7 loại thảo dược đặc trị bệnh tiểu đường quanh nhà bạn

Sử dụng các loại dược liệu tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường là phương pháp đơn giản, hiệu quả và không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, được rất nhiều bệnh nhân ưu tiên lựa chọn. Dưới đây là 7 loại thảo dược có công dụng đặc trị bệnh tiểu đường rất quen thuộc bạn có thể tham khảo và sử dụng.

Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường an toàn và hiệu quả
Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường an toàn và hiệu quả

7 loại thảo dược đặc trị bệnh tiểu đường quen thuộc

Tiểu đường là bệnh lý xảy ra khá phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sức khỏe của người bệnh và có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Những trường hợp bệnh mạn tính phải sử dụng thuốc Tây điều trị trong thời gian dài sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, dễ kiếm để điều trị bệnh tiểu đường là phương pháp được nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn. 

1. Lá dứa – Thảo dược đặc trị bệnh tiểu đường

Lá dứa được biết đến là một loại gia vị quen thuộc và có tác dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tiểu đường. Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” GS.TS.Đỗ Tất Lợi có nhắc đến công dụng của lá dứa như sau: “Lá dứa là một loại thảo dược có tính mát, mùi thơm dễ chịu. Lá dứa dùng để chữa trị nhiều bệnh lí như đau nhức xương khớp, bệnh thận, chữa ho, viêm thanh quản,… Đặc biệt, lá dứa rất tốt trong việc ổn định đường huyết cho người bị bệnh tiểu đường tuýp 2

Viện Y học Cổ truyền Trung Ương cũng đã nghiên cứu và chỉ ra, trong lá dứa có chứa hất bromelin, các axit hữu cơ và các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do phá hủy thành mạch máu. Lá dứa có tác dụng hạ đường huyết khá tốt nếu sử dụng đúng cách. Như vậy, lá dứa là một loại dược liệu có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường rất an toàn và hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Lá dứa có công dụng rất tốt trong việc ổn định đường huyết cho người bị bệnh tiểu đường tuýp 2
Lá dứa có công dụng rất tốt trong việc ổn định đường huyết cho người bị bệnh tiểu đường tuýp 2

– Cách 1: Dùng lá dứa tươi

Nguyên liệu: 

  • 1 nắm lá dứa tươi
  • 3 lít nước sạch

Cách thực hiện:

  • Lá dứa đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
  • Cho lá dứa vào nồi cùng với nước và đun sôi
  • Hãm nhỏ lửa cho đến khi nước chuyển sang màu xanh như nước trà thì tắt bếp
  • Chia nước ra thành 3 lần để uống trong ngày, trước bữa ăn 30 phút

– Cách 2: Dùng lá dứa khô

Nguyên liệu:

  • Lá dứa khô
  • Nước sôi

Cách thực hiện:

  • Lá dứa đem rửa sạch, phơi khô trong bóng râm
  • Lấy 4 – 6 lá dứa thái nhỏ cho vào ấm giữ nhiệt
  • Đổ một ít nước sôi vào tráng qua rồi cho 1,5 lít nước sôi vào hãm trong 40 phút
  • Sử dụng nước lá dứa thay thế cho nước lọc hàng ngày

2. Đậu bắp – Thảo dược đặc trị bệnh tiểu đường

Đậu bắp là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình với hàm lượng dinh dưỡng cao và có khả năng điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Trong đậu bắp có hàm lượng chất xơ rất cao, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh táo bón, giảm lượng cholesterol trong máu ngăn ngừa một số bệnh lý về huyết áp, tim mạch, ung thư…

Ngoài ra, chất xơ trong đậu bắp còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ổn định đường huyết rất tốt, thường được sử dụng để chữa bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị tiểu đường bằng đậu bắp được nhiều người thực hiện và mang lại hiệu quả bạn có thể tham khảo:

Chất xơ trong đậu bắp còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ổn định đường huyết rất tốt
Chất xơ trong đậu bắp còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ổn định đường huyết rất tốt

– Cách 1:

Nguyên liệu:

  • 2 quả đậu bắp

Cách thực hiện:

  • Đậu bắp đem rửa sạch, cắt bỏ phần cuống và phần đầu
  • Bổ dọc quả đậu bắp và ngâm trong ly nước nguội
  • Đậy kín nắp ly và để qua đêm
  • Sử dụng nước đậu bắp để uống trước khi ăn sáng
  • Kiên trì thực hiện trong 2 tuần, lượng đường trong máu của người bị tiểu đường sẽ giảm xuống mức an toàn.

– Cách 2:

Nguyên liệu:

  • 500 gram đậu bắp tươi
  • 2 lít nước sạch

Cách thực hiện:

  • Đậu bắp đem rửa sạch với nước
  • Cho đậu bắp vào nồi với nước sắc cho đến khi còn 1 lít
  • Sử dụng nước sắc đậu bắp để uống trong ngày
  • Kiên trì thực hiện cách này hàng ngày giúp hạ đường huyết an toàn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm

3. Khổ qua – Thảo dược đặc trị bệnh tiểu đường

Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, được dùng để điều trị các căn bệnh ngoài da, các bệnh về gan, thận, chữa ung thư, bệnh tiểu đường tuýp 2,… Toàn bộ các bộ phận của cây khổ qua như rễ, thân lá, hoa, quả đều có thể sử dụng để làm thuốc. Theo các nghiên cứu khoa học, khổ qua các tác dụng kháng khuẩn và virus cực tốt, nên có khả năng chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ cho các bệnh nhân đang xạ trị,…

Đối với bệnh nhân tiểu đường, khổ qua được xem như chất insulin tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, gia tăng lượng insulin cần thiết cho quá trình hoạt động trong cơ thể. Như vậy, dùng khổ qua để điều trị bệnh tiểu đường là phương pháp an toàn, người bệnh có thể sử dụng hàng ngày mà không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dùng nước khổ qua để điều trị bệnh tiểu đường là phương pháp an toàn, có thể dùng hàng ngày
Dùng nước khổ qua để điều trị bệnh tiểu đường là phương pháp an toàn, có thể dùng hàng ngày

– Cách 1: Uống nước ép khổ qua

Nguyên liệu:

  • 200 gram khổ qua tươi

Cách thực hiện:

  • Khổ qua đem rửa sạch, để rao nước, bỏ hạt và cắt nhỏ
  • Cho khổ qua vào máy xay sinh tố xay nhỏ và vắt lấy nước và đun sôi trong 15 phút
  • Lấy phần bã vừa vắt cho thêm 500ml nước vào đun sôi trong 15 phút rồi vắt lấy nước
  • Tiếp tục giữ phần bã mướp đắng, cho 300ml nước vào đun sôi tương tự công đoạn trên rồi vắt lấy nước cốt
  • Lấy cả 3 lần nước cốt này đổ chung vào ấm, đun thêm lần cuối cùng trong vòng 15 phút.
  • Sau đó tắt bếp, để nguội chia ra uống nhiều lần.
  • Sử dụng nước ép khổ qua vào mỗi buổi sáng vào lúc dạ dày trống rỗng để đem lại hiệu quả tốt nhất
  • Kiên trì thực hiện giúp điều trị bệnh tiểu đường và cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể

– Cách 2: Chế biến khổ qua thành món ăn

Nguyên liệu:

  • 100 gram khổ qua
  • 200 gram đậu ván trắng
  • 150 gram nấm hương

Cách thực hiện:

  • Khổ qua rửa sạch, loại bỏ hạt, cắt thành miếng vừa ăn
  • Nấm và đậu ván rửa sạch với nước để ráo
  • Cho đậu ván vào nồi nấu cho chín mềm
  • Cho khổ qua và nấm vào nấu đến khi chín đều
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp
  • Dùng như món canh trong bữa ăn hàng ngày
  • Kiên trì thực hiện giúp cải thiện lượng đường trong máu rất hiệu quả

4. Rau má –  Thảo dược đặc trị bệnh tiểu đường

Theo Đông y, rau má có vị đắng tính hàn, vào được 3 kinh can, tỳ và thận, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc. Rau má thường được sử dụng điều trị các chứng bệnh như kiết lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, tiện huyết, đau mắt đỏ, nhọt độc, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa…

Đặc biệt, rau má còn được xem là loại dược liệu có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Sử dụng nước ép rau má tươi có tác dụng ổn định đường huyết hiệu quả và hỗ trợ ngăn chặn biến chứng mạn tính cho bệnh nhân tiểu đường lâu năm. Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường bằng rau má rất đơn giản bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Nước ép rau má tươi có tác dụng ổn định đường huyết, ngăn chặn biến chứng tiểu đường lâu năm
Nước ép rau má tươi có tác dụng ổn định đường huyết, ngăn chặn biến chứng tiểu đường lâu năm

Nguyên liệu:

  • Rau má tươi

Cách thực hiện:

  • Rau má đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
  • Cho rau má vào máy xay sinh tố xay nát, lọc lấy phần nước cốt và bỏ xác
  • Sử dụng nước cốt rau má để uống, không thêm đường
  • Sử dụng 2 – 3 ly mỗi ngày trước khi ăn 30 phút giúp mang lại hiệu quả tốt nhất

5. Lá ổi – Thảo dược đặc trị bệnh tiểu đường

Theo Đông y, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận khác của ổi được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả, viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiểu đường…

Y học hiện đại đã chỉ ra, trong lá và quả ổi có chứa chất chống oxy hóa, vitamin, chất xơ, canxi, đồng, folate, sắt, mangan, kali và phốt pho,…có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt. Trong một nghiên cứu tại Nhật Bản đã cho thấy hoạt tính ức chế men protein tyrosine hosphatase 1B của dịch chiết lá ổi có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Dưới đây là một số bài thuốc điều trị tiểu đường bằng lá ổi được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả tốt bạn có thể tham khảo:

Sử dụng lá ổi điều trị tiểu đường là phương pháp được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả tốt
Sử dụng lá ổi điều trị tiểu đường là phương pháp được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả tốt

– Cách 1: Bài thuốc từ lá ổi non

Nguyên liệu:

  • 50 gram lá ổi non tươi

Cách thực hiện:

  • Lá ổi non đem rửa sạch, cho vào máy xay nhỏ
  • Cho lá ổi đã xay vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ
  • Sử dụng nước lá ổi non để uống thay nước trà 
  • Kiên trì thực hiện giúp ổn định lượng đường huyết và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt

– Cách 2: Bài thuốc từ lá ổi non, sa kê, đậu bắp tươi

Nguyên liệu:

  • 50 gram lá ổi non
  • 100 gram lá sa kê
  • 100 gram đậu bắp tươi

Cách thực hiện:

  • Tất cả nguyên liệu trên đem rửa sạch với nước
  • Cho tất cả vào nồi đun với lượng nước vừa phải
  • Sử dụng nước nấu để uống trong ngày thay nước lọc
  • Kiên trì thực hiện phương pháp này giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả

6. Lá xoài –  Thảo dược đặc trị bệnh tiểu đường

Theo Đông y, lá xoài có tính ngọt, chua, có tác dụng hạ nhiệt, điều trị các chứng sưng viêm, sa phủ tạng… thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường. Các công trình nghiên cứu từ Ấn Độ và Trung Quốc đã cho thấy, lá xoài có tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin giúp điều hòa, ngăn ngừa tăng đường huyết sau ăn và điều chỉnh nồng độ cholesterol phù hợp trong máu.

Ngoài ra, hợp chất 3beta–taraxenol có trong lá xoài còn có tác dụng giảm viêm, giảm kháng insulin khiến cho glucose từ máu vào trong tế bào dễ dàng hơn, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch và bệnh võng mạc do tiểu đường. Bạn có thể sử dụng lá xoài để điều trị bệnh tiểu đường theo hướng dẫn dưới đây:

Lá xoài có tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin giúp điều hòa, ngăn ngừa tăng đường huyết
Lá xoài có tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin giúp điều hòa, ngăn ngừa tăng đường huyết

– Cách 1: Dùng lá xoài non tươi

Nguyên liệu:

  • 12 lá xoài non
  • 2 ly nước lọc

Cách thực hiện:

  • Lá xoài đem rửa sạch, để ráo nước
  • Lấy nước lọc đã chuẩn bị nấu cho sôi
  • Cắt lá xoài thành sợi, cho vào cốc và đổ nước sôi vào, đậy kín nắp để qua đêm
  • Sử dụng nước lá xoài để uống vào mỗi buổi sáng trước khi ăn 
  • Kiên trì thực hiện thường xuyên giúp mang lại hiệu quả điều trị 

– Cách 2: Dùng lá xoài non phơi khô

Nguyên liệu:

  • Lá xoài non

Cách thực hiện:

  • Lá xoài non đem rửa sạch, để ráo nước
  • Phơi khô lá xoài non trong bóng râm, ở nơi sạch sẽ
  • Đem tất cả lá xoài khô nghiền thành bột
  • Sử dụng 1/2 muỗng cà phê bột lá xoài pha với một ly nước đầy để uống
  • Thực hiện vào mỗi buổi sáng và chiều giúp mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất

7. Cỏ chân vịt – Thảo dược đặc trị bệnh tiểu đường

Cỏ chân vịt hay còn gọi là cỏ thia lịa, cỏ chửa, thủy hảo có hình giống như chân vịt. Theo Đông y, cỏ chân vịt có vị hơi đắng, không mùi, tính lạnh, không độc thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh viêm gan, vàng da, vàng mắt, tắc mật, hủy hoại tế bào gan, bệnh da, chảy máu.

Ngoài ra, loại cỏ này còn có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường rất tốt, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu duy trì ở mức ổn định đặc biệt là khi kết hợp chung với một số nguyên liệu khác như tam thất, hạt sen,… Sử dụng cỏ chân vịt kết hợp với cau tươi để điều trị bệnh tiểu đường là phương pháp được áp dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả được nhiều người áp dụng, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Sử dụng cỏ chân vịt kết hợp cau tươi điều trị tiểu đường được áp dụng khá phổ biến và hiệu quả

Nguyên liệu:

  • 200 gram cỏ chân vịt
  • Quả cau tươi

Cách thực hiện:

  • Cỏ chân vịt đem cắt bỏ phần rễ và rửa sạch, cho vào ấm
  • Cau tươi đem rửa sạch, cắt thành 4 phần cho vào ấm cùng với cỏ chân vịt
  • Cho thêm vào ấm 7 bát nước sắc đến khi còn 4 bát
  • Sử dụng nước sắc cỏ chân vịt để uống trong ngày
  • Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng, bệnh tiểu đường ở mức độ nhẹ sẽ được cải thiện đáng kể

Một số lưu ý trong quá trình điều trị tiểu đường bằng thảo dược 

Khi thực hiện điều trị bệnh tiểu đường bằng các loại thảo dược, để có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết để đánh giá mức độ hiệu quả, từ đó có biện pháp điều chỉnh sao cho hợp lý.
  • Các bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường từ các loại thảo dược thường có tác dụng chậm, vì vậy người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới bắt đầu có hiệu quả.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây, hạn chế các loại thực phẩm ngọt, giàu tinh bột, đồ uống có cồn,…
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, thường xuyên vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể khỏe khoắn, tinh thần thoải mái, tăng cường sức đề kháng, khả năng chống lại các bệnh tật.
  • Thường xuyên đến cơ sở y tế để thăm khám để theo dõi tình trạng bệnh, có các biện pháp điều trị kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
thường xuyên tiến hành kiểm tra đường huyết định kỳ để có thể kiểm soát bệnh ở mức tốt nhất
thường xuyên tiến hành kiểm tra đường huyết định kỳ để có thể kiểm soát bệnh ở mức tốt nhất

Trên đây là một số loại thảo dược có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường rất an toàn, được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, thường xuyên tiến hành kiểm tra đường huyết định kỳ để có thể kiểm soát bệnh ở mức tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:12 - 09/05/2022 - Cập nhật lúc: 11:12 - 10/05/2022
Chia sẻ:
xét nghiệm đường huyết Xét nghiệm tiểu đường khi nào cần thực hiện, cần lưu ý gì?
Hiện nay, số người mắc bệnh tiểu đường đang không ngừng gia tăng. Ước tính đến năm 2025 sẽ có khoảng 6% dân số thế giới mắc bệnh này. Việc…
Phác đồ điều trị đái tháo đường của Bộ Y tế

Phác đồ điều trị đái tháo đường là phương pháp để điều trị bệnh tiểu đường theo tiêu chuẩn chung…

Đường huyết là gì? Vai trò và chức năng của đường huyết

Đường huyết là một trong những thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Bình thường, nồng độ đường trong cơ…

tiểu đường tuýp 2 là gì Bệnh tiểu đường tuýp 2 – Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Thống kê cho thấy rằng, trong 100 người mắc bệnh tiểu đường thì đã có tới khoảng 90 người bị…

Thuốc nam trị bệnh tiểu đường – 7 cây này có kết quả tốt nhất

Tiểu đường là căn bệnh có tính chất dai dẳng và không thể điều trị khỏi, hầu như người bệnh…

thuốc tiểu đường thế hệ mới Các thuốc tiểu đường thế hệ mới [Cập nhật 2023]

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm thường được ví như "kẻ giết người thầm lặng", bởi tiềm ẩn rất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua