da hoặc hình thành mụn nước
- Bong tróc da
- Da có thể bị viêm hoặc đau nhẹ
Cách chữa nổi mề đay khi trời lạnh
Hầu hết các phương pháp điều trị mề đay lạnh vào mùa đông đều tập trung vào việc giữ ẩm và làm dịu da khỏi các tác nhân kích ứng. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục mẩn ngứa khi trời lạnh như sau:
1. Dưỡng ẩm
Người bệnh nên sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm để giúp da giữ lại độ ẩm tự nhiên. Một số sản phẩm chứa axit lactic có thể cung cấp thêm hydrat hóa để bảo vệ cho da khỏi các tác nhân gây kích ứng từ môi trường.

Người bệnh nên chọn sản phẩm dưỡng ẩm không có mùi thơm hoặc được chiết xuất từ thành phần tự nhiên. Một số loại sản phẩm chứa dầu mỏ hoặc hóa chất tạo mùi có thể không phù hợp cho da và gây ngứa. Người bệnh có thể thoa kem dưỡng ẩm 1 – 2 lần hoặc vào bất cứ lúc nào cảm thấy cần thiết. Đặc biệt là sau khi rửa tay hoặc tắm.
2. Bổ sung lượng dầu tự nhiên
Một số sản phẩm dầu tự nhiên chứa các chất dinh dưỡng và khoáng chất có thể giúp làm dịu da và bảo vệ da khỏi bị kích ứng. Các loại dầu có thể cấp ẩm và bảo vệ da như:
- Dầu dừa hoặc hợp chất dầu dừa có thể cải thiện hàng rào bảo vệ da và thúc đẩy quá trình hồi phục của mề đay lạnh.
- Dầu cây rum: Chứa một lượng lớn Axit Linoleic có tác dụng chống viêm và làm dịu da khi bị kích ứng.
- Dầu bơ có chứa vitamin C, D, E: Đây là những loại vitamin có thể tác dụng dưỡng da, phục hồi da khô và hư tổn.
Ngoài ra, dầu ô liu có cấu trúc hóa học gần giống với lượng dầu tự nhiên trên da nhưng nó thúc đẩy làm mất nước và giảm khả năng bảo vệ da. Do đó, người bị nổi mẩn ngứa vào mùa đông không nên sử dụng dầu ô liu.
3. Tắm bằng bột yến mạch
Người bệnh có thể rắc một chén yến bột xay mịn cho vào bồn tắm để ngâm mình. Biện pháp này có thể làm dịu làn da và bảo vệ da khỏi các tác động khi trời lạnh.
Ngoài bột yến mạch nguyên chất, người bệnh có thể sử dụng xà phòng yến mạch hoặc các sản phẩm chứa yến mạch để tắm. Tuy nhiên, hãy xem kỹ thành phần của sản phẩm trước khi sử dụng để tránh kích ứng da.
4. Thoa kem Cortisone

Các loại kem Cotisone bôi tại chỗ không kê đơn hoặc kê đơn có thể làm giảm ngứa, đỏ và viêm da. Tuy nhiên, một số sản phẩm này không phù hợp với để sử dụng lâu dài và có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Không được tự ý thêm liều hoặc thay đổi loại thuốc khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ kê đơn.
5. Tránh dùng xà phòng có tính tẩy cao
Tiếp xúc với không khí lạnh và khô có thể làm cho da yếu đi và trở nên nhạy cảm. Do đó những người bị nổi mẩn ngứa khi trời lạnh có thể thay đổi sữa rửa mặt và sữa tắm phù hợp hơn để giữ ẩm cho da.
Chọn sản phẩm nhẹ nhàng, không tạo bọt, không chứa cồn, paraben, thuốc nhuộm hoặc các sản phẩm chứa hương thơm tổng hợp. Nên chọn các loại sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để tránh tối đa việc gây kích ứng da và nổi mẩn ngứa.
Hầu hết tình trạng mề đay lạnh thường được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân thì người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.
6. Điều trị nổi mề đay mẩn ngứa khi trời lạnh bằng Đông y cho hiệu quả không ngờ
Tùy thuộc vào thể trạng và thể bệnh của mỗi người sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Đối với bệnh nhân có nhu cầu điều trị an toàn, lành tính và hiệu quả lâu dài thì Đông y là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn.
Dựa theo ghi chép trong YHCT, hiện tượng nổi mề đay ban ngứa khi trời lạnh xuất phát từ hai yếu tố bên trong và bên ngoài. Theo đó, nguyên nhân cốt lõi nằm ở bên trong cơ thể, đó là biểu hiện của sự rối loạn chức năng, suy yếu tạng can thận. Cơ thể mất khả năng điều hòa và đào thải độc tố dẫn đến ứ trệ kéo theo sự suy giảm miễn dịch, các yếu tố ngoại tà như phong hàn, phong nhiệt dễ dàng xâm nhập. Chỉ khi điều trị đúng gốc rễ gây bệnh, biểu hiện ngoài da sẽ tự tiêu tán.

Trên nguyên lý đó, các chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và ứng dụng thành công vào bài thuốc Tiêu ban giải độc thang.
Tiêu ban Giải độc thang đặc trị mề đay mẩn ngứa khi trời lạnh tận gốc được VTV2 giới thiệu
Tiêu ban Giải độc thang được kết hợp từ tinh túy gần 100 bài thuốc cổ phương, hơn 30 loại thảo dược với tỉ lệ hoàn hảo, vừa đảm bảo được sự linh hoạt mà không làm mất đi tính cân bằng âm-dương. Bài thuốc chủ trị điều trị tận gốc căn nguyên bằng việc kết hợp song song hai bài thuốc:
Giải độc hoàn: Gồm các thảo dược như Bồ công anh, Kim ngân, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa… hoạt động như những sản phẩm kháng Histamin. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, hóa ứ, trừ phòng, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Bình can hoàn: Được bào chế từ các chủ dược Phòng phong, Xuyên khung, Cúc tần, Diệp hạ châu… cùng nhiều bị thuốc khác. Bài thuốc giúp bồi hoàn, phục hồi hoạt động can thận, khai thông khí huyết, đồng thời tái tạo kháng thể tự nhiên của cơ chế, chống tái phát bệnh trong nhiều năm sau điều trị.

Theo đánh giá lâm sàng qua hàng nghìn bệnh nhân, 95% người sử dụng cho kết quả tích cực chỉ trong vòng 1-3 tháng. Các triệu chứng ngứa đỏ, sần phù giảm rõ rệt và không có dấu hiệu tái phát kể cả khi ngưng sử dụng thuốc. Đặc biệt trong số đó có rất nhiều đối tượng là phụ nữ mang thai, sau sinh và trẻ em dưới 5 tuổi đạt được hiệu quả cũng như mức độ an toàn khi dùng thuốc.
Tiêu ban Giải độc thang chữa mề đay, dị ứng, mẩn ngứa được VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin trong phóng sự về công tác khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền. Phóng sự VTV2 đưa tin Tiêu ban Giải độc thang có khả năng điều trị dứt điểm mề đay, mẩn ngứa, dị ứng nhờ công thức thuốc đặc biệt và duy nhất hiện nay. Đồng thời, chất lượng nguồn dược liệu và phản hồi người bệnh cũng được phóng sự ghi lại chi tiết, khách quan.
Xem ngay phóng sự VTV2 đưa tin về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang:
Hàng ngàn người bệnh đã tin tưởng, sử dụng và thoát khỏi mề đay, mẩn ngứa nhờ bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. [Xem chi tiết phản hồi người bệnh TẠI ĐÂY]
Biện pháp phòng ngừa mề đay lạnh
Thay đổi thói quen chăm sóc da và phong cách sinh hoạt có thể ngăn ngừa tình trạng mề đay lạnh. Một số biện pháp phòng ngừa và chăm sóc da vào mùa đông mà người bệnh có thể tham khảo như sau:
- Sử dụng sản phẩm tẩy rửa không tạo bọt để vệ sinh cơ thể.
- Giữ ẩm nhiều lần trong ngày đặc biệt là sau khi tắm xong.
- Tắm nước ấm hoặc nước mát. Nước quá nóng có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của da. Bên cạnh đó, hãy tắm ít hơn, nếu cơ thể không ra nhiều mô hôi hoặc bị bẩn, người bệnh có thể tắm 3 – 4 lần mỗi tuần.
- Thoa kem chống nắng khi ra ngoài, đặc biệt là mặt và cổ vì da ở bộ phận này đặc biệt nhạy cảm.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để làm ẩm nhà hoặc phòng ngủ của bạn.
- Đeo găng tay khi ra ngoài mỗi khi trời lạnh. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đeo găng tay bảo hộ khi rửa chén hoặc cần ngâm tay trong nước một thời gian dài.
Việc thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà và thoa kem dưỡng ẩm có thể giúp da cân bằng độ ẩm và hạn chế nổi mẩn ngứa khi trời lạnh. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị. Đôi khi mề đay lạnh có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm khác.
Bài đọc thêm:
- Nổi mề đay, mẩn ngứa sau khi tắm là bị làm sao? Cách điều trị
- Nổi mề đay mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý
- Khỏi hẳn mề đay chỉ sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc quý của Trung tâm Thuốc dân tộc
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!